Chuyên Gia Chia Sẻ Nhiễm Nấm Candida Có Gây Vô Sinh Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nhiễm nấm candida có gây vô sinh không là câu hỏi rất nhiều người bệnh quan tâm, đặc biệt tìm hiểu trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe. Nấm candida là một trong các chủng nấm gây bệnh phụ khoa khá phức tạp, tạo ra nhiều tổn thương viêm nhiễm ở vùng kín. Theo đó, khả năng sinh sản của nữ giới có bị ảnh hưởng không sẽ còn tùy mỗi ca bệnh.
Chuyên gia giải đáp nhiễm nấm candida có gây vô sinh không?
Nấm candida vốn dĩ vẫn có trong cơ thể của mỗi người và không gây hại. Nhưng khi gặp phải các yếu tố tác động, nấm sẽ sinh sôi mạnh, gây mất cân bằng môi trường vi sinh trong âm đạo, từ đó gây ra viêm nhiễm phụ khoa không ít người gặp phải hiện nay.
Theo đó, câu hỏi được đặt ra là nhiễm nấm candida có gây vô sinh không. Đối với vấn đề này, các chuyên gia cho biết, để xác định được mức độ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản còn cần đánh giá về tình trạng viêm, mức độ viêm nặng hay nhẹ, độ lây lan trong âm đạo.
Nếu nữ giới mắc bệnh ở thể nhẹ vẫn có thể sinh con như bình thường. Trong khi những người ở mức độ nặng sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Khi này, bệnh nhân thường sẽ bị mất cân bằng môi trường trong âm đạo, làm tinh trùng dễ bị chết khi đi vào và khó có thể gặp được trứng. Khi đó, khả năng có con của các cặp đôi sẽ giảm đi đáng kể.
Chưa kể, nấm candida còn có khả năng tấn công lây lan rất mạnh và nhanh chóng. Khi này, các chị em có thể bị viêm tử cung, viêm cổ tử cung và vòi trứng, càng gây ra nhiều cản trở cho quá trình thụ thai.
Do đó, các bác sĩ cũng luôn khuyến cáo rằng, khi thấy các dấu hiệu khác lạ, nghi ngờ bị nhiễm nấm candida cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám.
Cách chữa nấm candida cho hiệu quả nhanh nhất
Nhiễm nấm candida có gây vô sinh không đã được giải đáp chi tiết ở trên, có thể thấy rằng việc điều trị từ sớm rất quan trọng đối với người bệnh. Hiện nay, có không ít phương pháp được áp dụng để loại bỏ nấm từ mức độ nhẹ tới nặng. Cụ thể một số cách thường dùng là:
1. Thuốc Tây chữa viêm nhiễm âm đạo do nấm candida
Tây y điều trị nhiễm nấm candida với nhiều loại khác nhau, cho tác dụng chấm dứt viêm nhiễm, tiêu diệt nấm candida cũng như nhanh chóng phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Theo đó, các loại thuốc được kê đơn nhiều nhất cho người bị bệnh lý này gồm:
- Thuốc chống nấm: Có thể dùng thuốc bôi trị nấm candida tại chỗ hoặc chống nấm toàn thân. Thuốc thường cho tác dụng nhanh, tác động mạnh mẽ tới cơ thể để có thể ngăn chặn bệnh lan rộng hơn. Hiện nay, có rất nhiều thuốc chống nấm được kê đơn với liều lượng tùy vào từng bệnh nhân. Nhưng người bệnh cũng cần biết thêm, một số thuốc khi dùng có thể xảy ra tác dụng phụ là chóng mặt, táo bón, buồn nôn hoặc đau đầu.
- Thuốc đặt âm đạo trị nấm candida, thuốc uống: Thông thường sẽ sử dụng kháng sinh dạng uống cùng một số loại thuốc đặc trực tiếp vào âm đạo. Thuốc sẽ có cơ chế tác động mạnh mẽ tới nấm candida, diệt sạch khuẩn và giúp vùng âm đạo phục hồi tốt.
Các chị em lưu ý thêm, thuốc Tây không thể tùy ý mua về sử dụng khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ các bác sĩ. Bởi thuốc phải đảm bảo phù hợp với mức độ viêm nhiễm cũng như tình trạng sức khỏe của từng người. Ngoài ra, còn cần chú ý tới cả thời gian cũng như liều dùng để đảm bảo có sự phù hợp nhất với cơ thể. Do đó, bệnh nhân phải tới các bệnh viện hoặc phòng khám lớn để được kiểm tra và kê đơn cụ thể.
2. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh
Theo quan niệm Đông y, bệnh nấm Candida khởi phát do nóng trong kết hợp với sự tổn thương gan, thận, khí huyết, thận. Để khắc phục chứng bệnh này, Đông y tập trung vào điều hòa khí huyết, dưỡng can thận, bổ sung tỳ vị.
Không chỉ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, việc áp dụng bài thuốc phù hợp có thể tác động đến căn nguyên, tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong điều trị nấm Candida, bao gồm:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị mẫu lệ, đan sâm mỗi vị 15g, quế chi, bạch linh, xích thược mỗi vị 12g, ngưu tất, đan bì, đào nhân mỗi vị 9g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng phục linh, đương quy, trinh nữ, ích mẫu, tam thất, cam thảo, bạch thược, sài hồ, bồ công anh mỗi vị 9g. Các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm hoàn toàn.
Thực tế, các bài thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm nên cần kiêng trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cần đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, chẩn đoán và hướng dẫn bài thuốc phù hợp.
3. Áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng do nấm Candida gây ra. Ưu điểm của biện pháp này là có độ an toàn cao, lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và dễ thực hiện.
Dưới đây là một số thảo dược tự nhiên tự nhiên thường được tận dụng trong điều trị bệnh lý:
- Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều vitamin, enzyme,… giúp tăng cường miễn dịch, sát khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, việc áp dụng mẹo chữa từ nha đam đúng cách còn làm giảm khô ráp âm đạo khi bị nhiễm nấm. Để thực hiện cách chữa này, cần chuẩn bị nha đam, mật ong, muối. Nha đam sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cho vào máy xay cùng với mật ong và muối. Chia hỗn hợp này thành 3 lần và uống hết trong ngày.
- Lá trầu không: Lá trầu không là một trong những thảo dược thường được dùng trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa nhờ vào đặc tính sát khuẩn, chống viêm. Để làm giảm các triệu chứng do nấm âm đạo gây ra, cần chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không, ngâm rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để xông và ngâm rửa vùng kín. Áp dụng mẹo chữa này từ 3 – 4 tuần/ tuần đến khi khỏi bệnh.
- Tận dụng tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất có tác dụng ức chế nấm Candida phát triển quá mức. Do đó, việc tận dụng tỏi chữa nấm Candida âm đạo được nhiều chị em áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn có thể chế biến và dùng một số món ăn từ tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực tế nhận thấy, chữa viêm nhiễm phụ khoa nói chung và nấm âm đạo nói riêng bằng các mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng, cần can thiệp điều trị y tế để đạt được kết quả tốt nhất.
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida tại nhà bằng cách nào?
Có thể nhận thấy, nhiễm nấm Candida âm đạo có thể gây vô sinh nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó sau điều trị, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:
- Tránh dùng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng, dị ứng như dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa hương liệu, độ pH cao, tampon, nước hoa vùng kín, phấn thơm,…
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Theo đó, chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Tránh lạm dụng nước rửa phụ khoa, đặc biệt là các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Người bệnh có thể tham khảo các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm Candida.
- Trong thời gian hành kinh, nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 lần/ ngày để ngăn ngừa vi nấm phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.
- Ưu tiên các loại quần lót thoáng mát, thấm hút tốt và vừa ăn, tránh mặc quần lót bó sát. Giặt quần áo thường xuyên và phơi ở nơi có ánh nắng để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin vào chế độ dinh dưỡng như sữa chua, trái cây tươi, rau xanh,… Bên cạnh đó, hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường, chất lên men, chất kích thích,…
Nhiễm nấm candida có gây vô sinh không đã được giải đáp rõ ràng ở trên. Chị em nên lưu ý điều trị bệnh ngay từ sớm theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Không nên chủ quan lơ là sẽ dễ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hại cho sức khỏe, khiến quá trình chữa về sau gặp nhiều cản trở.
Xem Thêm:
- Nấm Candida Mãn Tính: Nguyên Nhân, Cách chữa trị – Ngăn ngừa
- Nấm Candida Có Lây Không? Điều Trị Và Phòng Ngừa Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!