Cách Chữa Nấm Âm Đạo

Bài viết "Mẹo chữa nấm âm đạo tại nhà" cung cấp những phương pháp tự nhiên và các mẹo chữa nấm âm đạo có thể thực hiện tại nhà. Đối với trường hợp nhẹ, những phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng không đảm bảo chữa dứt điểm.

Ngâm rửa vùng kín:

  • Sử dụng lá húng quế, giấm táo, hoặc lá trà để ngâm rửa vùng kín hàng ngày.
  • Lợi ích của các thành phần tự nhiên như húng quế, giấm táo, và lá trà trong việc ức chế hoạt động của nấm và giảm triệu chứng.

Chế độ ăn uống:

  • Bao gồm dầu dừa, sữa chua, và rau cải để hỗ trợ kiểm soát nấm candida và cân bằng hệ vi khuẩn.
  • Tránh thực phẩm gây hại và duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày và sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH thích hợp.
  • Chọn quần lót thấm hút và chất vải mềm để tránh ẩm ướt và phát triển nấm.

Các phương pháp truyền thống:

  • Sử dụng cây thuốc Nam như lá trầu không, cây trinh nữ, cây ích mẫu để giảm triệu chứng và hỗ trợ lành tổn thương.

Thuốc Đông y:

  • Một số bài thuốc Đông y được mô tả, sử dụng các thành phần như sơn quy tử, hoàng tính, đương quy, ích mẫu, và cam thảo.

Chú ý khi dùng thuốc Tây y:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
  • Dùng đúng liều lượng và thông báo cho bác sĩ nếu không có tác dụng.

Chăm sóc cơ thể hàng ngày:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng kín, lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, và thay đồ sạch sẽ sau hoạt động thể chất.

Tóm lại, việc chữa trị nấm âm đạo cần sự kiên trì và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả.

Nấm âm đạo thuộc một trong những bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ, phần lớn do nấm candida gây ra. Bệnh nếu không chữa dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, sinh lý và dễ kéo theo nhiều viêm nhiễm nghiêm trọng tại vùng kín. Vậy nên việc tìm hiểu và áp dụng các cách chữa nấm âm đạo ngay từ sớm là rất cần thiết.

Tổng Quan Bệnh Nấm Âm Đạo

Đây là tình trạng âm đạo bị nhiễm nấm gây ra viêm nhiễm, kích ứng, từ đó tiết dịch và ngứa ngáy dữ dội. Thông thường, sự tồn tại của các loại vi khuẩn trong cơ quan sinh dục chủ yếu là các loại có lợi, giúp cân bằng môi trường pH. Tuy nhiên, khi gặp một số điều kiện thuận lợi như rối loạn nội tiết tố hay nữ giới bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa  sẽ rất dễ bị các nấm men có hại tấn công, dẫn đến viêm nhiễm và gây nấm âm đạo.

Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến
Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến

Các chuyên gia cho biết loại nấm phổ biến gây nấm âm đạo là Candida Albican. Đây là loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 2 - 5µm. Loại nấm này có khả năng gây bệnh ở rất nhiều nơi trong cơ thể, trong đó phổ biến nhất là khu vực âm đạo.

Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nấm âm đạo thường xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ đã có gia đình hoặc thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Một thống kê cho thấy có đến 75% trường hợp phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Nhìn chung bệnh lý này không khó điều trị, tuy nhiên dễ tái phát nhiều lần nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra nấm âm đạo là do sự phát triển của nấm men Candida Albican. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác nhân khác tạo điều kiệ cho loại nấm gây hại này hình thành, phát triển và tấn công gây viêm nhiễm. Có thể kể đến một số yếu tố sau đây:

1. Do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm đột ngột, trong khi estrogen chính là lớp bảo vệ vững chắc giúp cơ thể của phụ nữ tránh được sự tấn công gây hại của các loại nấm men. Thông thường, tình nguyên nhân này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang thai, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hoặc sau khi sinh con.

Bên cạnh đó, việc rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số pH trong âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó khiến cho âm đạo dễ bị tấn công bởi các loại nấm men gây hại và hình thành bệnh.

2. Do quan hệ tình dục không an toàn

Việc thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn chlamydia, từ đó gây bệnh nhiễm nấm âm đạo chlamydia.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo

3. Do thói quen sinh hoạt kém khoa học

Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh. Có thể kể đến một số thói quen xấu như thường xuyên sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh âm đạo có chứa chất tẩy rửa mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc quần lót bó sát,

4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, còn một số tác nhân khác cũng phổ biến không kém trong việc gây bệnh nấm âm đạo như:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh lâu ngày khiến mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, khiến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa dẫn đến sự phát triển mạnh của các loại nấm âm đạo.
  • Do thói quen vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu, đặc biệt trong những ngày hành kinh... cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nấm âm đạo.
  • Sử dụng nguồn nước bẩn, khăn giấy, bao cao su kém chất lượng, suy nhược cơ thể do suy giảm sức đề kháng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, có thói quen nhịn tiểu, thức khuya ngủ không đủ giấc, dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục, cạo lông mu, hay ngâm mình trong bồn tắm...  đều là các tác nhân phổ biến gây ra bệnh.

Khi bị nhiễm nấm âm đạo, chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu tại cơ quan sinh dục sau:

Ngứa rát âm đạo, âm hộ

Hầu hết mọi trường hợp bị nấm âm đạo đều gây ra triệu chứng ngứa rát này. Nguyên nhân là do nấm men Candida tấn công vào trong cơ quan sinh dục, sinh ra viêm nhiễm, từ đó kéo theo tình trạng ngứa ngáy, đau rát râm ran hoặc đau dữ dội khi tiểu tiện.

Thậm chí, mức độ ngứa rát còn ngày càng tăng lên vì xuất phát từ sâu bên trong âm đạo nếu kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng đỏ vùng kín. Ngứa ngáy khiến người bệnh luôn muốn dùng tay để gãi mạnh hoặc cọ xát vào đạo, tuy nhiên điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm nhiễm do nấm men càng nghiêm trọng hơn.

Ngứa rát âm đạo, tiểu buốt, quan hệ gây chảy máu... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm âm đạo
Ngứa rát âm đạo, tiểu buốt, quan hệ gây chảy máu... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm âm đạo

Tiết dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư thông thường sẽ có màu trắng trong, không mùi và tiết ra đều đặn mỗi ngày với lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi bị nấm âm đạo cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tiết dịch nhiều hơn để phản ứng lại với nấm men gây hại. Lúc này, dịch âm đạo sẽ có sự thay đổi về màu sắc, chẳng hạn như dịch có màu trắng đục, lợn cợn như váng sữa, vón thành từng mảng như bã đậu.

Dịch tiết ra quá nhiều kèm theo mùi hôi tanh do nhiễm khuẩn khiến bộ phận sinh dục luôn trong tình trạng ẩm ướt, tỏa ra mùi hôi khó chịu. Từ đó càng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh nấm âm đạo.

Đau rát khi quan hệ

Triệu chứng đau rát âm đạo càng thể hiện rõ ràng hơn ở mỗi lần chị em quan hệ tình dục. Thậm chí một số trường hợp còn gây chảy máu âm đạo do sự cọ xát mạnh của dương vật vào vị trí âm đạo bị tổn thương do nhiễm nấm.

Âm đạo sưng tấy

Một số trường hợp bị nhiễm nấm phụ khoa nặng thường đi kèm với triệu chứng sưng tấy âm đạo. Nếu không được can thiệp cải thiện kịp thời có thể làm sưng luôn cả phần môi âm hộ bên ngoài, lan ra hai bẹn, đùi... khiến người bệnh khó chịu, đau nhức khó hoạt động.

Tiểu tiện khó khăn

Tình trạng phát triển quá mức của các loại nấm gây hại tại âm đạo chắc chắn sẽ khiến cho chị em phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Ban đầu có thể chỉ viêm tại âm đạo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu...

Mẹo chữa nấm âm đạo tại nhà

Thực tế, với những bệnh nhân bị nhiễm nấm ở thể nhẹ, không có nhiều tổn thương, hoàn toàn có thể cải thiện bệnh khá tốt thông qua các mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên, các cách này cũng không đảm bảo 100% chữa dứt điểm và nếu không chăm sóc tốt, bệnh vẫn sẽ tái phát. Dù vậy, chị em vẫn có thể tham khảo áp dụng để hỗ trợ cùng với các phác đồ điều trị chuyên sâu khác để rút ngắn thời gian hồi phục cho cơ thể.

Ngâm rửa vùng kín

Có khá nhiều công thức ngâm rửa vùng kín để loại bỏ nấm candida, giảm các triệu chứng ngứa ngáy và làm sạch khí hư. Theo đó, các chị em thường truyền nhau sử dụng những mẹo sau đây:
Húng quế: 
Lá húng quế được biết đến với tính chất kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Vì vậy có sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp nữ giới chữa trị nấm âm đạo ngay tại nhà. Húng quế chứa các hợp chất như cinnamaldehyde, eugenol, và cinnamyl alcohol, qua đó nhanh chóng ức chế hoạt động của candida, giúp vùng kín làm lành các tổn thương nhanh chóng.
Cách sử dụng: Dùng 1 nắm lá húng quế đã rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút. Giã nát lá rồi thêm và 1 ca nước sạch để nấu sôi. Phần nước thu được sẽ hòa thêm nước mát và dùng để rửa vùng kín hàng ngày.
Giấm táo:
Giấm táo có thể tạo môi trường axit, làm giảm sự phát triển của nấm và giúp cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Đồng thời đưa mức độ pH tại vùng kín về chỉ số cân bằng khá nhanh chóng.
Cách sử dụng: Bệnh nhân hòa 1 - 2 thìa giấm táo vào chậu nước, sau đó lấy nước trực tiếp rửa vùng kín rồi vệ sinh lại một lần nữa bằng nước sạch.
Lá trà:
Trong lá trà có chứa rất nhiều thành phần được đánh giá cao bởi khả năng giảm viêm nhiễm, giảm nấm vùng kín. Cụ thể là catechins, polyphenols, caffeine, theanine, flavonoids, axit amino, tannins. Nhờ đó, sự phát triển của tác nhân gây nấm và vi khuẩn sẽ bị cản trở, giảm các dấu hiệu ngứa và sưng đau ở âm đạo. Các tế bào niêm mạc được bảo vệ khỏi tổn thương cũng như hồi phục nhanh chóng hơn.
Cách sử dụng: Lấy một nắm lá trà, ngâm nước muối rồi rửa sạch và cho vào nấu với lượng nước vừa đủ. Phần nước trà đem ngâm rửa vùng kín trong khoảng 5 - 10 phút mỗi ngày.

cach chua nam am dao
Dùng lá húng quế là cách chữa nấm âm đạo quen thuộc trong dân gian

Ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học có thể hỗ trợ tiêu diệt nấm candida, giảm các triệu chứng khó chịu thường gặp ở vùng kín. Đồng thời, nếu bệnh nhân thường xuyên lạm dụng các thực phẩm gây hại sẽ thấy âm đạo luôn ngứa ngáy, ẩm ướt, khí hư có mùi hôi tanh và viêm nhiễm dai dẳng không dứt. Vì vậy, hãy tham khảo thông tin về dinh dưỡng ngay dưới đây.
Nên ăn:

  • Dầu dừa: Thành phần chính của dầu dừa gồm có axit lauric, caprylic, antioxidants giúp tăng cường khả năng chống khuẩn, chống nấm, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây viêm nhiễm ở âm đạo. Cùng với đó là hiệu quả giúp làm dịu những vùng da bị kích thích và đau rát, duy trì độ ẩm tự nhiên cho niêm mạc, kích thích tăng cường quá trình tái tạo tế bào.
  • Sữa chua: Cung cấp nhiều probiotic, các khoáng chất, vitamin giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo, ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm, tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sữa chua cũng giảm viêm và ngứa âm đạo, tăng độ ẩm và duy trì sự cân bằng pH tại vùng kín.
  • Các loại rau cải: Có khá nhiều dưỡng chất trong rau cải, ví dụ như vitamin A, C, chất chống oxy hóa, magie, sắt, canxi, axit folic,.... Qua đó giúp hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể. Loại bỏ các dấu hiệu viêm.

cach chua nam am dao
Nữ giới nên ăn sữa chua thường xuyên

Lưu ý khi thực hiện chữa nấm âm đạo tại nhà

Khi thực hiện các mẹo chữa tại nhà, bệnh nhân chú ý thêm các cách chăm sóc cơ thể như sau:

  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để đảm bảo không để nấm khuẩn có cơ hội xâm nhập thêm.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH thích hợp, không chứa hương liệu hay các chất tẩy rửa mạnh.
  • Mặc quần lót thấm hút tốt, chất vải mềm mại để tránh làm vùng kín ẩm ướt khiến nấm phát triển mạnh hơn.
  • Sau khi thực hiện các hoạt động thể thao, lao động mệt nhọc khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hãy vệ sinh vùng kín và thay đồ mới sạch sẽ.

Cách chữa nấm âm đạo trong Tây y

Khi áp dụng cách chữa nấm âm đạo bằng các phương thuốc Tây y, bệnh nhân thường được chỉ định thuốc uống, thuốc bôi và cả thuốc đặt. Chi tiết thông tin một số thuốc như sau:

Thuốc đặt

Thuốc đặt chữa nấm âm đạo thường chứa các hoạt chất chống nấm như clotrimazole, miconazole, butoconazole. Hoạt động với cơ chế xâm nhập vào tế bào nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Khi sử dụng thuốc đặt, bệnh nhân sẽ chèn viên thuốc trực tiếp vào âm đạo. Quá trình hấp thụ và hoạt động của thuốc thường diễn ra nhanh chóng, giúp giảm ngứa ngáy, khí hư, mùi hôi đáng kể.

Cách chữa nấm âm đạo bằng thuốc bôi

Các loại thuốc bôi ngoài da cũng được chỉ định rất nhiều cho bệnh nhân. Đa phần thuốc cho tác dụng giảm ngứa ngáy, ửng đỏ vùng kín, hạn chế cảm giác khó chịu do nấm candida gây ra. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực khỏe mạnh khác. Tùy vào từng mức độ bệnh của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Nhóm thuốc uống

Sử dụng thuốc uống để chữa trị nấm âm đạo là một phương pháp phổ biến và hiệu quả, giúp phụ nữ nhanh chóng kiểm soát bệnh lý thật tốt. Thuốc thường chứa các hoạt chất chống nấm như fluconazole, itraconazole hoặc ketoconazole, nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida trong cơ thể.

cach chua nam am dao
Cần dùng đúng thuốc theo hướng dẫn từ các bác sĩ

Lưu ý khi dùng thuốc Tây y chữa nấm âm đạo

Các loại thuốc Tây y khi sử dụng để chữa nấm âm đạo đều cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Các loại thuốc Tây chữa nấm âm đạo không thể dùng cho nữ giới đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu. Ở các thời điểm về sau, mẹ bầu khi có nhu cầu dùng bất cứ thuốc bôi hay đặt nào đều cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mọi loại thuốc đều cần dùng đúng liều lượng, liệu trình để đảm bảo có hiệu quả tốt.
  • Nếu sau một thời gian dùng thuốc nhưng không có tác dụng rõ rệt, hãy thông báo với bác sĩ để được đổi phác đồ khác cho hiệu quả mạnh hơn.

Cây thuốc Nam

Bệnh nấm âm đạo có thể chữa trị tốt bằng việc sử dụng các cây thuốc Nam. Thuốc sẽ làm dịu các tổn thương và ức chế hoạt động của nấm khuẩn. Bệnh nhân có thể sử dụng một trong những loại dược liệu sau:

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa các hợp chất như nimbin, nimbidin, nimbinen, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, và chống oxy hóa. Vì vậy, đây là nguyên liệu thích hợp để dùng cho bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo. Các triệu chứng ngứa rát, tiết nhiều khí hư, vùng kín luôn ẩm ướt và có mùi khó chịu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Cách dùng: Bệnh nhân rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối loãng và sau đó vò nát. Cho lá trầu vào nồi, nấu cùng lượng nước vừa đủ để lấy nước ngâm rửa vùng kín. Ngoài ra, có thể nấu nước trầu rồi xông hơi cũng là giải pháp rất tốt cho chị em.

Cây trinh nữ

Cây trinh nữ có nhiều thành phần với khả năng chống nấm, diệt khuẩn và chống viêm, nổi bật như: Cinnamaldehyde, eugenol, linalool, tannin, flavonoid, cinnamyl alcohol. Do vậy, khi sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và nấm, giúp các tổn thương ở âm đạo được làm lành nhanh chóng hơn.
Cách dùng: Dùng lá trinh nữ hoàng cung đã được rửa và ngâm với nước muối loãng để cắt thành các khúc ngắn. Cho vào ấm nấu sôi cùng 5 bát nước và thu về 1 bát. Uống nước thuốc đều đặn hàng ngày để cho kết quả trị bệnh tốt nhất.

cach chua nam am dao
Có thể tận dụng trinh nữ để giảm các dấu hiệu viêm nhiễm nấm

Cây ích mẫu

Cây ích mẫu từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong điều trị nấm âm đạo và nhiều bệnh lý khác. Theo đó, vị thuốc này có chứa các hoạt chất nổi bật như cnidilide, coumarin, osthole, flavonoid,... Do đó, tình trạng tổn thương ở vùng kín do nấm âm đạo gây ra có thể thuyên giảm tốt, chấm dứt các biểu hiện ngứa ngáy, ẩm ướt.
Cách dùng: Sử dụng cây ích mẫu đã rửa sạch, đem nấu nước uống đều đặn mỗi ngày 3 lần và dùng trước bữa ăn sẽ tốt nhất.

Lá lốt

Cây lá lốt ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, còn là vị thuốc hỗ trợ trong việc điều trị khá nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt bệnh liên quan tới vùng kín. Thành phần của lá lốt gồm có phenol, alcaloid, flavonoid, tannin,... Khi sử dụng, các loại nấm khuẩn gây bệnh sẽ bị ức chế, tổn thương tại vùng kín được làm lành và giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
Cách dùng: Rửa sạch lá lốt rồi vò nát, sau đó cho vào nồi nấu sôi cùng 1 lít nước. Bệnh nhân đem nước lá lốt đi xông vùng kín, sau khi nước nguội hết hãy dùng để rửa vùng kín thêm một lần nữa.

Thuốc Đông y

Ngoài áp dụng các loại thuốc của Tây y, Đông y cũng là giải pháp điều trị được áp dụng rất phổ biến hiện nay cho người nhiễm nấm âm đạo. Các bài thuốc có tính an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và không gây ra tác dụng phụ nếu bệnh nhân dùng lâu dài. Tuy vậy, cần phải kiên trì uống thuốc đều đặn để thấy được sự tiến triển tích cực.
Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Sơn quy tử, hoàng tính, đương quy, sài hồ, long đờm thảo, sa siền tử, cam thảo, thạch xương bồ, trạch tả.
  • Cách sử dụng: Bệnh nhân cho thuốc vào ấm sắc cùng 1 lít nước, đợi khi sôi cạn còn khoảng 300ml sẽ dừng lại và chia thuốc làm 3 phần. Nước thuốc nên uống ấm sẽ hấp thu tốt nhất.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Phục linh, xích thược, cam thảo, xuyên khung, phòng phong, cam thảo, thục địa, đương quy, đẳng sâm.
  • Cách sử dụng: Sắc 1 thang thuốc với 5 bát nước, phần nước thuốc thu về chia 2 bữa uống vào sáng và tối. Không để thuốc qua đêm tới hôm sau dùng tiếp sẽ gây giảm hiệu quả.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Ích mẫu, đào nhân, chích cam thảo, vừng đen, đương quy, xuyên khung.
  • Cách sử dụng: Bệnh nhân sắc thuốc với 1 lít nước cho sôi cạn ⅔. Nước thuốc uống hàng ngày đến khi bệnh đã khỏi hẳn.

cach chua nam am dao
Thuốc Đông y đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, giải quyết triệt để nấm

Top 11 Thuốc Chữa Nấm Âm Đạo Hiện Nay

Thuốc chữa nấm âm đạo hiện nay đa dạng, được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

  1. Fluconazole:
    • Chỉ định: Nấm Candida ở âm đạo, miệng - họng, thực quản, toàn thân.
    • Liều lượng: 1 liều duy nhất 150mg.
  2. Miconazole:
    • Chỉ định: Nấm họng, miệng, mắt, đường tiêu hóa, ngoài da và âm đạo.
    • Liều lượng: Viên 400mg hoặc kem 2%, sử dụng theo chỉ dẫn.
  3. Butoconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt ống vào âm đạo 1 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.
  4. Clotrimazole:
    • Chỉ định: Nấm Candida ở miệng - họng, nấm da, âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên 100mg vào âm đạo mỗi tối trong 7 ngày.
  5. Terconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên hoặc sử dụng kem theo chỉ dẫn.
  6. Tioconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Bôi thuốc trước khi đi ngủ.
  7. Brexafemme:
    • Chỉ định: Nhiễm trùng nấm âm đạo ở phụ nữ.
    • Liều lượng: 300mg mỗi 12 giờ.
  8. Fluomizin:
    • Chỉ định: Nhiễm khuẩn âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên mỗi ngày trong 6 ngày.
  9. Econazole:
    • Chỉ định: Nấm da, lang ben, nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Sử dụng viên hoặc kem theo chỉ dẫn.
  10. Mycogynax:
    • Chỉ định: Viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày trong 10 ngày.
  11. Canesten:
    • Chỉ định: Nấm da, nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Bôi mỗi sáng và tối trong ít nhất 2 tuần.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn, tránh tiếp xúc với chất kích thích, và theo dõi các triệu chứng để tránh tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần thăm bác sĩ ngay lập tức.


Nấm âm đạo là một vấn đề phức tạp, và việc ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị. Về thực phẩm nên hạn chế và ưa chuộng khi mắc nấm âm đạo:

Kiêng ăn:

  1. Hải sản: Các loại như cua, hàu, ghẹ, sò, tôm có thể làm tăng tổn thương và giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
  2. Đồ ngọt: Bánh kẹo, kem, chè, và nước ngọt tăng môi trường cho nấm Candida, gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ biến chứng.
  3. Muối chua: Cà muối, dưa chua, thịt xông khói tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm.

Tránh:

  1. Thực phẩm cay nóng: Lẩu cay, món có ớt, tiêu có thể kích thích niêm mạc âm đạo, tăng thân nhiệt và khuyến khích sự phát triển của nấm.
  2. Chất kích thích: Caffeine, nicotine, và cồn giảm miễn dịch, tăng độc tố và làm tăng nguy cơ nấm phát triển.

Nên ăn:

  1. Sữa chua: Chứa probiotics giúp duy trì cân bằng vi khuẩn, giảm nguy cơ phát triển quá mức của nấm Candida.
  2. Trái cây và rau củ: Chứa chất chống oxy hóa, vitamin, và khoáng chất hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì độ ẩm và cân bằng pH.
  3. Hạt lanh, hạt chia: Nguồn chất xơ giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida.
  4. Bổ sung vitamin E và D: Hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ phát triển nấm âm đạo.
  5. Tỏi: Chứa allicin có khả năng chống khuẩn và chống nấm, hỗ trợ giảm viêm nhiễm và kìm hãm sự phát triển của nấm Candida.

Lưu ý:

  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để chấm dứt tổn thương nhanh chóng.
  • Thực hiện điều trị đồng thời với việc điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.

Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều chỉnh chế độ ăn khi mắc nấm âm đạo.


Cách chữa nấm âm đạo có tương đối nhiều cách, các chị em hãy thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn biện pháp phù hợp với bản thân. Đồng thời cần chú ý tới cả chế độ sinh hoạt, vệ sinh cơ thể hàng ngày để giúp bệnh phục hồi thật nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...