Thuốc Chữa Viêm Tai Giữa

Top 5 thuốc nhỏ viêm tai giữa hiệu quả nhất:

  1. Ciprodex:
    • Chứa Ciprofloxacin và Dexamethasone.
    • Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng tai.
    • Liều lượng: 4 giọt, 2 lần/ngày, tối đa 7 ngày.
    • Cách dùng: Vệ sinh tai, nhỏ theo chỉ định, giữ đầu nghiêng 2 phút.
  2. Ciprofloxacin 0.3%:
    • Antibiotic kháng Quinolon, ức chế enzyme DNA gyrase.
    • Dùng cho viêm tai giữa và phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật tai.
    • Liều lượng: 2-3 giọt/lần, 2-3 giờ/lần.
    • Cách dùng: Vệ sinh tai, nhỏ vào tai như chỉ định.
  3. Otofa:
    • Chứa Rifamycin, kháng sinh diệt khuẩn.
    • Hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa có chảy mủ.
    • Liều lượng: 5 giọt, 2-3 lần/ngày cho người lớn.
    • Cách dùng: Làm ấm chai, nghiêng đầu và nhỏ thuốc vào tai.
  4. Ofloxacin Otic:
    • Chứa Ofloxacin Otic, Axit hydrochloric, Phenylmercuric.
    • Dùng cho nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn.
    • Liều lượng: 2-3 giọt, 2-3 lần/ngày.
    • Cách dùng: Vệ sinh tai, nhỏ thuốc vào tai như hướng dẫn.
  5. Hydrocortison:
    • Chứa steroid, kháng sinh.
    • Điều trị nhiễm trùng tai, giảm viêm và chảy mủ.
    • Liều lượng theo chỉ định bác sĩ.
    • Cách dùng: Vệ sinh tai, nhỏ thuốc vào tai như hướng dẫn.

Top 3 thuốc uống:

  1. Amoxicillin:
    • Đối với người lớn: ½ - 1 viên, 3 lần/ngày, 14 ngày.
    • Các tác dụng và tác dụng phụ cần theo dõi.
  2. Azithromycin:
    • Liều lượng theo chỉ định bác sĩ.
    • Các tác dụng và tác dụng phụ cần theo dõi.
  3. Augmentin:
    • Dùng theo chỉ định bác sĩ, 1 viên/lần, 2 lần/ngày.
    • Các tác dụng và tác dụng phụ cần theo dõi.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng.
  • Tuân thủ liều lượng và cách dùng.
  • Giữ vệ sinh tai hàng ngày.
  • Kiêng thức ăn gây kích ứng tai.
  • Thực hiện thêm biện pháp bổ sung và rèn luyện sức đề kháng.

Gặp bác sĩ khi:

  • Tình trạng viêm nhiễm nặng.
  • Tác dụng phụ gặp phải.
  • Không có kết quả sau thời gian dùng thuốc.

Thuốc chữa viêm tai giữa hiện nay đang phổ biến 2 loại là thuốc nhỏ và thuốc kháng sinh đường uống. Chúng có khả năng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng như đau tai, chán ăn, tốt, mệt mỏi, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Mặc dù các loại thuốc này cho hiệu quả cao và khá an toàn nhưng người bệnh cần đặc biệt tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ. Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu 10 thuốc chất lượng nhất.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Tai Giữa

Để tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa, trước hết bạn cần biết cấu tạo của tai gồm có 3 phần chính là tai ngoài - tai trong - tai giữa. Theo đó, phần tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí nằm ở phía bên trong màng nhĩ, gồm một số xương nhỏ giúp tạo độ rung động và truyền âm thanh.

Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa gây ra các triệu chứng khó chịu, làm suy giảm thính giác của người bệnh

Bệnh viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu vực này bởi các loại hại khuẩn hoặc ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài. Tình trạng viêm nhiễm nhẹ sau một thời gian có thể tự thuyên giảm nếu người bệnh biết cách chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm nhiễm nặng có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, bên cạnh đó, người trưởng thành cũng có nhiều khả năng mắc phải chứng bệnh này. Trong đó:

  • Viêm tai giữa ở trẻ em xảy ra chủ yếu, bởi vòi nhĩ của trẻ ngắn và rộng hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, vòi nhĩ nằm ngang nên chất lỏng từ họng có thể tràn vào tai, gây viêm nhiễm. Thời gian khởi phát bệnh ở trẻ phổ biến là vào mùa đông, nhiệt độ lạnh cộng với việc chăm sóc không đúng cách khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công và phát triển.
  • Viêm tai giữa ở người lớn ít hơn so với trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, người lớn vẫn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu có thói quen sinh hoạt không đảm bảo. Một số trường hợp chủ quan, viêm tai giữa gây ra biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó liên quan tới các loại virus, vi khuẩn, chúng tấn công và gây viêm nhiễm thông qua đường hô hấp. Thường gặp ở người mắc bệnh ho, cảm cúm, viêm mũi,...

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường gặp ở trẻ em, người có sức khỏe kém, phụ nữ mang thai,... dưới tác động của nhiều yếu tố

Các yếu tố gây bệnh chủ yếu như:

  • Bệnh hô hấp: Những bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi, amidan,... kéo dài không được điều trị khiến vi khuẩn, virus lan rộng, tấn công các khu vực lân cận trong hệ thống tai - mũi - họng. Chính vì nguyên nhân này mà bạn có thể mắc chứng viêm tai giữa.
  • Do chấn thương: Một số trường hợp bị tai nạn, chấn thương màng nhĩ.
  • Do cơ địa: Những em bé chưa phát triển hoàn thiện cơ thể dễ bị mắc phải chứng bệnh này. Tỷ lệ bệnh nhi mắc viêm tai giữa tăng cao hàng năm. Nguyên nhân khiến các bé có nguy cơ mắc bệnh là do kích thước, hình dạng ống eustachian phát triển chưa hoàn thiện khiến cho hại khuẩn có điều kiện xâm nhập.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Một số người phải sống hoặc làm việc trong môi trường không đảm bảo, nhiều hóa chất độc hại, không khí hoặc nguồn nước ô nhiễm, nhiều tiếng ồn,... lâu ngày làm phát sinh các vấn đề sức khỏe. Nhiều bệnh lý tiềm ẩn có thể bùng phát, trong đó có bệnh viêm tai giữa.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết: Giai đoạn chuyển mùa, trời nóng chuyển sang lạnh khiến cho cơ thể dễ bị dị ứng, chưa thích nghi với thời tiết. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng. Nếu không kiểm soát và điều trị, người bệnh có thể bị di chứng dẫn đến viêm tai giữa.

Trên đây là các yếu tố gây bệnh thường gặp, ngoài ra, viêm nhiễm còn có khả năng xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, chế độ sinh hoạt không lành mạnh,... Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, có thể ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai, người có đề kháng kém.

Viêm tai giữa gây ra nhiều triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết bất thường. Mỗi bệnh nhân ở độ tuổi khác nhau, thể trạng khác nhau sẽ gặp phải các triệu chứng ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Theo đó, hãy chủ động thăm khám nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:

Triệu chứng ở trẻ em:

  • Đau tai, mức độ đau tăng dần và nặng hơn khi đi ngủ khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc thường xuyên.
  • Trong tai có cảm giác khó chịu, trẻ dễ bị mất thăng bằng.
  • Giảm thính giác, không nghe rõ âm thanh dẫn đến phản ứng chậm.
  • Có dịch tiết ra từ trong tai.
  • Bé ăn không ngon, thường xuyên chán ăn, bỏ bữa.
  • Tính tình cáu kỉnh, dễ nổi nóng.
  • Cơ thể sốt cao trên 38 độ.

Triệu chứng ở người lớn:

Ngoài các triệu chứng tương tự như ở trẻ em, người lớn khi mắc chứng viêm tai giữa còn gặp phải các biểu hiện như đau nhức tai, chảy dịch mủ, suy giảm thính giác,... Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác tùy vào mức độ viêm nhiễm ở mỗi bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa
Viêm nhiễm gây đau nhức, khó nghe, tiết dịch ở tai bất thường,...

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đến khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm. Trường hợp viêm nặng, viêm lan rộng có thể phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

Top 5 thuốc nhỏ viêm tai giữa hiệu quả nhất

Thuốc nhỏ viêm tai giữa được ưu tiên sử dụng vì mang đến hiệu quả nhanh chóng và ít gặp tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo 5 loại thuốc phổ biến nhất:

Ciprodex

Ciprodex được biết đến là thuốc nhỏ viêm tai giữa dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ, có khả năng phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai có nguyên nhân do vi khuẩn.
Thuốc Ciprodex có chứa thành phần chính là Ciprofloxacin, hoạt chất Dexamethasone giúp tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh gây nhiễm trùng tai, hạn chế tình trạng viêm tai chảy mủ hoặc chảy nước vàng. Ngoài ra, thuốc này còn đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng như ù tai, đau tai, đau đầu hiệu quả.

Ciprodex là thuốc nhỏ viêm tai giữa dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Ciprodex là thuốc nhỏ viêm tai giữa dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Liều lượng:

  • Người bệnh mỗi lần nhỏ 4 giọt vào mỗi bên tai bị viêm.
  • Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần và thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.

Cách dùng:

  • Người bệnh vệ sinh sạch và khô tai trước khi dùng.
  • Nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu, hướng tai lên trên và nhẹ nhàng kéo dái tai xuống để mở ống tai.
  • Giữ ống nhỏ lộn ngược trên tai, nhỏ đúng số giọt được quy định.
  • Tiếp tục nằm xuống hoặc nghiêng đầu trong ít nhất 2 phút, có thể dùng bông nhỏ bịt tai để thuốc không chảy ra ngoài.
  • Không chạm vào đầu ống nhỏ hay đặt trực tiếp vào tai để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân bị viêm tai giữa do vi khuẩn tấn công.
Chống chỉ định:

  • Người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Ciprodex.
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh nhóm Quinolon.
  • Trường hợp đang có vấn đề về thính giác không do vi khuẩn.
  • Đối tượng bị nhiễm nấm hoặc mụn rộp có nguyên nhân do virus.
  • Bị tăng huyết áp hay rối loạn cơ bắp.

Tác dụng phụ:

  • Phát bán, ngứa.
  • Nổi mề đay.
  • Khó chịu ở tai hoặc da trên tai.
  • Chóng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Sưng cổ họng, lưỡi.
  • Sưng mặt hoặc môi.
  • Khó thở.

Ciprofloxacin 0.3%

Ciprofloxacin 0.3% thuốc nhóm kháng sinh Quinolon, có khả năng kháng khuẩn phổ rộng, đặc biệt là ức chế các enzyme DNA gyrase. Ciproxacin được bác sĩ chỉ định dùng cho người bệnh bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
Loại thuốc này có thể hỗ trợ điều trị tình trạng viêm tai giữa cấp, mãn tính có chảy mủ, bên cạnh đó còn hỗ trợ bệnh nhân vừa phẫu thuật ở xương chũm nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tai giữa.
Liều lượng: Liều dùng thông thường là 2 - 3 giọt/lần, mỗi lần nhỏ cách nhau từ 2 - 3 giờ.
Cách dùng:

  • Người bệnh vệ sinh tai, nằm nghiêng và nhỏ dung dịch thuốc trực tiếp vào tai với số giọt đúng như chỉ định.
  • Nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu trong khoảng 2 phút để thuốc không chảy ra ngoài.

Chỉ định:

  • Người bị nhiễm khuẩn ở tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
  • Đối tượng bị nhiễm khuẩn ở mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi, loét giác mạc,...
  • Trường hợp dự phòng sau khi làm tiểu phẫu hoặc phẫu thuật ở vùng tai và mắt.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không dùng Ciprofloxacin 0.3%.
  • Người mẫn cảm, dị ứng với thành phần của thuốc Ciprofloxacin 0.3%.

Tác dụng phụ:

  • Đau rát tại chỗ.
  • Khó chịu ở vị trí vừa nhỏ thuốc.
  • Bị sưng, cộm, ngứa.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Suy giảm thị lực.

Otofa

Nếu đang tìm thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả, Otofa là cái tên bạn không nên bỏ qua. Thuốc thuốc nhóm kháng sinh có khả năng diệt khuẩn, được các bác sĩ khuyên dùng trong quá trình điều trị viêm tai giữa.
Thành phần chính của thuốc Otofa là Rifamycin với khả năng tác động trực tiếp vào quá trình tổng hợp ARN của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn hại, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có chảy mủ hoặc trường hợp mãn tính và cải thiện tình trạng tắc dịch ở hốc tai của người bệnh viêm tai giữa.
Liều lượng:

  • Người lớn mỗi lần nhỏ 5 giọt, ngày dùng 2 - 3 lần.
  • Trẻ em mỗi lần nhỏ 3 giọt, ngày dùng 2 - 3 lần.

Cách dùng:

  • Người bệnh làm ấm chai thuốc trong khoảng vài phút.
  • Tháo nắp đậy ống nhỏ giọt, giữ ống nhựa ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Nghiêng đầu về phía tai không đau, để tai hướng lên trên.
  • Lúc này lật ngược lọ thuốc, cầm thẳng đứng trên ống tai, bóp nhẹ ống nhỏ giọt bằng hai ngón tay để thuốc nhỏ xuống đúng số giọt được chỉ định.
  • Kém nhẹ vành tai để thuốc chảy sâu vào ống tai, giữa đầu nghiêng trong khoảng 5 phút.

Chỉ định:

  • Người bị viêm tai mạn tính không viêm xương, không kèm theo tình trạng thủng màng nhĩ.
  • Bị chảy mủ tai có kèm thông khí nhĩ hoặc dẫn lưu hốc tai.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Otofa.
  • Trường hợp đang ở giai đoạn nhiễm trùng tai mức độ nặng hoặc thủng màng nhĩ.

Tác dụng phụ:

  • Ngứa, nổi mẩn.
  • Váng đầu.
  • Khó chịu ở tai.

Thuốc thuốc nhóm kháng sinh có khả năng diệt khuẩn
Thuốc thuốc nhóm kháng sinh có khả năng diệt khuẩn

Ofloxacin Otic

Ofloxacin Otic là thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa thường dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
Loại thuốc này có chứa các thành phần như Ofloxacin Otic, Axit hydrochloric, Phenylmercuric cùng tá dược vừa đủ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn trong tai, giảm nhiễm trùng và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng.
Liều lượng:

  • Liều thông thường là mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3 giọt.
  • Trẻ em cần tuân thủ theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Cách dùng:

  • Người bệnh vệ sinh sạch tai, nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng, để tai đang cần điều trị hướng lên trên.
  • Mở nắp lọ thuốc, dựng thẳng đứng và nhỏ đúng số giọt được chỉ định trực tiếp vào tai.
  • Giữ nguyên tư thế nghiêng đầu trong khoảng 3 - 5 phút.

Chỉ định:

  • Trường hợp viêm nhiễm xuất hiện trong tai.
  • Bị viêm tai giữa do sự tấn công của vi khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với thành phần trong thuốc Ofloxacin Otic.
  • Đối tượng viêm tai giữa có nguyên nhân do virus tấn công.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ dưới 1 tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Tim đập nhanh.
  • Phát ban, nổi mẩn.
  • Trong tai chảy dịch hoặc mủ.

Hydrocortison

Hydrocortison thuộc nhóm kháng sinh có chứa steroid, chuyên dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng ở tai, hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm tai giữa, tiêu diệt khuẩn hại tấn công. Ngoài ra, thuốc Hydrocortison còn khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong tai, ngăn ngừa chảy mủ, chảy dịch.
Liều lượng: Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau.
Cách dùng:

  • Người bệnh vệ sinh tai sạch và lau khô.
  • Nằm nghiêng người để tai cần điều trị hướng lên trên.
  • Cầm lọ thuốc thẳng đứng và nhỏ đúng số giọt được chỉ định vào tai.
  • Tiếp tục nằm nghiêng trong khoảng 3 - 5 phút để dung dịch thẩm thấu tốt hơn.

Chỉ định:

  • Trường hợp bị viêm tai giữa do vi khuẩn tấn công.
  • Trẻ bị viêm tai giữa có chảy mủ có thể dùng Hydrocortison.
  • Người bệnh cần ngăn ngừa khuẩn hại tấn công gây viêm màng não.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh bị vỡ ống tai.
  • Trường hợp nhiễm trùng tai giữa do nhiễm virus herpes hoặc do thủy đậu.
  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần trong thuốc Hydrocortison.

Tác dụng phụ:

  • Khó thở.
  • Sưng mặt.
  • Nổi mụn khắp người.

Hydrocortison thuộc nhóm kháng sinh có chứa steroid
Hydrocortison thuộc nhóm kháng sinh có chứa steroid

Top 3 thuốc chữa viêm tai giữa dạng viên

Ngoài các loại thuốc chữa viêm tai giữa dạng nhỏ giọt, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh đường uống với 3 loại thuốc phổ biến nhất như:

Amoxicillin

Amoxicillin được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm tai giữa do nhiễm trùng và một số bệnh lý khác như viêm đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường mật, tiết niệu. Thuốc cho hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng nhưng cũng kèm theo tác dụng phụ, vì thế người bệnh cần thận trọng khi dùng.
Liều lượng: 

  • Người lớn uống ½ - 1 viên/lần và 3 lần/ngày, duy trì dùng thuốc trong 14 ngày.
  • Trẻ em từ 4 tuần đến 3 tháng tuổi uống 20 - 30mg/kg/ngày, chia thành 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Trẻ từ 4 tháng - 12 tuổi uống 20 - 50mg/kg/ngày, chia thành 2 - 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 8 - 12 giờ.

Cách dùng: Uống thuốc Amoxicillin trực tiếp cùng nhiều nước.
Chỉ định:

  • Người bệnh viêm tai giữa.
  • Viêm đường hô hấp.
  • Nhiễm trùng tiêu hóa, đường mật, tiết niệu - sinh dục.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với thành phần trong Amoxicillin.
  • Trường hợp đang dùng thuốc có kê đơn hoặc không kê đơn khác, bao gồm thực phẩm chức năng.
  • Người bệnh dị ứng, hen phế quản, bệnh thận, gan.
  • Bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng không dùng Amoxicillin.

Tác dụng phụ:

  • Đau dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Ngứa âm đạo, một số trường hợp tăng tiết dịch âm đạo.
  • Đau đầu.
  • Sưng lưỡi.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Ngứa ran.
  • Sốt, sưng hạch.
  • Lở loét ở môi, miệng.
  • Bầm tím, chảy máu bất thường.

Amoxicillin được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm tai giữa do nhiễm trùng
Amoxicillin được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm tai giữa do nhiễm trùng

Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn thông qua cơ chế gắn với ribosome của vi khuẩn gây bệnh, ức chế quá trình tổng hợp protein của khuẩn hại. Ngoài điều trị viêm tai giữa, thuốc Azithromycin còn dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn khác ở đường tình dục, đường hô hấp, tiêu hóa,...
Liều lượng:

  • Trẻ em bị viêm tai giữa cấp từ 6 tháng tuổi dùng 10mg/kg/ngày ở ngày thứ nhất và 5mg/kg/ngày ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
  • Người lớn dùng Azithromycin theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng: Azithromycin dùng theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, tuyệt đối không tiêm thẳng vào bắp hay tĩnh mạch.
Chỉ định:

  • Người bệnh viêm tai giữa cấp.
  • Viêm xoang cấp.
  • Viêm họng, viêm amidan.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng không dùng Azithromycin.
  • Trường hợp mẫn cảm, dị ứng với thành phần của Azithromycin.
  • Không dùng Azithromycin cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Khó tiêu.
  • Ngủ gà.
  • Ngứa, phát ban.
  • Viêm âm đạo.
  • Mệt mỏi.
  • Phù mạch,
  • Phản ứng phản vệ.

Augmentin

Augmentin là thuốc chữa viêm tai giữa được kê đơn trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất amoxicillin, clavulanate có tác dụng chống khuẩn hại gây bệnh, đẩy lùi các triệu chứng của viêm xoang, nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng da, đường tiểu, viêm phế quản phổi,...
Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi uống 1 viên Augmentin 1g/lần và 2 lần/ngày nếu nhiễm khuẩn nặng, dùng 1 viên Augmentin 625mg/lần và 2 lần/ngày nếu nhiễm khuẩn nhẹ.
  • Liều dùng khuyến cáo liên tục trong 5 ngày.

Cách dùng: Uống trực tiếp cùng nhiều nước, không được nhai.
Chỉ định:

  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn da, xương.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần có trong thuốc Augmentin.
  • Có tiền sử rối loạn chức năng gan hoặc bị vàng da.
  • Trẻ dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Giảm bạch cầu.
  • Phù mạch thần kinh.
  • Sốc phản vệ.
  • Viêm mạch quá mẫn.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Co giật.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn và nôn.

Augmentin có tác dụng chống khuẩn hại gây bệnh, đẩy lùi các triệu chứng của viêm tai giữa
Augmentin có tác dụng chống khuẩn hại gây bệnh, đẩy lùi các triệu chứng của viêm tai giữa

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm tai giữa

Khi sử dụng thuốc chữa viêm tai giữa, dù ở dạng thuốc nhỏ hay thuốc uống, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc viêm tai giữa nào để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ.
  • Người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc lạm dụng.
  • Dùng thuốc đều đặn, tránh quên dùng thuốc, đặc biệt là thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh vì tình trạng này dễ làm tăng chủng vi khuẩn và vi nấm.
  • Cần giữ vệ sinh tai hàng ngày bằng oxy già, bông mềm, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Người bệnh viêm tai giữa cần kiêng thức ăn chế biến từ gạo nếp, hải sản, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối hoặc thực phẩm dị ứng như đậu nành, trứng, sữa, lúa mì.
  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, thức ăn chống viêm như rau xanh, trái cây, các loại củ, hành, tỏi, nghệ, gừng,...
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, chống lại khuẩn hại và các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm tai.

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?

Người bệnh viêm tai giữa nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng viêm nhiễm ngày càng chuyển biến nặng, có dịch và mủ chảy ra nhiều.
  • Viêm tai kèm theo hiện tượng đau tai, đau đầu, khó chịu, giảm thính lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Dùng thuốc chữa viêm tai giữa gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốc phản vệ, phát ban, co giật.
  • Sau một thời gian dùng thuốc nếu không có kết quả như mong đợi, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp hơn.

Bài viết chia sẻ về cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng các phương pháp đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là rút gọn nội dung:

Xông hơi thảo dược:

  • Sử dụng thảo dược như bồ công anh, thổ phục linh, hoàng cầm để xông hơi.
  • Nghiền nhuyễn và đốt thành đầu điếu, đặt vào tai sau khi vệ sinh sạch.

Chế độ ăn uống khoa học:

  • Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Bổ sung rau củ quả, dầu thực vật, uống đủ nước.

Khi nào cần khám bác sĩ:

  • Đau tai và sốt không giảm.
  • Triệu chứng không giảm sau sử dụng kháng sinh.
  • Đau kéo dài hơn 3 ngày (người lớn) hoặc 24 giờ (trẻ em).
  • Tai không nghe rõ âm thanh và có các triệu chứng đặc biệt.

Điều trị nội khoa và ngoại khoa:

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc thoa, kháng viêm, và kháng sinh.
  • Phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật vá màng nhĩ.

Đông y và thuốc nam:

  • Sử dụng các bài thuốc Đông y như sài hồ, hoàng cầm hoặc thuốc nam như cây sậy, rau kinh giới, lá mơ.
  • Các vị thuốc nam như cây sậy, rau kinh giới, lá mơ có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.

Rau diếp cá trong vườn và lá hẹ tươi:

  • Sử dụng nước cốt của rau diếp cá để uống hàng ngày.
  • Lá hẹ tươi giã nhuyễn và nhỏ vào tai giúp giảm triệu chứng.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về cách thực hiện mỗi phương pháp và lời khuyên khi cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.


Viêm Tai Giữa: Chế Độ Ăn Uống Đúng Cách để Hồi Phục

Tình trạng viêm tai giữa có thể được cải thiện và phòng tránh biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm:

Kiêng Ăn:

  1. Thực Phẩm Cay Nóng và Gia Vị:
    • Tránh đồ ăn cay nóng, gia vị, vì chúng có thể kích thích đường hô hấp và làm tăng nghiêm trọng tình trạng viêm tai giữa.
  2. Dầu Mỡ và Đồ Ăn Chiên Rán:
    • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và chiên rán, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  3. Đường và Thực Phẩm Ngọt:
    • Hạn chế đường và thực phẩm ngọt, vì lượng đường lớn có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  4. Thực Phẩm Cứng và Khô:
    • Tránh ăn những thực phẩm quá cứng và khô, vì chúng có thể gây tổn thương vùng tai giữa.
  5. Thực Phẩm Gây Dị Ứng:
    • Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu nành để tránh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  6. Gạo Nếp và Thực Phẩm Từ Gạo:
    • Hạn chế ăn thực phẩm từ gạo nếp, vì chúng có thể làm tăng sưng và nguy cơ tiết dịch tai giữa.
  7. Chất Kích Thích và Cồn:
    • Tránh đồ uống có chất kích thích và cồn, vì chúng có thể làm tăng nghiêm trọng tình trạng viêm tai giữa.

Nên Ăn:

  1. Thực Phẩm Giàu Vitamin:
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, A, D từ rau củ quả để hỗ trợ quá trình điều trị và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  2. Chất Béo Tốt và Iot:
    • Ăn thực phẩm chứa omega 3 và iot như cá, rong biển để giảm triệu chứng khó chịu.
  3. Chất Xơ và Sắt:
    • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ (rau củ quả) và chất sắt (rau dền, thịt trắng) để cải thiện tiêu hóa và ngăn chặn thiếu máu.
  4. Kèm và Khoáng Chất:
    • Cung cấp thực phẩm chứa kèm và khoáng chất để bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể.
  5. Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh:
    • Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chế biến thực phẩm đơn giản, và ăn uống khoa học.

Trên đây là danh sách 8 loại thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả cao và được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay. Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ, vì thế người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng, cách dùng của bác sĩ, đặc biệt thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...