Top 10 Thuốc Nhỏ Trị Viêm Tai Giữa Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa giúp giảm nhanh triệu chứng, kháng viêm và làm sạch ống tai giữa. Người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn, tránh lạm dụng để hạn chế rủi ro gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh tăng dần, do ảnh hưởng bởi môi trường sống và các yếu tố liên quan khác. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như đau tai, khó nghe, chảy dịch mủ có mùi hôi từ trong tai.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Bên cạnh thuốc uống, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân thuốc nhỏ trị viêm tai giữa

Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, mỏi mệt, mất thăng bằng, đau đầu, nôn ói,… Cần chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường kể trên. Qua kết quả chẩn đoán, dựa vào tình trạng tổn thương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh mẹo chữa dân gian, dùng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được nhiều người quan tâm. Bởi, thuốc mang lại tác dụng nhanh, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó chịu hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn, không lạm dụng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi có thể gây tác dụng phụ.

Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được sử dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Otofa

Otofa là một trong các thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Chỉ định dùng thuốc trong trường hợp viêm tai giữa cấp có mủ trong tai, viêm tai giữa mãn tính, giúp thông khí nhĩ và dẫn lưu hốc tai.

Thành phần có trong Otofa gồm hoạt chất Rifamycin Natri kèm theo các tá dược vừa đủ. Dạng bào chế dùng nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm nhiễm. Thuốc mang lại tác dụng chính giúp kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gram dương, gram âm xâm nhập và gây hại cho tai.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Otofa giúp cải thiện triệu chứng, giảm viêm nhiễm trong ống tai giữa

Chống chỉ định: Sản phẩm không phù hợp với đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng Otofa cho người bị nhiễm trùng tai nặng, có xảy ra hiện tượng thủng màng nhĩ. Trường hợp dùng gặp phải biểu hiện nhức đầu, nổi mẩn đỏ, người dùng nên tạm ngưng và lựa chọn sản phẩm phù hợp khác.

Liều dùng: Trước khi dùng nên làm ấm thuốc để sử dụng dễ dàng và hiệu quả:

  • Người lớn sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ vào tai 5 giọt.
  • Trẻ em sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ vào tai 3 giọt.

Sử dụng liên tục trong một tuần đến 10 ngày, không lạm dụng. Sau thời gian này người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi tình trạng phục hồi trong ống tai.

Cách sử dụng: 

  • Trước khi nhỏ thuốc cần vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Sử dụng tăm bông sạch chấm thuốc bôi vào tai hoặc trực tiếp nhỏ thuốc vào trong tai.

Tác dụng phụ: Otofa có thể gây nổi mẩn, ngứa, choáng váng đầu,… trong quá trình điều trị.

Giá tham khảo: 120.000đ/lọ 10ml.

2. Otipax

Khi nhắc đến thuốc nhỏ trị viêm tai giữa chắc hẳn bạn không thể bỏ qua Otipax. Đây là sản phẩm nhỏ tai được dùng phổ biến hiện nay. Otipax chứa các thành phần như Lidocaine, Phenazone, Thiosulfate, Sodium,… và các tá dược vừa đủ khác.

Thuốc chỉ định cho đối tượng bị viêm tai giữa giai đoạn xung huyết, viêm tai cho thay đổi áp suất, viêm bóng nước do virus cúm tấn công,… Nhờ tính chất không thâm nhiễm vào máu, vì thế sản phẩm có thể sử dụng cho đa dạng đối tượng người bệnh từ trẻ em đến người trưởng thành.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Khi nhắc đến thuốc nhỏ trị viêm tai giữa chắc hẳn bạn không thể bỏ qua Otipax

Chống chỉ định: Otipax không phù hợp với đối tượng quá mẫn với thành phần có trong thuốc. Ngoài ra, không dùng Otipax cho người bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ, người rối loạn truyền nhĩ thất, có vết thương hở trong tai.

Liều dùng: Sử dụng tối đa 10 ngày, mỗi ngày nhỏ 4 giọt chia thành 2 – 3 lần dùng.

Cách sử dụng: Nhỏ thuốc trực tiếp vào ống tai, hơi nghiêng đầu sang bên còn lại để tránh tình trạng thuốc bị trào ngược ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nhỏ bạn nên lưu ý giữ ống nhỏ thuốc và tai không chạm vào nhau để tránh viêm nhiễm trở nặng.

Tác dụng phụ: Otipax có thể gây ra các triệu chứng sau sử dụng, nhất là đối với bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Các biểu hiện thường gặp như kích ứng, tình trạng xung huyết tai ngoài, ngứa ngáy, chăm chích vùng nhỏ thuốc. Tác dụng phụ có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày sau khi người bệnh quen với thuốc. Trường hợp tác dụng phụ kéo dài, nặng nề hơn nên thông báo để được bác sĩ xử lý.

Giá tham khảo: 65.000đ – 75.000/lọ 15ml.

3. Ciprofloxacine 0.3%

Ciprofloxacine 0.3% là thuốc nhỏ tai, nhỏ mắt được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc chứa thành phần chính gồm Ciprofloxacin HCl và các tá dược vừa đủ khác. Ciprofloxacine 0.3% là dạng thuốc nhỏ thuộc nhóm kháng sinh Quinolone, tác dụng chính giúp cản trở vi khuẩn phát triển bên trong tai.

Thuốc được chỉ định cho đối tượng mắc phải chứng viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mãn tính có mủ. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng cho đối tượng người vừa trải qua phẫu thuật xương chũm, giúp ngăn ngừa hại khuẩn tấn công, người bị viêm giác mạc, viêm kết mạc,…

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Ciprofloxacine 0.3% dùng trong trị viêm nhiễm tai, mắt

Chống chỉ định: Không dùng Ciprofloxacine 0.3% cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không sử dụng sản phẩm cho trường hợp phụ nữ có thai bị viêm tai giữa.

Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày, giảm liều lượng theo mức độ cải thiện triệu chứng. Nhỏ cách mỗi 2 – 3 giờ/lần, dùng mỗi lần 2 – 3 giọt.

Cách dùng: Nhỏ trực tiếp vào trong tai theo hướng dẫn của bác sĩ. Nằm hoặc để đầu nghiêng sau khi nhỏ tránh thuốc rơi ra ngoài. Không dùng thuốc quá 2 tuần.

Tác dụng phụ: Người dùng có thể gặp phải các biểu hiện bất thường sau khi nhỏ thuốc. Thông báo với bác sĩ nếu tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng không thuyên giảm.

Giá tham khảo: 12.000đ/lọ 5ml.

4. Polydexa

Polydexa là thuốc nhỏ tai được dùng trong điều trị bệnh viêm tai giữa. Thành phần chính có trong sản phẩm gồm hoạt chất Neomycin sulfate, Polymyxin B sulphate, Dexamthasone natri metasulphobenzoate và các tá dược vừa đủ khác.

Thuốc có công dụng kháng khuẩn, trị viêm nhiễm cho đối tượng không bị thủng màng nhĩ. Chỉ định sử dụng cho đói tượng bị sưng đau, phù nề, nhức ống tai giữa do viêm tai giữa xung huyết, viêm tai giữa trích mạch màng nhĩ.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Polydexa là thuốc được dùng nhỏ tai trị viêm nhiễm

Chống chỉ định: Không dùng Polydexa cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Không dùng cho người đã bị thủng màng nhĩ, người bị viêm tai do nhiễm virus thủy đậu, herpes.

Liều dùng: 

  • Người lớn dùng ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ từ 1 – 5 giọt.
  • Trẻ em dùng ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt.

Cách dùng: Nhỏ trực tiếp, dùng thuốc trong khoảng 6 – 10 ngày, tùy tình trạng viêm nhiễm.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một vài phản ứng phụ trong quá trình sử dụng Polydexa. Chẳng hạn như các triệu chứng tại chỗ, dị ứng với kháng sinh, nổi mẩn ngứa, kích ứng da,… Cần thông báo với bác sĩ nếu người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Giá tham khảo: 70.000đ – 75.000đ/lọ 10,5ml.

5. Betnesol-N

Betnesol-N thuộc nhóm thuốc kháng sinh chứa steroid, được dùng trong điều trị viêm tai giữa. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả, đồng thời giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh tác dụng phụ.

Thành phần chính có trong Betnesol-N là Neomycin sulphate cùng với các tá dược khác. Sản phẩm mang lại công dụng chống viêm nhiễm, giảm ngứa, đau nhức tai giữa. Khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bị viêm tai giữa có nấm, mủ dày, có lỗ đục trên màng nhĩ.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Betnesol-N là thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được nhiều người quan tâm

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, dễ bị kích ứng da. Betnesol-N không phù hợp với đối tượng bị nhiễm virus herpes. Không để dung dịch dính vào mắt có thể gây hại cho mắt.

Liều dùng: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng bừa bãi. Sử dụng mỗ lần 3 – 4 giọt, không dùng kéo dài, chỉ duy trì trong thời gian nhất định.

Tác dụng phụ: Betnesol-N có khả năng gây ra một số phản ứng phụ trong thời gian điều trị như viêm da, ngứa, giảm độ nhạy cảm vị giác,… Thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra thường xuyên không cải thiện.

Giá tham khảo: 10.000đ – 15.000đ/lọ.

6. Ciprodex

Ciprodex cũng là một trong các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được nhiều người dùng hiện nay. Thành phần có trong sản phẩm gồm Iprofloxacin, Dexamethasone và các hoạt chất khác. Thuốc được chỉ định cho trường hợp viêm tai giữa hoặc tình trạng nhiễm trùng ở tai và các bộ phận lân cận.

Công dụng chính của Ciprodex là giúp kiểm soát tình trạng tiết dịch mủ, đau nhức khó chịu do viêm tai giữa gây ra. Bên cạnh cải thiện triệu chứng, thuốc còn giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Ciprodex điều trị triệu chứng viêm tai giữa

Chống chỉ định: Không dùng Ciprodex cho đối tượng người đang bị viêm nhiễm do virus hoặc dị ứng thuốc gây ra. Không dùng thuốc cho đối tượng bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong Ciprodex. Thận trọng với nhóm đối tượng bị huyết áp cao, rối loạn cơ bắp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Liều dùng: Sử dụng theo hướng dẫn điều trị. Tùy tình trạng viêm mà liều lượng được chỉ định phù hợp.

Cách dùng: Nhỏ trực tiếp vào tai, không uống hoặc nhỏ thuốc vào mắt.

Tác dụng phụ: Ciprodex thuốc nhóm thuốc kháng sinh được dùng điều trị viêm nhiễm. Trong quá trình dùng thuốc, bạn có thể gặp phải các phản ứng tai chỗ như phát ban nhẹ đến kích ứng nặng. Ngoài ra người bệnh có thể thấy ngứa ngáy, khó chịu trong tai khi dùng. Thông báo các bất thường để bác sĩ theo dõi và có cách can thiệp điều chỉnh khi cần thiết.

Giá tham khảo: 7.000đ – 10.000đ/lọ.

7. Hydrocortison

Hydrocortison được dùng trong điều trị viêm tai giữa. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh chứa steroid, chỉ định cho đối tượng bị nhiễm trùng tai. Nhờ hoạt chất có trong thuốc mạnh mẽ, giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng khó chịu hiệu quả nhanh.

Công dụng được ghi nhận như giúp kháng và loại bỏ hại khuẩn có trong tai, giảm viêm niêm mạc tai giữa. Bên cạnh đó, Hydrocortison còn giúp giảm tình trạng tiết dịch mủ, ngăn nguy cơ vi khuẩn tấn công gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Hydrocortison được chỉ định trong điều trị các vấn đề viêm nhiễm

Chống chỉ định: Mặc dù mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên Hydrocortison không phù hợp dùng cho người bị vỡ ống tai, người bị nhiễm trùng do virus thủy đậu hoặc herpes.

Liều dùng: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Dùng nhỏ trực tiếp vào tai.

Tác dụng phụ: Hydrocortison có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian điều trị như nổi mụn, sưng mặt, khó thở,… Trường hợp triệu chứng bất thường ngày càng nặng nề, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Giá tham khảo: 8.000đ – 10.000đ/lọ.

8. Ofloxacin Otic

Ofloxacin Otic cũng nằm trong nhóm thuốc nhỏ trị viêm tai giữa chứa chất kháng sinh. Thuốc được chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Thành phần chính có thể kể đến như Axit hydrochloric, Natri borat, Phenylmercuric nitrat,… cùng với tá dược vừa đủ.

Thuốc giúp ngăn tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, loại bỏ vi khuẩn bên trong tai, giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa. Sử dụng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Ofloxacin Otic là thuốc nhỏ được dùng phổ biến cho đối tượng viêm tai

Chống chỉ định: Không dùng Ofloxacin Otic cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho người bệnh viêm tai giữa do virus gây ra, thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 2 lần sáng và tối, uống đủ nước trong quá trình sử dụng thuốc. Sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Trường hợp đang dùng thuốc điều trị khác nên dùng cách 2 tiếng để tránh xảy ra tương tác thuốc. Tham khảo liều dùng với bác sĩ trong trường hợp điều trị cho trẻ em.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị chảy nước trong tai, chóng mặt, đau đầu, phát ban,… trong quá trình dùng Ofloxacin Otic. Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh nhận thấy các triệu chứng bất thường trở nên nặng nề.

Giá tham khảo: 20.000đ/lọ.

9. Earex Plus

Thuốc nhỏ trị viêm tai giữa loại nào tốt? Bạn có thể tham khảo Earex Plus. Sản phẩm an toàn được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chỉ định điều trị viêm tai giữa và các vấn đề liên quan khác. Thành phần chính là chất Choline salicylate, bên cạnh các tá dược vừa đủ, không chứa steroid.

Earex Plus có công dụng điều trị viêm tai giữa, làm sạch và làm mềm niêm mạc tai giữa, loại bỏ ráy tai. Thuốc phù hợp với đối tượng mắc bệnh giai đoạn cấp và mãn tính, đồng thời còn giúp cấp ẩm cho da, giúp tai phục hồi thính giác.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Cải thiện tình trạng viêm tai giữa bằng thuốc nhỏ Earex Plus

Chống chỉ định: Earex Plus không phù hợp với đối tượng quá mẫn với thành phần có trong thuốc, không dùng cho bé dưới 15 tháng tuổi, người mắc bệnh do virus hoặc các bệnh lý khác,…

Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 giọt.

Giá tham khảo: 10.000đ – 25.000đ/lọ.

10. Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops

Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops có chứa thành phần chính là Lomefloxacin 0.3%. Sản phẩm được dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng tai trong, tai giữa. Hiện nay, Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops được nhiều người quan tâm và sử dụng.

Tác dụng được đề cập nhiều nhất của loại thuốc nhỏ này là giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, giúp tai sạch sẽ, ngăn tình trạng biến chứng gây hại cho người bệnh. Thuốc hoạt động trên cơ chế ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn khiến chúng bị chết đi và loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Các loại thuốc nhỏ trị viêm tai giữa hiệu quả
Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops cũng được nhiều người sử dụng

Chống chỉ định: Sản phẩm không nên dùng cho người có cơ địa dễ dị ứng, nhạy cảm hay quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops.

Liều dùng: Dùng theo khuyến cáo của bác sĩ. Nhỏ mỗi ngày từ 6 – 8 giọt, chia thành nhiều lần nhỏ trong ngày.

Cách dùng: Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc giữa chừng. Tránh để thuốc dính vào mắt, da mặt.

Tác dụng phụ: Mặc dù ít gặp tuy nhiên người dùng nên thận trọng với các phản ứng phụ sau khi dùng Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops. Chẳng hạn tình trạng ngứa ngáy, đua tai, đau đầu,…

Giá tham khảo: 10.000đ/lọ.

Cách sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa an toàn

Sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên trường hợp người bệnh sử dụng không đúng cách, sai liều lượng có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Để bạn đọc điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, dưới đây là hướng dẫn sử dụng thuốc cơ bản đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ em và người lớn:

Cách sử dụng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa an toàn
Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị

Đối với trẻ em: Cần người hỗ trợ khi thực hiện nhỏ thuốc cho trẻ. Đặc biệt là trường hợp bé nhỏ tuổi, quấy khóc phải có người giữ bé và một người thao tác nhỏ thuốc. Quy trình cơ bản gồm các bước:

  • Sử dụng một chiếc khăn sạch gấp gọn và để lên giường.
  • Tiếp đến cho bé nằm lên khăn, hướng phần tai bị viêm lên trên.
  • Sau đó, người thực hiện sẽ kéo nhẹ dái tai của bé, nhỏ thuốc vào trong đủ liều dùng được bác sĩ hướng dẫn.
  • Để thuốc có điều kiện thẩm thấu tốt nhất, bạn cần cố định đầu bé trong khoảng 2 phút. Đồng thời kết hợp gập phần vành tai nhẹ nhàng để tăng độ thẩm thấu cho thuốc.

Đối với người lớn: Không quá khó khăn như đối với trẻ em, người lớn có thể tự chủ động thực hiện. Quy trình cơ bản như sau:

  • Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm nghiêng một bên sao cho đầu nghiêng để thuốc nhỏ vào trong dễ dàng.
  • Kéo vành tai, đưa ống thuốc vào và nhỏ thuốc.
  • Để đầu nghiêng 2 phút rồi thả tai về vị trí thoải mái.
  • Nằm nghỉ để thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng.

Người dùng nên sử dụng thuốc theo khuyến cáo hoặc hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ. Trường hợp sau khi dùng thuốc nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ sớm.

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa

Thuốc nhỏ trị viêm tai giữa giúp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Khi dùng thuốc, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa
Trước khi dùng thuốc nên khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
  • Trước khi nhỏ thuốc, người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Lau khô trước khi nhỏ để ngăn nguy cơ viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi.
  • Theo dõi phản ứng sau điều trị, trường hợp gặp phải biểu hiện bất thường nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
  • Tìm mua sản phẩm tại cơ sở phân phối uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
  • Kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường đề kháng cho người bệnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không nên quá áp lực, nóng vội. Việc điều trị bệnh là một quá trình, cần thời gian để tổn thương phục hồi.
  • Bảo vệ sức khỏe hệ thống tai – mũi – họng, tránh viêm nhiễm lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác phát sinh các biến chứng không mong muốn.
  • Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi. Trường hợp viêm tai giữa dùng thuốc một thời gian không cải thiện có thể chuyển sang giải pháp can thiệp khác chuyên sâu hơn.

Trên đây là một số thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Việc dùng thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng, đồng thời tuân thủ theo phác đồ để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...