Viêm Âm Đạo Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm âm đạo ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm có thể xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Bệnh thường khởi phát bởi thói quen vệ sinh, cách chăm sóc vùng kín hàng ngày của trẻ. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin về  bệnh lý này để có những hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt.

Bệnh viêm âm đạo ở trẻ em là gì?

Viêm âm đạo ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở vùng kín dù trẻ chưa quan hệ tình dục. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi với các triệu chứng không khác biệt nhiều với người lớn. Theo đó, các chuyên gia cho biết vì cơ quan sinh dục ở trẻ vẫn chưa thật sự hoàn thiện nên càng dễ bị các yếu tố có hại từ bên ngoài tấn công. Phần màng trinh, niêm mạc, buồng trứng, môi nhỏ và môi lớn đều có nguy cơ tổn thương khá cao khi bị nấm, vi khuẩn tấn công.

Đồng thời, môi trường pH âm đạo của trẻ em sẽ chỉ ở mức kiềm, trong khi đó pH âm đạo ở người trưởng thành sẽ có độ axit cao hơn. Do đó, trẻ cũng dễ bị viêm nhiễm, tổn thương bởi các loại vi khuẩn gây bệnh.

Đối với tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở trẻ em, nếu sớm có các biện pháp điều trị thích hợp, bệnh sẽ chấm dứt nhanh chóng. Ngược lại, nếu không nhận biết kịp thời và thăm khám, chữa bệnh đúng cách, các biến chứng sẽ xảy ra, trẻ có thể bị tái phát viêm liên tục nhiều lần trong năm.

Viêm Âm Đạo Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa
Bệnh viêm âm đạo ở trẻ em xảy ra khi âm đạo của trẻ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm nhiễm

Nguyên nhân xảy ra viêm âm đạo ở trẻ em

Viêm âm đạo ở trẻ em được xác định xảy ra bởi các nguyên nhân liên quan tới thói quen sinh hoạt rất nhiều. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sai cách: Khi “cô bé” không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập. Đồng thời, thói quen rửa vùng kín qua loa hoặc không tắm rửa cũng là nguyên do dẫn tới bệnh viêm âm đạo.
  • Ngồi bệt dưới nền: Trẻ em thường có thói quen ngồi bệt dưới nền đất, nền nhà khiến các loại vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập qua lớp quần áo vào âm đạo.
  • Giặt chung quần áo: Phụ huynh giặt chung đồ của trẻ với các thành viên trong gia đình sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, trùng roi, ký sinh trùng, nấm mốc chưa được loại bỏ sạch lây lan sang đồ của trẻ. Khi này, vùng kín sẽ nhanh chóng khởi phát viêm nhiễm.
  • Bệnh ngoài da: Vảy nến, chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay ở vùng kín là nguyên do thường gặp gây ra viêm âm đạo ở trẻ em.
  • Dùng dung dịch vệ sinh: Trẻ sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có nhiều hương liệu, pH không thích hợp và nhiều chất tạo bọt có thể bị khô âm đạo, viêm nhiễm vùng kín.
  • Trước khi tắm cho con không rửa tay sạch sẽ: Phụ huynh khi tắm cho trẻ có thể bỏ qua bước rửa tay với xà bông. Điều này gây truyền vi khuẩn từ tay sang vùng kín của trẻ và dẫn tới viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo ở trẻ em
Hầu hết các trường hợp bé gái mắc bệnh là do thói quen vệ sinh kém, nhất là vệ sinh vùng kín

Dấu hiệu viêm vùng kín ở trẻ em

Viêm âm đạo ở trẻ em cũng có các dấu hiệu rất rõ ràng, cụ thể gồm có:

  • Khu vực vùng kín thường tiết ra nhiều dịch có màu vàng, trắng, dịch kèm theo mùi hôi tanh.
  • Trẻ luôn ngứa ngáy, thậm chí phải dùng tay cào gãi để giảm khó chịu.
  • Đi tiểu rắt, tiểu bí, tiểu không tự chủ hoặc có cảm giác đau xót.

Với những trẻ vẫn cần mẹ tắm cho, có thể thông qua quan sát bằng mắt thường để nhận biết. Nhưng với những trẻ lớn hơn, phụ huynh cần quan tâm chia sẻ với con thường xuyên để kịp nhận biết những vấn đề con đang gặp phải.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý 
Vùng kín của bé tiết dịch bất thường, dịch tiết thường có màu trắng hoặc vàng

Viêm âm đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dù ở người trưởng thành hay trẻ em, bệnh viêm âm đạo cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ, bệnh còn tác động tiêu cực đến tâm sinh lý bởi nhóm đối tượng này chưa phát triển về thể trạng hoàn toàn và tâm lý chưa ổn định.

Ngoài ra, các triệu chứng viêm âm đạo tiến triển nặng nề và tái phát liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang các bộ phận lân cận và gây viêm tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vòi trứng,… Về lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung.

Tóm lại, trẻ bị viêm âm đạo là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và chức năng sinh sản. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chẩn đoán viêm âm đạo ở trẻ em

Trường hợp trẻ nhỏ bị viêm âm đạo, việc chẩn đoán thường được tiến hành bằng cách thu thập thông tin từ phụ huynh và tiến hành thăm khám lâm sàng. Do nhiều trẻ sợ tiếp xúc với người lạ nên ba mẹ cần động viên trẻ để tạo tâm lý thoải mái khi thăm khám.

Chẩn đoán viêm âm đạo ở trẻ em 
Việc chẩn đoán chủ yếu thông qua thăm khám các biểu hiện lâm sàng

Đối với các bé gái ở độ tuổi dậy thì, nhóm tuổi này thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín nên bạn cần chú ý quan sát, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường nhằm hỗ trợ tâm lý cho bé. Theo đó, hãy giúp con hiểu được sự cần thiết của việc thăm khám và kiểm tra sức khoẻ phụ khoa.

Khi gặp bác sĩ chuyên khoa, hãy cung cấp các thông tin về biểu hiện bất thường ở vùng kín để bác sĩ dễ dàng trong việc kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh lý. Do các bé chưa quan hệ tình dục nên sẽ không tiến hành siêu âm đầu dò, khám sâu trong âm đạo. Việc chẩn đoán chủ yếu thông qua thăm khám thông thường.

Đối với các bé gái đã có kinh nguyệt, bạn nên đưa con đi khám phụ khoa sau ngày nguyệt san. Thời điểm thích hợp là 3 ngày sau khi sạch kinh và cần khám buổi sáng để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Các phương pháp điều trị viêm âm đạo ở trẻ em

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây viêm âm đạo và độ tuổi mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm âm đạo phù hợp giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và hạn chế tái phát trong thời gian dài.

1. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện

Đối với những trường hợp trẻ bị viêm âm đạo ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa áp dụng một số mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát do bệnh lý gây ra.

Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện
Lá trà xanh có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, nấm men gây viêm âm đạo

Do tận dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn, lành tính cao nên có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi và hạn chế phát sinh tác dụng phụ, rủi ro. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm âm đạo ở trẻ:

  • Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Bên cạnh đó, thảo dược này còn hỗ trợ phục hồi tổn thương ở vùng kín và ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập. Bạn có thể dùng 1 nắm lá trà xanh nấu nước rồi cho trẻ xông vùng kín hoặc ngâm rửa hàng ngày.
  • Lá trầu không chữa bệnh: Tương tựa như lá trà xanh, các thành phần hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng giảm ngứa ngáy, loại bỏ dịch âm đạo có mùi hơi khó chịu và ức chế hoạt động quá mức của vi khuẩn gây bệnh.

2. Điều trị bệnh lý bằng Tây y

Vùng kín của trẻ còn non nớt, hệ thống sinh dục chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, bác sĩ chuyên khoa cần cân nhắc kỹ trước khi can thiệp biện pháp y tế điều trị bệnh lý. Thông thường sẽ áp dụng một số hướng điều trị sau:

Đối với bệnh viêm âm đạo không đặc hiệu:

Như đã đề cập, bệnh viêm âm đạo thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Một số trường hợp, bệnh bùng phát do niêm mạc âm đạo của trẻ bị kích ứng với các sản phẩm tẩy rửa, dung dịch vệ sinh. Tình trạng này khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.

Đối với trường hợp này, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng thuốc điều trị. Thay vào đó chỉ cần loại bỏ các tác nhân gây hại và phục hồi tổn thương để kiểm soát bệnh lý. Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý hơn trong việc vệ sinh sạch sẽ cho bé, giữ vùng kín được khô ráo, thoáng mát để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Đối với bệnh viêm âm đạo đặc hiệu:

Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do nhiễm trùng nấm Candida albicans, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Hoặc do một số bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến. Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị viêm âm đạo nhằm kiểm soát bệnh lý.

Điều trị bệnh lý bằng Tây y
Nếu bệnh do nấm Candida albicans, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Bác sĩ có thể chỉ định thuốc đường uống và thuốc bôi để kiểm soát

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ các triệu chứng bệnh lý và độ tuổi mắc bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống, kem bôi ngoài da. Theo đó, ba mẹ cần tuân thủ liều dùng và cách dùng theo đúng chỉ dẫn, tránh tự ý mua thuốc về điều trị cho bé vì có thể gây ra tác dụng phụ, rủi ro.

Cần làm gì khi trẻ bị viêm âm đạo?

Bên cạnh các phương pháp điều trị và hỗ trợ, ba mẹ cần chủ động trong việc chăm sóc trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, rút ngắn thời gian điều trị, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:

  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, E, A vào chế độ ăn uống hàng ngày để đẩy lùi các triệu chứng bệnh lý. Đồng thời giúp trẻ phòng ngừa các bệnh phụ khoa thường gặp như nấm âm đạo, đau rát âm đạo, viêm lộ tuyến,…
  • Trẻ bị viêm âm đạo nên ăn sữa chua thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh. Bởi thực phẩm này có chứa nhiều acid lactic, lợi khuẩn probiotic và các loại nấm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể và cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể cũng như vùng kín.
  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và các thức uống có gas. Bởi những thực phẩm này có thể làm tăng nhiệt độ vùng kín, khiến các hại khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách:

  • Cho trẻ dùng nước muối ấm để vệ sinh vùng kín mỗi ngày trong thời gian điều trị bệnh
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín sạch sau khi đi vệ sinh. Đối với các bé nhỏ, bạn cần rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh cho bé.
  • Sau khi vệ sinh, dùng khăn giấy lau khô âm đạo từ trước ra rau trước khi mặc quần lót

Kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm âm đạo ở trẻ

Viêm âm đạo ở trẻ em có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có khả năng lây lan và tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là viêm âm đạo do nấm.

Kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm âm đạo ở trẻ 
Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp với trẻ

Vì vậy, ba mẹ cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát cho trẻ. Cụ thể:

  • Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín cho trẻ hàng ngày. Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp với trẻ. Tuyệt đối không dùng nước rửa phụ khoa của người lớn cho trẻ.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh trẻ rửa sạch vùng kín và dùng khăn giấy lau khô từ trước ra sau.
  • Chọn mặc cho bé trang phục thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt. Đồng thời giữa vùng kín luôn được khô thoáng, thoải mái.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi sử dụng bỉm, mẹ cần thay bỉm thường xuyên. Việc để quá lâu sẽ khiến vi khuẩn trong chất thảo xâm nhập và âm đạo và gây viêm nhiễm.
  • Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen mặc quần lót để giúp bảo vệ vùng kín, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tránh để bé ngồi dưới đất hoặc nơi không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn, nấm men dễ xâm nhập và gây bệnh ở vùng kín.
  • Cần chú ý chế độ ăn cho trẻ, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện đề kháng và phòng ngừa tác nhân gây bệnh.

Viêm âm đạo ở trẻ em có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhiều biến chứng nhưng nếu biết cách nhận biết và điều trị từ sớm sẽ khỏi nhanh chóng. Phụ huynh nên chú ý quan tâm tới sức khỏe của con để kịp thời đưa con tới bệnh viện khám và điều trị.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...