Lá Trầu Không Và 20 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

Lá trầu không được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian. Trong y học hiện đại, lá trầu không có chứa nhiều thành phần dược chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao nên được sử dụng để điều trị các bệnh táo bón, giảm đau, ho, viêm phế quản, chứng khó tiêu, sát trùng vết thương…

Lá trầu không
Lá trầu không là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian

Tổng quan về dược liệu lá trầu không

  • Tên tiếng Việt: Trầu không, trầu lương, trầu cay, phù lưu, thược tương, thổ lâu đằng, Mjầu (Tày), Lau (Dao)…
  • Tên khoa học: Piper betle L.
  • Họ: Piperaceae (Tiêu)
  • Phân nhóm: Trầu mỡ và trầu quế

1. Đặc điểm, hình thái nhận biết

Lá trầu không là một trong các bộ phận của cây trầu không, loại cây này rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại thực vật dây leo, thân nhẵn, mềm và dai khó gãy. Cây thường mọc bám trên thân của các loại cây khác.

  • Lá trầu không có hình tim, hình trái xoan, đầu lá nhọn, cuống có bẹ, mọc so le dài từ 10 – 13m, rộng từ 4.5 – 9cm. Hình dạng của lá khá giống với lá lốt.
  • Loại cây này cũng có hoa, mọc thành từng cụm, hình chùy thon dài với kích thước 7 – 18mm, bên trong có chứa nhiều hoa nhỏ i ti.
  • Quả hình tròn, dẹt, mọng và bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mềm. Mùa quả rộ nhất thường rơi vào khoảng tháng 4 – 7 hằng năm.

Một số hình ảnh về cây trầu không

Lá trầu không
Hình ảnh cây trầu không mọc tự nhiên
Lá trầu không
Thân cây trầu không mọc leo và sinh trưởng rất nhanh
Lá trầu không
Lá mọc từ cuống và so le với nhau

2. Phân bố

Trầu không là loại cây dễ phát triển và thường được trồng phổ biến ở các quốc gia tại châu Á như Ấn Độ, Thái lan, Malaysia, Indonesia… và cả Việt Nam. Tại nước ta, loại cây này được nhân giống và trồng rộng rãi vì có giá trị kinh tế cao trong việc dùng để chữa bệnh.

3. Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Lá trầu không được thu hái bất kỳ mùa nào trong năm.
  • Có thể dùng trực tiếp lá tươi, lá khô hoặc tán thành bột mịn sử dụng dần đều được.
  • Phải bảo quản lá ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để tránh ẩm mốc, mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trung bình trong 100g lá trầu không sẽ chứa các thành phần hóa học sau đây:

  • 85.4% độ ẩm
  • 3.1% protein
  • 2.3% muối khoáng
  • 6.1% carbohydrate
  • 0.85 chất béo
  • 2.45 tinh dầu
  • Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, canxi carotn, thamin, niacin, riboflavin…
  • Hoạt chất phenol chavicol với đặc tính khử trùng mạnh

Từ thông tin trên có thể thấy, các dược chất có trong lá trầu không có tính kháng sinh, chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Nhờ đó giúp ức chế sự sinh sôi và phát triển của các chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, lỵ…

Công dụng của lá trầu không

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu ghi chép trong y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và được quy vào 3 kinh gồm tỳ, phế, vị. Với các tính năng chỉ khái, tiêu viêm, hạ khí, sát khuẩn, trừ phòng thấp, tiêu thũng chỉ thống, giảm ngứa, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, thần kinh và phòng bệnh lam sơn chướng khí.

Lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và chủ trị tiêu viêm, hạ khí, sát khuẩn, trừ phòng thấp, tiêu thũng chỉ thống, giảm ngứa…

Chính vì vậy, lá trầu không là một loại chủ dược thường dùng để điều trị các bệnh như:

  • Bệnh lỵ, sốt rét
  • Đau đầu, đau nhức lưng
  • Suy nhược thần kinh, đau đầu
  • Bệnh phổi
  • Viêm nhiễm, làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn, chàm da…
  • Phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa

Theo y học hiện đại

Các dược chất trong lá trầu không không chỉ được tận dụng trong điều trị bệnh theo Đông y mà còn được y học hiện đại công nhận. Và sau đây là một số công dụng chữa bệnh phổ biến của lá trầu không được ghi nhận tính đến thời điểm hiện tại:

1. Sát trùng vết thương

Hàm lượng các hoạt chất quý như chavibetol, allylcatechol, estragol, caryophyllen, chavicol, carvacrol, methyl eugenol, cineol, p-cymen, tanin, cadinen cùng nhiều loại vitamin, axit amin… với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Nhờ đó là ngoài dùng trầu để ăn, nhiều người còn sử dụng loại dược liệu này để sát trùng vết thương, giảm sưng viêm, mẩn ngứa, viêm hạch bạch huyết.

2. Chữa mụn nhọt, chàm ở trẻ sơ sinh

Tương tự nhờ những hoạt chất vừa kể trên với tỷ lệ vừa phải nên nhiều người sử dụng cho trẻ sơ sinh nhằm mục đích chữa mụn nhọt, lở loét, vết chàm da… hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da của trẻ.

3. Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng đánh bại các gốc tự do trong đường ruột. Nhờ đó giúp ổn định độ pH, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón hiệu quả.

4. Kích thích hệ tiêu hóa

Bị nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động yếu đi, gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu. Hãy thử sử dụng lá trầu không để hỗ trợ cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Không những vậy, các dược chất trong lá trầu không còn giúp kích thích các cơ trơn trong hệ tiêu háo hoạt động mạnh, tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ gây ra táo bón.

5. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Hàm lượng cao các chất kháng viêm cao trong trầu không còn giúp tiêu diệt các ô vi khuẩn bám trên răng. Đồng thời, hỗ trợ làm sạch, giúp răng sáng bóng, chắc khỏe, phòng ngừa sâu răng tối ưu.

6. Chữa bệnh ho hiệu quả

Kháng sinh là đặc tính nổi trội nhất của lá trầu không. Khi vào trong cơ thể có tác dụng chữa ho, giảm đau họng, làm tan đờm, diệt khuẩn, làm sạch cổ họng và chấm dứt cơn ho dai dẳng.

7. Trị các bệnh da liễu

Những bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, á sừng, dị ứng, nổi mẩn ngứa… gây ra triệu chứng rất khó chịu. Thay vì dùng thuốc, hãy thử các cách dùng lá trầu không để làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

8. Giảm đau

Theo các chuyên gia, lá trầu không có khả năng làm giảm đau hiệu quả. Các dược chất không chỉ kháng viêm, chống khuẩn mà còn hỗ trợ làm dịu da, giảm cơn đau nhức do sưng viêm, tấy đỏ, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn.

9. Chữa bệnh trĩ

Không chỉ làm giảm đau, giảm nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống nấm nhờ các chất kháng sinh, lá trầu không còn được biết đến với khả năng cầm máu và hỗ trợ chữa lành các vết thương do bệnh trĩ gây ra cực kỳ hiệu quả.

10. Chữa đau đầu

Đắp lá trầu không giã nát lên đầu, thái dương giúp các dược chất phát huy công dụng mạnh và làm giảm nhanh chóng cơn đau đầu khó chịu.

11. Kích thích cảm giác đói

Nồng độ pH trong dạ dày mất bị cân bằng khiến bạn thường xuyên bị đau dạ dày, mất cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân chính gây ra việc này là do các hormone tạo cảm giác đói trong cơ thể không được tiết ra đủ. Hãy thử sử dụng lá trầu không để khắc phục tình trạng này, phục hồi sự cân bằng độ pH trong dạ dày, kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp bạn lấy lại cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.

12. Chữa chứng suy nhược thần kinh

Mệt mỏi, thường xuyên đau đầu, không có sức sống… là những triệu chứng của tình trạng suy nhược thần kinh. Và trong dân gian cũng có rất nhiều người sử dụng lá trầu không để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

13. Hỗ trợ điều trị phong tê thấp

Đây cũng là một trong những công dụng hiệu quả của lá trầu không. Hàm lượng các chất kháng sinh, giảm đau như polyphenol, đặc biệt là chavicol… giúp hỗ trợ điều trị phong tê thấp rất tốt, lành tính và an toàn.

14. Phục hồi tổn thương do bỏng nước sôi

Những đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh trong tinh chất lá trầu không còn giúp làm dịu vết bỏng nước sôi, giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm rất hiệu quả.

15. Chữa tắc tia sữa

Đây là mẹo dân gian rất hay được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Chỉ cần sử dụng lá trầu không hơ nóng đắp trực tiếp lên vùng bầu ngực, nơi bị đau tức trong vòng vài phút kết hợp massage sẽ giúp giảm tắc tia sữa, viêm sưng vú…

16. Chữa viêm nhiễm phụ khoa

Đối với chị em phụ nữ, sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín hằng ngày còn giúp chữa các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả. Không những vậy, trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ chiết xuất từ lá trầu không để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

17. Hỗ trỡ giảm cân

Các dược chất trong lá trầu không hỗ trợ kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng bài tiết dịch tiêu hóa, đào thải độc tố và lượng nước dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ điều trị táo bón, làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tất cả những tác dụng này đều giúp bạn giảm cân một cách lành mạnh.

18. Chữa rối loạn cương dương ở nam giới

Nam giới mắc bệnh rối loạn cương dương không nên bỏ qua công dụng này của lá trầu không. Các hoạt chất trong dược liệu có tác dụng làm giãn mạch máu và hỗ trợ lưu thông máu đến dương vật nhiều hơn, từ đó xử lý các vấn đề tại đây cũng như cải thiện chức năng sinh lý nam.

19. Cải thiện hơi thở

Bên cạnh giúp răng khỏe mạnh, trắng sáng, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng tinh chất lá trầu không còn giúp làm tăng tiết nước bọt, ức chế sự phát triển của các ổ vi khuẩn, từ đó khôi phục độ pH và loại bỏ tình trạng hôi miệng.

20. Chữa đau họng

Với khả năng chống viêm kháng khuẩn – một đặc tính của lá trầu không giúp loại dược liệu này được sử dụng trong điều trị bệnh cảm lạnh gây ra đau họng, ho, sổ mũi…

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá trầu không

Để đạt được những hiệu quả chữa bệnh từ loại dược liệu này, bạn cần nắm rõ cách thực hiện cũng như liều dùng thích hợp. Nếu vẫn còn băn khoăn không biết cách thực hiện, hãy tham khảo một số bài thuốc sau đây:

1. Bài thuốc chữa đau đầu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi
  • Rửa sạch dược liệu, ngâm vào nước muối, sau khi vớt ra để ráo nước thì giã nát.
  • Xoa trực tiếp vào hai bên thái dương hoặc đỉnh đầu để cải thiện hiệu quả triệu chứng nhức đầu.

2. Bài thuốc chữa chứng đái rắt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một ít trầu không tươi, đường và sữa.
  • Sau khi làm sạch dược liệu, đem đi giã nát và vắt lấy nước cốt. Pha nước cốt với đường và sữa, khuấy đều lên và uống hết trong ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh phổi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá trầu không và một ít mù tạt
  • Lá trầu sau khi rửa sạch, đem tẩm mù tạt và hơ nóng, đặt lên ngực, vị trí của phổi cho đến khi lá nguội thì dùng lá khác.
  • Kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp bảo vệ và cải thiện chức năng thận rõ rệt.

4. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài lá trầu không và một ít mật ong
  • Trầu không rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
  • Hòa vào một thìa mật ong nhỏ, khuấy đều lên và uống hết trong ngày.

5. Bài thuốc chữa phong tê thấp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá trầu không, rễ lá lốt và rễ cây trinh nữ mỗi loại 12g.
  • Rửa sạch dược liệu và cho vào siêu thuốc sắc cùng 500ml nước trên lửa vừa.
  • Khi thấy nước trong siêu cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Lọc nước thuốc ra chén uống hết trong ngày, uống khi còn ấm và kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
Lá trầu không
Tùy theo từng dạng bệnh mà cách sử dụng lá trầu không sẽ khác nhau như uống, sắc thuốc, đắp hoặc ngâm rửa…

6. Bài thuốc chữa viêm hong, ho suyễn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4 – 8g lá trầu không, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút.
  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua ray để lấy phần nước cốt.
  • Sử dụng nước này đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt qua từng ngày.

7. Bài thuốc trị đau nhức lưng

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và một ít dầu dừa
  • Rửa sạch lá, giã nát lấy nước cốt, cho vào một ít dầu dừa, khuấy đều lên rồi bôi trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
  • Thực hiện ngày 2 – 3 lần và liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

8. Bài thuốc hỗ trợ chữa lành vết thương

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá qua nhiều nước, ngâm vào nước muối pha loãng.
  • Giã nhuyễn lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị tổn thương, sau đó dùng lá trầu không tươi phủ lên, dùng băng gạc quấn cố định lại.
  • Với những trường hợp vết thương đã bị nhiễm khuẩn có thể nấu nước lá trầu không cùng phèn chua để ngâm rửa vết thương.
  • Với những trường hợp bị vết thương do trầy xước, rách da, phát ban, sưng viêm… dùng nước cốt thoa kết hợp đắp bã lá trầu không lên vết thương.

9. Bài thuốc chữa tắc tia sữa

Cách thực hiện

  • Dùng một ít lá trầu không tươi, rửa sạch và lau cho thật khô ráo.
  • Tẩm một ít dầu gió lên lá và đắp trực tiếp lên bầu ngực khoảng 5 phút.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng để khai thông tuyến sữa.
  • Lưu ý mẹ bỉm sữa không thực hiện biện pháp này thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, trẻ bú sữa bị khó tiêu, viêm nướu…

10. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và vớt ra để ráo,
  • Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá vào nấu cùng, khi nước sôi bùng lên thì cho 1 thìa muối vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, hòa vào một ít nước lạnh cho nước ấm thì dùng để ngấm rửa vùng da bị dị ứng, viêm nhiễm.

11. Chữa phụ khoa bằng lá trầu không

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 10 lá trầu không rửa sạch, ngâm vào thau nước muối 15 phút.
  • Cho lá vào nồi nước sôi đun 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá ra thau và thêm nước lạnh cho nguội bớt.
  • Dùng khăn bông thấm nước lá và lau vùng kín nhẹ nhàng. Chú ý chỉ lau rửa bên ngoài, không thụt rửa sâu vào âm đạo để tránh gây viêm nhiễm, tổn thương.

12. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20 lá trầu không, rửa sạch và đem đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Nước sôi già thì cho vào 1 thìa muối ăn, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra bô chuyên dùng để xông hơi vùng kín và tiến hành xông hậu môn khi nước còn nóng.
  • Sau khi nước nguội thì dùng để ngâm rửa, kết hợp dùng bã lá cọ rửa hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.

Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không trong các bài thuốc chữa bệnh

Có thể thấy, lá trầu không có nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng lá cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng cùng nhiều rủi ro do lạm dụng quá mức. Vì vậy, để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn mà không gây tác dụng phụ, bạn hãy chú ý một số điều sau đây:

Lá trầu không
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và tuân thủ liều dùng quy định
  • Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các dược sĩ về phương pháp này.
  • Nếu được khuyến khích áp dụng, phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng do chuyên gia hướng dẫn.
  • Chú ý chỉ sử dụng lá sạch, trồng tự nhiên và không lẫn hóa chất, thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
  • Với những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi có nhiều bệnh lý nền… cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
  • Vì lá trầu không là dược liệu trị bệnh tự nhiên nên thành phần dược tính khá thấp. Nếu áp dụng người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Trong quá trình sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được xử lý ngay cũng như tư vấn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Trên đây là những thông tin tổng quan về dược liệu lá trầu không cũng như chi tiết về cách sử dụng trị bệnh sao cho hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn có thêm kinh nghiệm chữa bệnh bằng dược liệu tại nhà hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...