Viêm Tai Giữa Có Mủ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tai giữa có mủ là một giai đoạn của bệnh viêm giữa cấp tính. Tình trạng này thường xảy ra sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết. Trong giai đoạn này, bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ứ đọng mủ trong tai, đi kèm với triệu chứng thủng màng nhĩ.
Nguyên nhân viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa có mủ đề cập đến một giai đoạn đoạn của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Theo đó, tình trạng này thường khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết. Bệnh viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa, gây ra triệu chứng chảy mủ.
Theo các chuyên gia, mủ hình thành trong ống tai là do niêm mạc tăng tiết dịch nhầy gây ứ đọng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tụ mủ ở cơ quan này. Không giống với những giai đoạn trước đó, viêm tai giữa ứ mủ có mức độ nghiêm trọng hơn và có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Ống vòi tai có nhiệm vụ giúp cân bằng áp suất trong không khí bên trong và ngoài tai. Tuy nhiên, cơ quan này hoạt động không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thoát dịch và dẫn đến ứ đọng dịch mủ. Nguyên nhân khiến ống vòi tai hoạt động sai có thể do:
- Dị ứng hoặc cảm lạnh: Những bệnh lý này có thể làm sưng, tắc nghẽn niêm mạc họng, mũi, ống vòi tai. Từ đó gây cản trở quá trình lưu thông cũng như các chất dịch trong cơ thể.
- Bị khiếm khuyết ống vòi tai
- Mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi, viêm VA, u ở vòm họng, viêm xoang, sưng vòm họng
- Trẻ em hoặc một số trường hợp có ống vòi tai chưa toàn thiện
Số liệu thống kê nhận thấy, tỉ lệ trẻ em bị viêm tai giữa ứ mủ ít nhất 1 lần trong đời chiếm khoảng 50%. Nguyên nhân là sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn so với người lớn nên dịch mủ có thể chảy ngược lên tai và dẫn đến viêm nhiễm.
Theo đó, bất cứ trẻ em cũng có thể bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao như:
- Bú sữa bình khi đang nằm ngửa
- Trẻ bị cảm lạnh
- Ngửi khói thuốc lá
- Có tiền sử bị viêm tai giữa, sọ não bất thường
Ngoài ra, nhiều trẻ còn xuất hiện mủ trước đó trong mũi họng và tai. Khi hít hay xì mũi không đúng cách, dịch này có thể truyền vào tai giữa và dẫn đến viêm ứ mủ.
Triệu chứng viêm tai giữa có mủ
Theo bác sĩ chuyên khoa, tình trạng viêm tai giữa có mủ được chia thành 2 giai đoạn rõ rệt. Cụ thể:
Thời kỳ ứ mủ:
- Ù tai, suy giảm thính giác
- Màng tai đục và có màu đỏ
- Cảm giác tồn đọng dịch mủ bên trong tai
- Đau nhức tai không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện một số biểu hiện khác như ho, sốt, chảy nước mũi
- Viêm tai giữa ở trẻ em còn đi kèm với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, kém ăn, quấy khóc
Thời kỳ vỡ mủ:
- Trường hợp mủ chảy ra ngoài tai, tình trạng đau nhức, ù tai, sưng nóng có thể giảm dần
- Dịch tiết ra lúc đầu loãng và trong, nhưng sau đó có xu hướng chuyển màu vàng chanh và đặc dần
- Sau một thời gian, dịch này chuyển thành mủ nhầy
Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không?
Theo nhận định của các chuyên gia, viêm tai giữa có mủ khi chuyển sang viêm tai giữa mạn tính thường gây khó khăn trong việc điều trị. Nhất là bệnh viêm tai giữa mạn tính không có cholesteatoma sẽ rất dễ bị phá hủy xương, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể nhận thấy, đây là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Trường hợp không can thiệp điều trị kịp thời có thể đối mặt với các biến chứng như sau:
- Ảnh hưởng đến thính giác: Tình trạng nhiễm trùng ở tai tái đi tái lại hoặc chất lỏng trong tai giữa có thể gây suy giảm thính lực nghiêm trọng, hoặc thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
- Lây nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng sang những mô lân cận, từ đó làm tổn thương đến xương, hình thành các nang chứa mủ.
- Rách màng nhĩ: Trong một số trường hợp, tình trạng viêm nhiễm có thể hình thành ổ mủ tại tai và gây thủng màng nhĩ.
- Ống tai bị hẹp: Viêm tai giữa lâu này có thể khiến lớp màng nhĩ bị khô và dày. Khi đó lớp vảy tổn thương tích tụ trong ống tai, khiến chúng bị thu hẹp và gây điếc tai.
Phòng ngừa viêm tai giữa có mủ tái phát
Viêm tai giữa có mủ có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên nếu không có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tình trạng này tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn tác động xấu đến những cơ quan khác của đường hô hấp.
Do đó, sau khi điều trị người bệnh cần chủ động áp dụng các phương pháp phòng ngừa như:
- Tích cực điều trị các bệnh lý về tai - mũi - họng như viêm amidan, viêm VA,...
- Khi bơi lội, cần mang nút tai và tránh để nước ứ đọng trong ống tai giữa, gây ứ đọng dịch
- Không tiếp xúc với người đang mắc các bệnh truyền nhiễm
- Cần mang khẩu trang khi đến những nơi công cộng như bến xe, bệnh viện,...
- Vệ sinh tay trước - sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế đưa vi khuẩn, virus vào cơ thể.
- Tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin để thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Viêm tai giữa có mủ có thể được điều trị dứt điểm và không để lại di chứng. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như liệt mặt do tổn thương dây thần kinh 7, viêm xương chũm cấp tính. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!