Viêm VA

Viêm VA là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, được chia thành giai đoạn cấp và mãn tính. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị sốt, rát cổ họng, đau đầu, nghẹt mũi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu không sớm điều trị, viêm VA kéo dài có thể gây biến chứng như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, dị dạng sọ mặt,…

Viêm VA là gì?

VA là một tổ chức lympho bao gồm các tế bào bạch cầu nằm ở cổ họng, phía sau mũi. Đây được xem là lớp màng bảo vệ, ngăn cản vi khuẩn từ bên ngoài đi vào đường hô hấp tấn công vào phổi. VA được hình thành khi trẻ vừa chào đời, giai đoạn từ 6 tuổi VA phát triển mạnh mẽ nhất để đảm nhiệm vai trò miễn dịch. Khi trẻ đến 9 - 10 tuổi thì bộ phận này sẽ bắt đầu teo dần.

Viêm VA là gì?
Viêm VA là gì?

Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm do hại khuẩn tấn công ồ ạt trong thời gian dài tại cơ quan này. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biểu hiện bất thường ở VA, nếu không điều trị có thể gây kích thích dẫn đến bít tắc lỗ thông khí tai giữa. Người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý khác khi VA bị viêm nhiễm như bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản,...

Bệnh được chia thành 2 dạng là cấp và mãn tính. Nếu không phát hiện điều trị từ giai đoạn sớm, tình trạng cấp tính có thể chuyển sang mãn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó bạn đọc không nên chủ quan. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn. Trường hợp trẻ bị viêm VA mãn tính gặp phải các triệu chứng nặng nề, tái phát nhiều lần, thậm chí kéo dài đến khi trẻ đã trưởng thành.

Nguyên nhân viêm VA

Có nhiều nguyên nhân gây viêm VA, trong đó đặc biệt là yếu tố ngoại xâm từ vi khuẩn, virus,... Chẳng hạn các loại khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, heamophilus influenzea, myxovirus, rhinovirus,... Ngoài ra, do VA là cơ quan có nhiều hốc khe, việc thường xuyên tiếp xúc với hại khuẩn khiến chúng có môi trường lưu trú và phát triển trong thời gian dài. Trẻ có thể bị viêm VA do những yếu tố nguy cơ sau:

Nguyên nhân gây viêm VA
Có nhiều nguyên nhân khiến VA bị viêm nhiễm

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Đặc biệt những trẻ bị sinh non, còi xương, có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết,... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Thói quen ăn những thực phẩm lạnh, chạy nhảy đổ mồ hôi khiến cơ thể nhiễm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm VA, viêm amidan,...
  • Môi trường sống nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm, người xung quanh hút thuốc lá khiến trẻ hít khói thuốc thụ động, tiếp xúc với hóa chất,... khiến hệ hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm, suy yếu hoạt động.
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trước đó, chẳng hạn các bệnh cúm, ho gà, bệnh sởi...
  • Trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển và tấn công vào hệ hô hấp gây bệnh.
  • Ngoài ra, một số trường hợp trẻ em bị giang mai bẩm sinh, có tổ chức hạch bạch huyết phát triển quá mức ở cổ, họng cũng rất dễ bị viêm nhiễm VA.

Cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở trẻ để có phương án điều trị, khắc phục hợp lý và an toàn cho trẻ. Việc chủ quan, không can thiệp sớm có thể tạo điều kiện khiến hại khuẩn xâm nhập sâu hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp và sức khỏe của bệnh nhi.

Triệu chứng viêm VA

Bệnh viêm VA xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn khá non yếu.  Tình trạng cấp tính có thể xảy ra ở trẻ nhỏ chỉ mới 6 - 7 tháng tuổi cho đến giai đoạn 4 - 7 tuổi, cũng có một số bé mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn. Trường hợp viêm VA mãn tính chủ yếu xảy ra ở các bé từ 18 tháng đến 6 tuổi. Nhận biết thông qua các triệu chứng bất thường như:

Triệu chứng nhận biết viêm VA
Triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh hô hấp khác ở trẻ

  • Bệnh nhi bị sốt cao từ 38 độ đến 40 độ C trong thời gian dài.
  • Trẻ có các phản ứng như khó thở, thanh quản co thắt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,...
  • Bệnh nhi thường bị nghẹt cả hai bên mũi khiến bé phải thở hoàn toàn bằng miệng, thở khó, khò khè. Trẻ lớn có thể bị nghẹt mũi nhẹ khiến trẻ ngủ ngáy.
  • Thường xuyên quấy khó, bỏ bú đối với trẻ sơ sinh.

Những biểu hiện trên đây thường là các triệu chứng cảnh báo viêm VA cấp tính. Trường hợp phụ huynh không phát hiện, thăm khám và giúp con điều trị nguy cơ viêm tái đi tái lại dẫn đến tình trạng mãn tính khá cao. Lúc này, mức độ triệu chứng nặng nề hơn, chẳng hạn:

  • Trẻ bắt đầu ho thường xuyên, cơn sốt có thể ngắt quãng hoặc liên tục kéo dài.
  • Tình trạng nghẹt mũi, thở khó trở nên nghiêm trọng hơn, dịch mũi chảy ra có màu xanh diễn ra trong khoảng vài tháng.
  • Khi ngủ bệnh nhi thường há miệng để thở, phát ra tiếng ngáy hoặc nghiến răng.

Nguy cơ viêm VA mãn tính phát sinh biến chứng cao nếu không sớm điều trị. Trẻ thường bị sụt cân nhanh, chán ăn, bỏ bú, cơ thể thiếu dinh dưỡng gây xanh xao, mệt mỏi,...

Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy về mặt tinh thần, sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ. Do đó bố mẹ không nên chủ quan, cần thăm khám sớm cho con để kịp thời điều trị phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Viêm VA có nguy hiểm không?

Bệnh viêm VA thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không sớm điều trị có thể phát sinh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số nguy cơ có thể xảy ra như:

  • Viêm nhiễm đường hô hấp:

Khi VA viêm nhiễm có thể hình thình mủ, chúng chảy xuống họng làm kích thích các phản ứng, khiến người bệnh bị viêm đường hô hấp. Lúc này trẻ có thể mắc phải các bệnh lý liên quan khác như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,... Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm phổi, viêm phế quản hen,...

  • Viêm tai giữa cấp:

Vi khuẩn xâm nhập tại VA có thể bám vào đường vòi nhỉ, sau đó chúng sẽ di chuyển lên tai khiến người bệnh mắc phải chứng viêm tai giả cấp. Nhận biết biến chứng thông qua các triệu chứng bất thường như màng nhỉ bị sưng đỏ, phồng to sau một thời gian khiến tai trẻ bị đau nhức dữ dội, trẻ bị sốt cao trên 39 độ C.

Viêm VA có nguy hiểm không?
Viêm VA lâu ngày có thể dẫn đến viêm tai giữa

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hình thành mủ trong tai. Nếu không sớm điều trị, viêm tai giữa do biến chứng viêm VA có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác. Chẳng hạn như nguy cơ thủng màng nhĩ, điếc hoàn toàn. Lúc này quan sát bên ngoài ống tai của trẻ còn có dịch mủ tanh hôi chảy ra.

  • Viêm tai giữa tiết dịch:

Với sự phát triển của khối VA khi bị viêm nhiễm có thể gây hiện tượng tắc vòi nhĩ, gây áp lực bên lên màng nhĩ, tiết dịch khiến thính lực suy giảm nghiêm trọng. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng ứ dịch cơ thể gây ù tai, nghe kém, lâu dài có khả năng gây điếc hoàn toàn.

  • Dị dạng sọ mặt:

Hiện tượng quá phát VA diễn ra trong thời gian ngắn khiến đường thở bị bít tắc nghiêm trọng, trẻ bị thiếu oxy, không thể thở bằng mũi thay vào đó phải thở bằng miệng. Điều này làm trẻ dễ mệt mỏi khi ngủ, thiếu ngủ, kèm theo hiện tượng tụt lưỡi, ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm trên, hàm dưới bị đẩy ra ngoài khiến khuôn mặt bị méo mó, dị dạng,... Đây là một trong những biến chứng do viêm VA gây ra.

  • Rối loạn tiêu hóa:

Khoang mũi chứa nhiều dịch lâu dần chảy xuống miệng. Người bệnh nuốt phải dịch nhầy làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng. Đặc biệt, nếu tổ chức lympho đường ruột tiếp xúc với dịch nhầy từ đường hô hấp có thể bị kích ứng, sản sinh phản ứng viêm gây rối loạn hệ tiêu hóa.

  • Ngưng thở khi ngủ:

Xảy ra khi tình trạng phát triển quá mức của VA gây áp lực lên đường thở, khí không lưu thông qua phế quản như bình thường. Lâu ngày, phế nang trở nên giãn nở nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể gây suy tim trái.

Viêm VA có nguy hiểm không?
Trẻ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ nhiều lần khi khối VA chèn ép đường thở

Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm, cần được khắc phục sớm. Bởi, nguy cơ khi ngủ trẻ có thể bị nghẹt mũi hoàn toàn, gặp phải hiện tượng ngưng thở vài chục lần mỗi đêm, diễn ra trong khoảng 10 giây mỗi lần. Điều này không chỉ nguy hại sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh nếu không được điều trị sớm. Tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. Chính vì thế, nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ, tránh để bệnh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm VA

Viêm VA thường xảy ra ở trẻ em, mặc dù đucợ đánh giá là bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng. Do đó, thay vì điều trị tích cực, chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên chủ động ngay trong công tác phòng bệnh cho trẻ. Một số lưu ý như:

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm VA 
Tập cho trẻ thói quen tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

  • Vệ sinh tai - mũi - họng cho trẻ thường xuyên, có thể sử dụng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của người có chuyên môn để hạn chế sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể.
  • Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt chuyển mùa từ nóng sang lạnh nên chú ý giữ ấm cho trẻ tại các khu vực như cổ, bàn chân. Điều này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khiến trẻ bị cảm, sốt.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Không để trẻ ngậm đồ chơi, cắn móng tay,...
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt khăn, ga, gối đệm đảm bảo trẻ không hít phải nhiều khói bụi. Cẩn thận đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài, tránh để trẻ tiếp xúc gần với người mắc các bệnh về hô hấp.
  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể từ rau củ quả, trái cây tươi. Tránh để con ăn nhiều đồ lạnh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas,...
  • Cho trẻ bổ sung đủ lượng nước phù hợp cho cơ thể mỗi ngày. Cùng trẻ vận động cơ thể để tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại.

Viêm VA là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù được đánh giá không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu viêm nhiễm kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng khác. Do đó, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...