Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tai Giữa Và Các Lưu Ý Khi Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Việc dùng thuốc tốt nhất nên thông qua hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh tuân thủ liều dùng để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Các loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa hiện nay
Sử dụng thuốc kháng sinh trong các đợt điều trị ngắn ngày hiện nay là cách được áp dụng phổ biến. Thuốc kháng sinh có công dụng ngăn chặn sự viêm nhiễm lây lan, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù vậy, một số nhóm vi khuẩn vẫn có khả năng kháng kháng sinh, không thể loại bỏ hoàn toàn và có khả năng lây lan.
Trong các bệnh lý được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh viêm tai giữa là trường hợp thường gặp. Thuốc giúp nhanh chóng ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây viêm trong ống tai giữa. Tuy nhiên, trường hợp bệnh do virus cúm, virus thủy đậu, herpes ảnh hưởng gây ra thường không mang lại hiệu quả.
Do đó, trước khi chỉ định thuốc điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây viêm tai giữa mà người bệnh đang gặp phải để có hướng khắc phục phù hợp. Người bệnh nên hạn chế tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số kháng sinh điều trị viêm tai giữa được dùng hiện nay có thể kể đến như:
Kháng sinh tại chỗ
Kháng sinh điều trị viêm tai giữa tại chỗ được dùng nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm, nhằm loại bỏ vi khuẩn, ức chế sự sản sinh và tấn công của chúng vào niêm mạc tai. Tùy mức độ viêm ở mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc nhỏ tai cho đối tượng bệnh chưa bị thủng màng nhĩ.
Người bệnh nên tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc nhỏ trị viêm tai giữa được dùng như sau:
– Thuốc nhỏ tai Cyplox:
Cyplox là thuốc được dùng trong điều trị các vấn đề về viêm nhiễm tai, mắt, mũi. Thuốc có chứa thành phần chính là 0.3% hoạt chất Ciprolfoxacine, thuộc nhóm thuốc kháng sinh Quinolone giúp ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mãn tính thể có mủ. Ngoài ra, Cyplox còn được chỉ định dự phòng cho đối tượng phẫu thuật xương chũm cần tiêu viêm. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn sức khỏe.
Liều dùng và cách sử dụng: Nhỏ thuốc vào buổi sáng tối hoặc khi nhận thấy cơ thể bị khó chịu. Liều dùng ban đầu 2 – 3 giọt, nhỏ vào tai cách 2 giờ một lần. Sau đó có thể giảm dần lượng thuốc khi triệu chứng viêm tai giữa thuyên giảm.
Người bệnh nên lắc đều lọ thuốc trước khi dùng. Để thuốc thẩm thấu tốt nhất người bệnh nên nằm hoặc nghiêng tai khoảng 2 phút sau khi nhỏ thuốc để tránh làm dung dịch rớt ra ngoài tai. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho phụ nữ mang thai.
– Thuốc nhỏ tai Otofa:
Thuốc nhỏ tai Otofa hỗ trợ giảm triệu chứng viêm tai giữa khó chịu. Thuốc chứa thành phần kháng sinh là Rifamycin, tác động vào chuỗi ARN ngắn của vi khuẩn. Nhờ đó, Otofa mang lại tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ chủng vi khuẩn gram dương và gram âm gây hại bên trong tai giữa.
Liều dùng và cách sử dụng: Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý, thấm khô, sau đó nhỏ thuốc trực tiếp vào tai. Trẻ em nhỏ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 3 giọt. Người lớn nhỏ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ 5 giọt. Sử dụng liên tục tối đa 10 ngày, không lạm dụng. Nếu sau thời gian này tình trạng viêm không cải thiện nên thông báo để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị.
Không dùng thuốc Otofa cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng phụ như ngứa, nổi mẩn đỏ. Nếu tình trạng xảy ra nghiêm trọng người bệnh nên ngưng dùng và chọn sản phẩm điều trị khác phù hợp hơn.
– Thuốc nhỏ tai Otipax:
Otipax cũng là loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa dùng tại chỗ. Thuốc nhỏ trực tiếp vào trong tai giúp ngăn chặn sự sinh sôi của hại khuẩn. Thuốc không nhiễm vào máu nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Thành phần chính có trong thuốc là Lidocaine, Thiosulfate, Sodium,… cùng các tá dược vừa đủ.
Liều dùng và cách sử dụng: Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi ngày 4 giọt. Sử dụng không quá 10 ngày.
Thuốc chống chỉ định với đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, Không dùng cho người bị thủng màng nhĩ, người mắc chứng rối loạn truyền nhĩ thất hoặc trong tai có vết thương hở.
Thuốc nhỏ tai Ciprodex
Ciprodex là dạng thuốc nhỏ tai chứa thành phần kháng sinh giúp diệt vi khuẩn, ngăn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Thành phần chính có trong thuốc như Iprofloxacin, Dexamethasone,… giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu. Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị viêm tai giữa tiết mủ.
Liều dùng và cách sử dụng: Dùng nhỏ trực tiếp vào tai, liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không dùng Ciprodex cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng thuốc cho người bị huyết áp cao, rối loạn cơ bắp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Kháng sinh đường uống
Bên cạnh nhóm kháng sinh điều trị viêm tai giữa tại chỗ, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng thuốc đường uống để tăng cường khả năng kháng khuẩn. So với thuốc dạng nhỏ trực tiếp vào tai, thuốc kháng sinh đường uống có nguy cơ gây phản ứng phụ cao hơn.
Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Một số thuốc đường uống được dùng như:
– Ampicillin:
Đây là thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Người bị viêm tai giữa dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không dùng tùy tiện. Thuốc có thành phần chính là Ampicillin 500mg cùng các tá dược vừa đủ. Công dụng giúp diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây viêm nhiễm tai giữa.
Liều dùng và cách sử dụng: Bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng viêm nhiễm, tổn thương của từng bệnh nhân. Dùng uống trực tiếp. Liều tham khảo 0,25mg – 1mg mỗi lần dùng, dùng trước khi ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau 6 tiếng, tối đa không dùng quá 12g trong ngày.
Chống chỉ định dùng thuốc cho người dị ứng với thành phần có trong thuốc, người bị tăng bạch cầu đơn nhân hoặc mắc phải các bệnh lý cấp mãn tính nguy hiểm khác. Một số tác dụng phụ khi sử dụng như nổi mẩn đỏ, bong vảy, giảm tiểu cầu máu, tiêu chảy, viêm đại tràng,…
– Cephalosporin:
Cephalosporin có thể được sử dụng đường uống hoặc tiêm, đây là kháng sinh điều trị viêm tai giữa được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng mạnh đối với vi khuẩn gram dương, âm, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Thuốc được chỉ định cho người lớn và trẻ nhỏ, tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải.
Liều dùng và cách sử dụng: Sử dụng theo toa được bác sĩ kê, không dùng bừa bãi để tránh gặp phải phản ứng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định dùng Cephalosporin cho đối tượng dị ứng thuốc, người mắc bệnh viêm màng não. Thận trọng trước khi dùng cho người bị bệnh về gan, thận, hệ tiêu hóa. Thuốc không mang lại hiệu quả trong trường hợp viêm tai giữa do virus gây ra.
Ngoài các thuốc uống, thuốc nhỏ tai kể trên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán tình trạng viêm của mỗi bệnh nhân trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Người bệnh không nên tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi để tránh gặp phải tác dụng phụ hại sức khỏe.
Có cần thiết dùng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa?
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa là sự lựa chọn của nhiều người. Do thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên thực tế thuốc kháng sinh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không thích hợp điều trị kéo dài. Bởi dược tính của thuốc khá mạnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Vậy có cần thiết dùng kháng sinh điều trị viêm tai giữa hay không? Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra có 3 trường hợp cần lưu ý như sau:
- Viêm tai giữa nhẹ: Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kết hợp chăm sóc tai và cơ thể đúng cách để điều trị bệnh. Thông thường với tình trạng này, các bác sĩ chưa kê kháng sinh cho người bệnh.
- Viêm tai giữa do virus: Như đã đề cập, kháng sinh thường không thể loại bỏ virus gây bệnh. Chình vì thế, trường hợp bệnh do virus, bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp khác phù hợp hơn.
- Bệnh tiến triển do vi khuẩn lan rộng: Viêm tai giữa do vi khuẩn nặng nề cần can thiệp dùng thuốc kháng sinh, phòng nguy cơ bệnh chuyển sang mãn tính hoặc phát sinh biến chứng.
Do đó, trường hợp bệnh nhẹ người bệnh có thể điều chỉnh sinh hoạt, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau điều trị triệu chứng mà chưa cần dùng đến thuốc kháng sinh. Bởi thực tế nhóm thuốc này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhất là khi bệnh nhân tự ý dùng bừa bãi, kết hợp nhiều loại thuốc gây tương tác ảnh hưởng sức khỏe.
Một số lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm tai giữa
Kháng sinh điều trị viêm tai giữa cho kết quả nhanh, dùng ngắn hạn không dùng kéo dài. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thăm khám trước khi sử dụng thuốc kháng sinh. Cần kiểm tra, xác định tình trạng tổn thương niêm mạc tai giữa để có hướng điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhẹ có thể chưa dùng tới thuốc kháng sinh. Thay vào đó người bệnh có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc hỗ trợ điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Không lạm dụng, người bệnh cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng được bác sĩ hướng dẫn. Trường hợp quá liều hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
- Cẩn thận với các phản ứng bất thường sau khi dùng kháng sinh. Nên dùng thuốc cách xa bữa ăn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh thực phẩm tương tác với thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi để phòng tránh các phản ứng phụ không mong muốn gây hại sức khỏe, ảnh hưởng quá trình điều trị.
- Giữ tinh thần thoải mái, không nóng vội, điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn. Chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách. Hạn chế thực phẩm gây hại, tránh xa rượu bia, thuốc lá,…
- Tái khám định kỳ, kiểm tra mức độ phục hồi tổn thương. Trường hợp viêm tai giữa sau dùng kháng sinh không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khác hiệu quả hơn.
Trên đây là các loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa được dùng hiện nay. Bạn đọc tham khảo, tuy nhiên trước khi dùng nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Nhằm phòng tránh rủi ro gặp tác dụng phụ, khi dùng thuốc người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng nhóm thuốc này.
Xem Thêm:
- Top 10 Thuốc Nhỏ Trị Viêm Tai Giữa Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả
- Cách Vệ Sinh Tai Khi Bị Viêm Tai Giữa An Toàn và Đúng Cách
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!