Á Sừng Ở Tay
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh á sừng ở tay có tỷ lệ mắc phổ biến nhất so với những vị trí khác trên cơ thể. Đặc trưng của bệnh là một số những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc da, ửng đỏ…. Mặc dù bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng lại có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Vậy hiện nay có những cách chữa trị á sừng ở tay nào hiệu quả?
Bệnh á sừng ở tay là gì?
Bệnh á sừng có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca là một trong những bệnh lý da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa. Bệnh thường đặc trưng với các triệu chứng khó chịu như da bị sừng hóa, bong tróc, khô ráp, nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy dữ dội.... Những triệu chứng á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là á sừng ở tay gồm lòng bàn tay, ngón tay hoặc rìa bàn tay.
Những triệu chứng của bệnh á sừng ở tay được đánh giá là có tính chất mạn tính, dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi và lành tính do không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền phức và khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, đau rát, ngứa ngáy làm suy giảm chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc.
Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tại bệnh viện chuyên khoa da liễu. Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân á sừng ở tay
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra á sừng nói chung và bệnh á sừng ở tay nói riêng. Tuy nhiên, một số tác nhân được xác định là có liên quan mật thiết như yếu tố di truyền, cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc hóa chất, thời tiết thất thường, ăn uống không lành mạnh... Cụ thể như sau:
- Do sự thay đổi thời tiết: Bệnh á sừng ở tay thường bùng phát mạnh vào thời tiết hanh khô, chuyển từ nóng sang lạnh. Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí xuống thấp khiến cho da của bạn bị mất nước, trở nên thô ráp hơn và đẩy nhanh quá trình sừng hóa da, từ đó khởi phát triệu chứng bệnh á sừng.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm khởi phát triệu chứng bệnh á sừng ở tay. Hóa chất độc hại có tính tẩy rửa mạnh khi tiếp xúc với làn da mỏng, dễ bị kích ứng sẽ làm suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên, lúc này da tay có thể mắc phải rất nhiều bệnh ngoài da khác như chàm da, viêm da tiếp xúc, vảy nến... chứu không riêng gì bệnh á sừng.
- Do có cơ địa mẫn cảm: Mỗi người có một cơ địa làn da khác nhau, nếu bạn có cơ địa quá nhạy cảm, da mỏng manh thì khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như nguồn nước bẩn, lông chó mèo, côn trùng cắn, mủ độc thực vật... sẽ dễ dàng làm phát sinh các triệu chứng bệnh.
- Do nhiễm khuẩn: Sự xuất hiện của những vết thương hở trên tay nhưng không được vệ sinh chăm sóc kỹ lưỡng sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da và khởi phát bệnh á sừng.
- Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong cơ thể con người, vitamin A, E, C, D là những loại vitamin cực kỳ quan trọng có khả năng duy trì sự ổn định cho sức khỏe của làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại vitamin này hằng ngày, càng thiếu hụt dưỡng chất nhiều bao nhiêu sẽ càng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh á sừng.
Triệu chứng á sừng ở tay
Những triệu chứng của bệnh á sừng ở tay rất khó chịu, đây là điều mà có lẽ bất kỳ người bệnh nào đã từng trải qua mới có thể hiểu rõ cảm giác này. Những triệu chứng bộc phát bất kỳ lúc nào, dai dẳng và kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
- Ngứa ngáy khó chịu: Lớp da non ở tay được tái tạo liên tục hoặc do sự xâm nhập gây hại của các loại vi khuẩn, virus chính là nguyên nhân gây ra các cơn ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này càng nặng nề hơn nếu da tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất hay môi trường ô nhiễm. Kéo theo triệu chứng ngứa ngáy kéo dài là tình trạng người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.
- Chảy máu: Nhiều người do ngứa ngáy quá mức mà thường xuyên dùng tay chà xát mạnh, cào gãi lên vùng da bị tổn thương gây chảy máu, nhiễm trùng và lây lan bệnh sang những vùng da bình thường.
- Bong tróc da tay: Đây được xem là triệu chứng điển hình mà hầu hết người bệnh á sừng ở tay đều mắc phải. Nguyên nhân là do tình trạng da khô ráp quá mức không được dưỡng ẩm kịp thời khiến da bong tróc thành từng mảng, xù xì và ngứa ngáy. Nếu người bệnh cố ý gỡ lớp bong này ra làm hở vùng da hồng bên trong càng làm cho da bị tổn thương nặng hơn.
- Da khô ráp, nứt nẻ: Bất kỳ trường hợp vùng da nào bị á sừng cũng đều rất khô ráp, khi sờ vào sẽ thấy sần sùi, thô nhám hơn những vùng da bình thường khác.
- Xuất hiện mụn nước: Đối với những trường hợp bị nặng, trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện kèm theo những đốm mụn nước li ti gây ngứa ngáy và dễ vỡ nếu cào gãi mạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách Chữa Á Sừng
Bài viết trình bày các mẹo chữa bệnh á sừng tại nhà, tập trung vào việc chăm sóc đúng cách, thay đổi thói quen sinh hoạt, và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Chăm sóc đúng cách và thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để làm dịu da bị á sừng.
- Hạn chế chà xát, cào, gãi mạnh lên vùng da mắc bệnh.
- Cân bằng thời gian sinh hoạt hằng ngày và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Hạn chế ngâm rửa tay, chân và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, ngũ cốc, bơ.
- Uống đủ nước và kết hợp với nước ép trái cây.
Khi cần gặp bác sĩ:
- Điều trị á sừng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Gặp bác sĩ nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tháng, có dấu hiệu đau nhức, ngứa dữ dội, chảy máu, hoặc da tổn thương sần sùi và dày lên.
Phương pháp điều trị Tây y:
- Sử dụng thuốc acid salicylic, corticoid fucicort, kháng sinh, hoặc kháng nấm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Lưu ý về tác dụng phụ và không tự y ách sử dụng quá liều.
Thuốc Nam và Đông y:
- Áp dụng các loại cây như sài đất, lược vàng, ngải dại, vòi voi, đinh lăng, lá huyết dụ, trong các phương pháp chữa bệnh tại nhà.
- Sử dụng các bài thuốc đông y như Tiêu phong tán, Kinh phòng bại độc tán, Thanh dinh thang để giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng da.
Bài viết nhấn mạnh việc tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ và chú trọng vào việc chăm sóc bản thân đúng cách để đối phó với bệnh á sừng.
Thuốc Chữa Á Sừng
12 loại thuốc bôi chữa bệnh á sừng:
- Thuốc bôi Acid Salicylic 5%: Hoạt chất Acid Salicylic 5% có tác dụng làm bạt sừng, mềm da, giảm ngứa ngáy, đau rát, kháng viêm, chống nấm, diệt khuẩn.
- Thuốc bôi Diprosalic: Gồm 2 thành phần chính Acid salicylic 0.5mg, Betamethasone dippropionate 0.64mg. Tác dụng: Kháng viêm, chống nấm,giảm sưng viêm.
- Thuốc bôi Elidel: Chứa thành phần Pimecrolimus giúp ức chế hệ miễn dịch, giảm ngứa, nổi mụn nước.
- Thuốc Calcipotriol-B: Có 2 thành phần là Betamethasone 0.05%, Calcipotriol 0.005% giúp ức chế tế bào sừng, kháng viêm.
- Dermovate Cream 15g: Giảm ngứa ngáy, giảm bong tróc trên bề mặt da, chống viêm hiệu quả chỉ sau vài lần sử dụng.
- Thuốc bôi Gentrisone: Giảm ngứa ngáy, kháng viêm, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn nhờ vào thành phần Clotrimazol 100mg, Betamethasone dipproionates 6.4mg, Gentamicin 10mg.
- Thuốc Hope’s Relief: Điều trị á sừng, bảy nến, viêm da, chàm da. Thành phần: Chiết xuất nha đam, rau má, mật ong Manuka, hoa cúc Calendula.
- Thuốc mỡ Levomekol: Ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn huyết tụ. Thành phần: Chloramphenicol 0.0075g, Methyluracil 0.04g.
- Thuốc bôi Explaq: Làm giảm tình trạng bong tróc da, giảm ngứa ngáy, giảm đau và kích thích làm lành những tổn thương trên da. Thành phần: Dịch chiết ba chạc, dịch chiết phá cố chỉ, lá sòi, MSM, chitosan polysacarit.
- Thuốc bôi Keratinamin Kowa: Thành phần Ure 20g, Glycine, dầu dưỡng, cetanol, parafin lỏng giúp cải thiện nứt nẻ, kháng viêm, tái tạo tế bào mới, cấp ẩm, làm trắng da.
- Kem trị á sừng Psorilax: Thành phần tinh chất lúa mạch, bơ hạt mỡ, tinh dầu trà, Glycerol, Panthenol giúp cải thiện triệu chứng khô da, ngứa ngáy, bong tróc da.
- Thuốc mỡ bôi da Dibetalic: Thành phần Acid Salicylic, Betamethasone dipropionate giúp kháng viêm, ngăn ngừa co mạch, sát khuẩn, tróc lớp sừng da.
Thuốc uống chữa á sừng thường kết hợp với thuốc bôi để điều trị á sừng nặng. Dưới đây là 4 loại thuốc uống:
- Thuốc chống nấm: Tiêu diệt nấm trên da và cải thiện triệu chứng bệnh. Ví dụ: Nizoral, Griseofulvin, Imidazole…
- Thuốc chống viêm steroid: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, bong tróc. Ví dụ: Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolon…
- Kháng Histamine H1: Dùng trong trường hợp á sừng nặng, ức chế Histamine, giảm ngứa ngáy, nổi mẩn, bong tróc. Ví dụ: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Certirizin…
- Kháng sinh: Đối phó với á sừng lây lan, viêm nhiễm rộng trên da. Tuân thủ liều và thời gian để tránh tác dụng phụ.
Lưu ý: Sử dụng đúng liều, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ như mệt mỏi, loãng xương.
Á Sừng Nên Ăn Gì
Chế độ ăn cho người mắc bệnh á sừng cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh để hỗ trợ quá trình phục hồi da. Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi và những điều cần kiêng kỵ:
Thực phẩm tốt cho người bệnh á sừng:
- Ngũ cốc nguyên cám: Cung cấp protein, chất xơ, và omega-3, hỗ trợ phục hồi tế bào da.
- Rau củ quả: Rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp kích thích tuần hoàn máu và tái tạo tế bào da.
- Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn và chứa nhiều vitamin như E, C, B, K, giúp dưỡng ẩm và hỗ trợ phục hồi da.
- Nghêu sò: Chứa kẽm, có tính chống oxy hóa và kháng viêm, hỗ trợ giảm ngứa và bong tróc trên da.
- Cá béo có omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ chứa omega-3 giúp tái tạo tế bào da và chống viêm.
- Hạt: Hạt mè đen, hạnh nhân, óc chó chứa omega-3 và nhiều dưỡng chất hỗ trợ cơ thể.
- Chanh tươi: Rất giàu vitamin C và axit nitric, giúp đào thải độc tố và tái tạo làn da.
- Uống nhiều nước: Giữ cho da đủ ẩm và đào thải độc tố.
Thực phẩm cần kiêng kỵ:
- Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò có thể làm tăng viêm nhiễm và lan rộng tổn thương trên da.
- Thực phẩm cay nóng và dầu mỡ: Gia vị như ớt, tiêu và thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kích thích tình trạng viêm nhiễm.
- Thực phẩm muối chua: Gia vị chua có thể ức chế quá trình phục hồi và tái tạo da.
- Hải sản và thực phẩm gây dị ứng: Hải sản và các thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, sữa, trứng có thể kích thích các phản ứng ngoại da.
- Thực phẩm chế biến nhiều muối hoặc đường: Đối với da, thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn có thể tăng cảm giác ngứa ngáy và ức chế quá trình tái tạo tế bào da.
- Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá có thể làm gia tăng triệu chứng bệnh á sừng.
Biến chứng của bệnh á sừng ở tay
Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng những tổn thương trên da do á sừng lại rất dễ lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm, biến dạng móng, mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Gây nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ăn sâu vào máu thông qua những vết nứt trên da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến các mô liên kết tại màng tim, tủy xương, khớp... bị viêm và làm suy giảm chức năng, hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt...
- Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Bệnh á sừng là một trong những bệnh lý da liễu có thể hình thành các đốm mụn mủ trên da, khiến da bị suy giảm hệ miễn dịch, mất dần đi khả năng tự bảo vệ. Và khi những đốm mụn mủ này khô đi sẽ để lại sẹo thâm vĩnh viễn trên da khó làm mờ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh.
- Tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, hoại tử da: Những mảng da á sừng dày lên khiến cho làn da bị bít tắc lỗ chân lông, tạp chất, bụi bẩn không thoát ra ngoài được và khởi phát triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều và gây bội nhiễm, nhiễm trùng và hoại tử da. Loại vi khuẩn gây bội nhiễm phổ biến nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng và mủ xanh.
Một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh á sừng ở tay
Cũng như những bệnh lý da liễu khác, bệnh á sừng gần như không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Bởi tính chất của bệnh thường khá dai dẳng, dễ tái phát khi gặp tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, sau khi đã thực hiện điều trị khỏi các triệu chứng, người bệnh cần lưu ý về cách chăm sóc và phòng ngừa để duy trì sức khỏe và cuộc sống bình thường càng lâu càng tốt:
- Sau khi những tổn thương do bệnh á sừng gây ra đã được điều trị ổn định, bạn nên chú ý chăm sóc dưỡng da và vệ sinh da hằng ngày, đặc biệt là da tay bằng cách tắm gội sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm và che chắn da mỗi khi ra ngoài.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin khoáng chất như vitamin A, E, C, D... thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống thực phẩm chức năng.
- Uống nước nhiều hơn, ít nhất là từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để cấp nước cho da khỏe mạnh, chống lại ảnh hưởng từ
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, nguồn nước bẩn ô nhiễm... Nếu tiếp xúc phải sử dụng găng tay cao su để phòng ngừa.
- Tránh ngâm rửa tay quá lâu vào nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ càng dễ làm cho da bị kích ứng hơn.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp hay mẹo chưa được kiểm chứng nhằm tránh những rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Do đó, ngay khi các triệu chứng bùng phát bạn nên tìm đến bệnh viên chuyên về da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn phương án điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!