7 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Đơn Giản Giúp Bệnh Thuyên Giảm
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa á sừng bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng. Phương pháp này được đánh giá đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt và an toàn, lành tính với làn da của người bệnh nhờ đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh. Vậy cách thực hiện các phương pháp từ lá lốt để chữa á sừng có khó không, quy trình từng bước ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh á sừng
Lá lốt là loại thực vật thân thảo mọc rất phổ biến tại Việt Nam, thuộc nhóm cây dại họ hồ tiêu. Lá lốt được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn hay làm gia vị để tăng hương vị của món ăn. Đặc điểm hình dạng bên ngoài của lá lốt thường rất dễ nhầm lẫn với lá trầu không. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy lá lốt có bản to hơn, có nhiều gân xanh, hình trái tim và sẫm màu hơn lá trầu không.
Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, lá lốt là loại dược liệu có vị cay, tính ấm và được sử dụng chủ yếu để chống phong hàn, giảm đau và làm lành vết thương. Đây là lý do vì sao có rất nhiều bệnh lý da liễu như á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa… đều sử dụng lá lốt để chữa bệnh tại nhà.
Còn theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa nhiều thành phần như beta caryophylen, ancaloit, benzylaxetat cùng một số loại tinh dầu… Đây đều là những thành phần có khả năng làm tiêu viêm, chống khuẩn mạnh nên đem đến hiệu quả rất tốt trong việc điều trị bệnh á sừng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy ngoài da.
Tuy nhiên, không phải cách sử dụng lá lốt nào cũng đạt được hiệu quả, chỉ có dùng đúng và hợp lý thì cách chữa mới phát huy công dụng tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia trước khi quyết định áp dụng bất kỳ phương pháp nào để hạn chế rủi ro ngoài ý muốn.
Gợi ý 7 cách chữa á sừng bằng lá lốt hiệu quả, dễ thực hiện
Mẹo dân gian dùng lá lốt chữa á sừng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như hiệu quả, an toàn, lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Và dưới đây là 7 gợi ý cách chế biến lá lốt thành phương pháp hiệu quả để chữa trị bệnh á sừng.
1. Ngâm rửa nước lá lốt
phương pháp ngâm rửa bằng nước lá lốt rất dễ thực hiện, chỉ cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt qua từng ngày.
Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá lốt tươi, không sâu rầy, rửa sạch, ngâm nước muối và vớt ra để cho ráo nước.
- Vò lá lốt cho hơi nát rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước, nấu sôi lên trong khoảng 10 phút để các tinh chất trong lá lốt tiết ra hết.
- Đổ nước ra thau đợi cho nước nguội bớt hoặc thêm nước vào để nước lá lốt ấm lại rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng, phổ biến nhất là ở tay, chân.
- Để tăng kết quả điều trị, bạn có thể tận dụng bã lá lốt để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Chú ý không chà xát quá mạnh để tránh làm tổn thương da.
2. Đắp bã lá lốt lên vùng da bị á sừng
Đây cũng là một trong những mẹo chữa á sừng đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng bất kỳ lúc nào. cách đắp phù hợp với những trường hợp vết á sừng trên da còn khu trú, diện tích nhỏ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, không sâu bệnh hay héo úa. Rửa thật kỹ từng chiếc lá lốt bằng nước sạch, ngâm qua nước muối pha loãng diệt sạch vi khuẩn bám trên lá.
- Cho lá vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt, chú ý không giã nát thành dung dịch lỏng.
- Làm sạch vùng da bị tổn thương, đắp phần lá lốt đã giã nhuyễn lên da, dùng băng gạc quấn lại để tránh rơi rớt và giữ lại các tinh chất lá lốt tại vết thương,
- Giữ yên trong khoảng 20 phút để các dược chất thẩm thấu vào vết thương rồi rửa lại bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn bông, bôi kem dưỡng ẩm lên (nếu có).
3. Nấu nước lá lốt để xông hơi
Xông hơi bằng lá lốt là cách được nhiều người áp dụng nhất vì vừa hiệu quả vừa đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh sau mỗi lần xông hơi. Thành phần dược chất trong lá lốt giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng, hơi nóng của nước lá hỗ trợ kích thích cơ thể thải độc nhanh hơn.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 7 – 10 lá lốt tươi, tươi và một ít muối biển
- Vò lá lốt cho hơi nát, cho vào nồi nước 2 lít và nấu trong khoảng 5 – 7 phút để nước sôi bùng lên.
- Đổ hết nước và lá lốt ra thau, dùng một chiếc khăn lớn trùm che đầu và thau nước lá lốt sao cho kín rồi tiến hành xông.
- Lưu ý hít thở đều đặn để tránh bị ngộp và giữ khoảng cách để không bị bỏng.
- Khuyến khích áp dụng 1 lần/ tuần để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
4. Nấu nước tắm từ lá lốt
Đối với những người mắc bệnh á sừng toàn thân, những tổn thương lây lan sang các vị trí khuất, khó nhìn thấy thì mẹo tắm nước lá lốt là lựa chọn phù hợp nhất.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 10 cây lá lốt tươi (dùng cả phần thân và rễ), không héo úa, sâu rầy. Đem rửa sạch cho hết bụi bẩn, đất cát và ngâm vào thau nước muối loãng 15 phút để tăng tính diệt khuẩn.
- Vò sơ lá lốt cho hơi dập và bỏ vào nồi nước 2 lít, đun sôi lên trong khoảng 15 phút.
- Đổ nước ra thau lớn, cho thêm nước lạnh vào để nước ấm lại và tiến hành tắm. Lưu ý khi tắm người bệnh nên đứng hẳn vào thau nước và xối từng gáo nước lá lên người cho đến khi nước nguội.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước này để gội đầu nếu những tổn thương do bệnh á sừng gây ra nằm trên da đầu.
- Kiên trì áp dụng hằng ngày sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt qua từng ngày.
5. Bôi nước cốt lá lốt lên da
Mẹo này cũng tương tự như đắp bã lá lốt, nhưng thay vì dùng phần bã thì bạn chỉ lấy phần nước cốt. Cách này phù hợp với những trường hợp bị á sừng tại những vết thương khuất, không bằng phẳng vì khi thoa thuốc vào không cần phải thay băng gạc nhiều lần.
Cách thực hiện
- Cho hết lá lốt tươi vào thau rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút nhằm đảm bảo lá lốt sạch khuẩn hoàn toàn.
- Giã nát lá lốt hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bõ bã.
- Vệ sinh vùng da bị á sừng bằng dung dịch diệt khuẩn thông dụng, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt lá lốt thoa đều lên vùng da bị tổn thương.
- Lưu ý chỉ cần thoa một lớp mỏng, không lạm dụng bôi quá nhiều vì dễ gây phản ứng ngược, kích ứng da.
- Để qua đêm và rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6. Sắc nước lá lốt để uống hằng ngày
Cách sắc nước lá lốt cũng được nhiều người áp dụng. Mẹo này phù hợp với những người bị á sừng toàn thân, muốn cải thiện triệu chứng bệnh từ bên trong cơ thể.
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá lốt nhiều lần bằng nước sạch và ngâm vào muối pha loãng tăng tính diệt khuẩn.
- Cắt lá lốt thành từng đoạn nhỏ và cho lên chảo sao nóng đến khi khô lại.
- Cho lá lốt vào siêu thuốc sắc cùng 3 chén nước. Đun trên lửa vừa cho đến khi nước trong siêu cạn xuống còn 1 chén thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước cho ra chén uống hết trong ngày.
- Kiên trì áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Chế biến lá lốt thành các món ăn ngon
Không chỉ dùng lá lốt để làm thuốc để trị bệnh mà việc sử dụng lá lốt để chế biến thức ăn hằng ngày cũng đem lại hiệu quả rất tích cực. Các chuyên gia cho biết, việc ăn trực tiếp lá lốt vào trong cơ thể sẽ càng làm tăng hiệu quả trị bệnh do các dược chất dễ dàng đi sâu vào trong và phát huy công dụng nhanh hơn.
Một số món ăn ngon sử dụng lá lốt được nhiều người yêu thích như bò cuốn lá lốt, chả lá lốt, ếch kho lá lốt, bún ốc lá lốt…
Một số lưu ý khi áp dụng mẹo chữa á sừng theo dân gian
Lá lốt là loại dược liệu tự nhiên lành tính, an toàn và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào ngay tại nhà. Tuy nhiên, bên cạnh các dược chất chữa bệnh thì trong lá lốt cũng có chứa một số chất độc gây hại cho cơ thể nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹo dùng lá lốt chữa á sừng chỉ phù hợp với những trường hợp bị bệnh mức độ nhẹ. Còn những trường hợp mắc bệnh nặng nên thăm khám và can thiệp điều trị chuyên sâu để phòng ngừa biến chứng.
- Mỗi lần sử dụng chỉ dùng một lượng lá lốt nhỏ, không lạm dụng quá nhiều vì lá lốt có tính nóng, dùng nhiều và thường xuyên dễ gây nóng trong người, chảy máu cam, nổi mụn…
- Sử dụng lá lốt tươi, sạch và không sâu rầy để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Chú ý vệ sinh da trước khi áp dụng các phương pháp bôi, đắp lá lốt.
- Hạn chế tối đa việc dùng tay hay vật cứng chà xát lên vùng da bị á sừng. Chăm sóc da hằng ngày bằng cách tăm rửa vệ sinh thân thể hằng ngày, bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, lành tính.
- Trong quá trình sử dụng lá lốt để chữa á sừng cần quan sát kỹ phản ứng của làn da, nếu có vấn đề gì bất thường nên ngưng sử dụng ngay và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích về điều trị á sừng bằng lá lốt. Bản chất của phương pháp này chỉ mẹo dân gian, dược tính tự nhiên nên chắc chắn không hiệu quả nhanh bằng các loại thuốc tân dược. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem Thêm:
- 6 Cách Chữa Á Sừng Bằng Tỏi Giúp Lấy Lại Làn Da Khoẻ Mạnh
- Cách Chữa Á Sừng Bằng Cây Ngải Dại Và Cách Áp Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!