Suy Thận Nên Ăn Gì

Bệnh nhân suy thận nên ăn những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm khuyến khích:

  1. Ớt chuông đỏ:
    • Chứa lycopene, hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh suy thận.
    • Cung cấp Vitamin A, B6 và Folate, hỗ trợ điều hòa oxalat trong nước tiểu và ngăn ngừa sỏi thận.
  2. Bắp cải:
    • Chứa natri, kali, và phytochemicals giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương và nguy cơ ung thư thận.
    • Cung cấp khoáng chất và vitamin, thúc đẩy chuyển động ruột và hệ thống tiêu hóa.
  3. Tỏi:
    • Chứa allicin giúp hạ đường huyết, giảm viêm nhiễm và bảo vệ thận.
    • Rất giàu mangan, vitamin C, vitamin B6, thích hợp làm thay thế muối trong chế độ ăn.
  4. Súp lơ:
    • Chứa sulforaphane, chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị suy thận mạn.
    • Giàu dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và chức năng thận.
  5. Hành tây:
    • Chứa ít natri, thay thế muối ăn hằng ngày.
    • Cung cấp chất chống oxy hóa quercetin, kiểm soát độc tố trong cơ thể.
  6. Táo:
    • Giàu chất xơ, chống oxy hóa quercetin, và vitamin C, giúp loại bỏ độc tố và giảm tải cho thận.
    • Hỗ trợ phòng bệnh tim mạch và táo bón.
  7. Cá béo:
    • Chứa omega-3 giúp cải thiện tình trạng thận và kiểm soát các triệu chứng như ngứa và viêm da.
    • Thay thế chất béo có hại trong chế độ ăn.
  8. Hạt tam giác mạch và hạt mắc ca:
    • Cung cấp canxi, vitamin B, magie, sắt, chất xơ, hỗ trợ thận và duy trì hệ xương khỏe mạnh.

Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali, phốt pho, natri, như thịt đóng hộp, muối, và thực phẩm chế biến sẵn. Người suy thận cần tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn hợp lý, giảm natri, phospho và kiểm soát lượng protein. Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để có chế độ ăn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Suy thận là một căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng và nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, bệnh nhân bị suy thận cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Bệnh Học Suy Thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ bài biết có chức năng chính là thanh lọc và đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ sản sinh hormone, điều hoà huyết áp, lọc máu,… Do đó, thận thường có nguy cơ bị tổn thương và suy yếu, nhất là ở những người trung niên và cao tuổi.

suy thận tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương cấp và mãn tính
suy thận tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương cấp và mãn tính

Suy thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương cấp và mãn tính. Khi bị tổn thương, khả năng thanh lọc và đào thải độc tố sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần khiến lượng độc tố tích tụ trong thận và ảnh hưởng đến hệ bài tiết cũng như sức khoẻ tổng thể. Theo các chuyên gia, trường hợp bị suy thận đồng nghĩa với 85 – 90% khả năng hoạt động ở cơ quan này bị mất hoàn toàn.

Thực tế cho thấy, các triệu chứng thận yếu, suy thận khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như lối sống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc Tây, mắc các bệnh nội khoa như huyết áp cao, tiểu đường, viêm hoặc sỏi tiết niệu,…. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đa số các trường hợp bị suy giảm chức năng thận đều ảnh hưởng từ các bệnh nền khởi phát trước đó. Suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn. Lúc này, thận sẽ mất đi khả năng thanh lọc và đào thải độc tố, cặn bã bên trong cơ thể.

Theo đó, một trong những bệnh lý nền thường gây suy giảm chức năng thận là bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Cụ thể, người bị tiểu đường có thể gây tổn thương đến các mạch máu ở thận, từ đó làm tắc nghẽn mạch máu ở cơ quan này. Ngoài ra, bệnh lý còn làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh não bộ.

Lúc này, nhóm dây thần kinh ở bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh không có cảm giác buồn tiểu khiến lượng độc tố, cặn bã trong nước tiểu ứ đọng ở bàng quang và gây nhiễm trùng. Từ đó kiến tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy, nguyên nhân khởi phát còn tùy thuộc vào mức độ diễn tiến suy thận cấp tính hay mãn tính. Cụ thể:

1. Nguyên nhân gây suy thận cấp tính

Thông qua cơ chế phát sinh bệnh lý, suy thận cấp tính có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân và yếu tố sau:

  • Bị chấn thương gây mất máu nhiều, không kịp cầm máu
  • Cơ thể bị mất nước, không bù đủ lượng nước thất thoát. Tình trạng này phổ biến ở người thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, vận động viên,… Việc không bù đủ lượng nước kịp thời có thể gây tổn thương, suy giảm chức năng thận.
  • Lạm dụng thuốc Tây điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng mục đích điều trị. Điều này có thể khiến thận bị tổn thương, suy yếu (do quá tải khi thanh lọc các độc tố, chất thải).
  • Người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, làm ứ đọng và nhiễm trùng.
  • Biến chứng trong thời gian mang thai như tiền sản, sản giật,…

2. Nguyên nhân gây ra thể mạn tính

Đối với những trường hợp mắc bệnh suy thận mạn tính, nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do không điều trị dứt điểm các rối loạn chức năng ở thận. Lâu dài khiến tổn thương ở cơ quan này ở nên nghiêm trọng, kéo theo các triệu chứng suy thận trở nên nghiêm trọng.

Các bệnh lý nguyên nhân liên quan có thể kể đến như:

  • Người có tiền sử cao huyết áp
  • Mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm
  • Người gặp các vấn đề về thận như viêm cầu thận, thận đa nang, viêm ống thận,…
  • Người bị bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính.
  • Bệnh lý có thể ảnh hưởng hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản
  • Bệnh lý có thể khởi phát kèm theo một số bệnh ung thư khác
  • Tình trạng viêm đài bể thận tái phát nhiều lần không được điều trị dứt điểm.

Để xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát bệnh cũng như điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chữa trị đúng cách. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo các sĩ chuyên khoa, các triệu chứng bệnh thận yếu được phân chia theo từng cấp độ bệnh lý. Cụ thể bệnh được chia thành 5 cấp độ, mức độ tổn thương sẽ tăng dần theo các cấp độ.

Dưới đây là các triệu chứng bệnh suy thận từ cấp độ 1 đến cấp độ 5:

Suy thận độ 1:

  • Người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt, cơ thể mệt mỏi khác với đau ốm thông thường
  • Có cảm giác đau âm ỉ 2 bên mạn sườn, cơn đau thường bùng phát đột ngột và tự thuyên giảm
  • Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
  • Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm do chức năng thận suy giảm
  • Người bệnh có thể bị nhức mỏi ở 2 bên hố lưng, thường không đau dữ dội, đôi khi chạm vào mới có cảm giác đau.

Suy thận độ 2:

  • Tình trạng khó chịu, mệt mỏi tăng dần, người bệnh có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của cơ thể
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Chóng mặt, hoa mát, không tập trung khi học tập, làm việc
  • Cơn đau ở 2 bên hố lưng và mạn sườn thường xuyên bùng phát và dần trở nên nặng nề hơn.

Suy thận độ 3:

  • Lượng nước tiểu bất thường (nhiều hoặc ít hơn so với bình thường)
  • Nước tiểu có màu sẫm, xuất hiện bọt trắng
  • Thường xuyên tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Nghiêm trọng hơn, có máu lẫn trong nước tiểu

Suy thận độ 4:

  • Tiểu đêm liên tục, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, ăn uống không ngon, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá
  • Người bệnh có thể nhận thấy tay chân phù nề, ngứa toàn thân
  • Cơ thể gầy gò, xanh xao, suy nhược
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, khó thở, hôn mê

Suy thận độ 5:

Đây là giai đoạn cuối cùng là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh suy thận. Nhìn chung, các biểu hiện cũng tương tự với những giai đoạn trước nhưng diễn tiến nặng nề hơn. Cụ thể:

  • Người bệnh tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, một số trường hợp nặng có thể gây vô niệu hoàn toàn.
  • Tiểu ra máu, lượng nước tiểu lẫn với protein
  • Cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, thiếu sức sống
  • Sụt cân nhanh, không rõ lý do
  • Vết thương lâu lành, da dễ bầm tím và gây khô ráp
  • Trường hợp có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp, các triệu chứng bệnh lý có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Phân loại suy thận

Bệnh suy thận được phân chia theo nhiều cấp độ (từ cấp độ 1 đến 5). Ngoài ra, nếu phân chia bệnh lý theo thời gian tiến triển và mức độ các triệu chứng thì có thể chia thành bệnh suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Cụ thể:

  • Suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính được xác định khi các bệnh lý xảy ra do các nhóm nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của một số bệnh về thận, tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, thiếu máu. Đối tượng mắc bệnh thường là người bị nhiễm trùng máu, chấn thương gây mất máu, biến chứng trong thai kỳ hoặc gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị.
  • Suy thận mạn tính: Các triệu chứng bệnh lý xảy ra do các rối loạn chức năng tại thận thận không được kiểm soát, diễn tiến trong thời gian dài và trở thành mạn tính (thường kéo dài trên 3 tháng). Lúc này, các triệu chứng bệnh suy thận mạn tính có mức độ nguy hiểm hơn so với giai đoạn cấp tính và mất nhiều thời gian điều trị.

Bệnh nhân suy thận nên ăn gì?

Bệnh nhân nên suy thận nên bổ sung những loại thực phẩm sau để giúp tình trạng bệnh sớm được cải thiện.

Ớt chuông đỏ

Sở dĩ được xếp ở top đầu vì đây là loại quả có chứa hàm lượng lycopene cao. Dành cho những ai chưa biết thì đây là một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoids. Lycopene ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm tình trạng nguy hiểm tới tính mạng ở những bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra, trong ớt chuông đỏ còn có chứa Vitamin A và B6, giúp điều hòa lượng oxalat trong nước tiểu, từ đó sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Cuối cùng là Folate (vitamin B9), kiểm soát tốt nồng độ homocysteine ở những bệnh nhân suy thận, từ đó giảm tình trạng mắc bệnh tim và đột quỵ. Chính vì vậy, khi bổ sung ớt chuông vào bữa cơm hằng ngày, không chỉ có tác dụng tốt cho bệnh suy thận mà còn hỗ trợ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Ớt chuông đỏ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh
Ớt chuông đỏ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh

Bắp cải

Trong các báo cáo cho biết, trong 70g bắp cải chứa 13mg natri, 119mg kali và 18mg photpho. Ngoài ra, các hợp chất phytochemicals như kaempferol ​​và apigenin có trong bắp cải sẽ bảo vệ thận khỏi các tổn thương do gốc tự do và căng thẳng oxy hóa. Đặc biệt, nhóm chất này đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bài thận, đây là một biến chứng của suy thận mạn.
Không những vậy, đây còn là loại rau chứa nhiều khoáng chất và vitamin K, vitamin C và vitamin B, bổ sung cho cơ thể chất xơ không hòa tan, thúc đẩy chuyển động ruột và giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Tỏi

Trong tỏi có chứa allicin, là một hợp chất được sử dụng để hạ đường huyết, giảm căng thẳng và ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ thận. Tỏi rất giàu mangan, vitamin C, vitamin B6 cùng những chất lưu huỳnh có đặc tính kháng viêm. Những bệnh nhân đặng gặp tình trạng suy thận cần hạn chế natri trong bữa ăn hằng ngày, gồm cả trong muối. Lúc này, tỏi sẽ là một loại thực phẩm thay thế cho muối, giúp món ăn thêm hương vị và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Súp lơ

Súp lơ là một loại rau chứa nhất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như chất xơ, folate, giàu Vitamin C, giúp cho thận và các cơ quan khác trên cơ thể hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng của mình. Hàm lượng chất chống oxy hóa sulforaphane hỗ trợ quá trình điều trị suy thận mạn, bảo vệ thận khỏi tình trạng tăng kali trong máu.

Hành tây

Hành tây là loại gia vị được nhiều người bệnh suy thận bổ sung vào thực đơn của mình vì nó chứa rất ít natri. có thể thay thế muối ăn hằng ngày, giúp hạn chế hấp thụ natri. Ngoài ra, trong hành tây còn chứa, các chất chống oxy hóa và quan trọng nhất là quercetin. Theo các nguồn tin uy tín, hợp chất này đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát độc tố trong cơ thể, tránh tình trạng thận bị sưng viêm hay xơ hóa. Với lượng vitamin C, mangan, vitamin B dồi dào cùng các lợi khuẩn, các hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ diễn ra thuận lợi.

Hành tây là loại gia vị chứa rất ít natri
Hành tây là loại gia vị chứa rất ít natri

Táo

Là một loại quả giàu chất xơ, táo có tác dụng loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa, giảm tải cho chức năng thận. Dưới đây là những lý do mà người bệnh suy thận nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hằng ngày:

  • Giàu chất chống oxy hóa: Trong táo có chứa Quercetin, hợp chất có tác dụng bảo vệ tế bào não trước các triệu chứng xảy ra khi mắc bệnh suy thận.
  • Giàu pectin: Pectin làm giảm và duy trì mức cholesterol, đường huyết trong phạm vi cho phép trong cơ thể, là một chất xơ hòa tàn hữu ích mà người bệnh cần bổ sung.
  • Giàu vitamin C: Nhóm chất này sẽ hỗ trợ các tế bào bạch cầu hoạt động đúng chức năng của mình một cách hiệu quả nhất.

Không chỉ tốt đối với tình trạng xơ thận, loại quả này có giúp phòng bệnh tim mạch, táo bón. Người bệnh có thể gọt vỏ và ăn trực tiếp hay ép nước, làm món bánh táo thơm ngon.

Các loại cá béo

Cá là một loại thực phẩm có chứa nguồn omega-3 dồi dào, đây là một axit béo mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể và đặc biệt là thận. Theo các nghiên cứu hiện nay, nhiều người bệnh đã cải thiện tốt được tình trạng viêm cũng như các tình trạng bệnh liên quan đến thận chỉ sau 1 tháng bổ sung omega-3 vào trong thực đơn hằng ngày. Với những triệu chứng xảy ra ở các bệnh nhân chạy thận như ngứa, viêm da hay tim mạch, hợp chất này cũng sẽ kiểm soát một cách hiệu quả. Người bệnh nên thay thế các chất béo có hại trong đồ ăn chiên rán và thay bằng các loại cá béo để bảo vệ thận hiệu quả nhất. Một vài loại cá mà người bệnh nên bổ sung có thể kể đến như: Cá chẽm, cá thu, cá trích, cá hồi,...

Các loại hạt

Hạt tam giác mạch, hạt mắc ca có chứa hàm lượng cao, vitamin B, magie, sắt và chất xơ, đồng thời cung cấp hàm lượng kali và phốt pho thấp, rất phù hợp với những người bệnh đang gặp phải tình trạng suy thận. Cùng với đó là các dưỡng chất như canxi, mangan, đồng, sắt, magie, folate và omega-3, giúp thận hoạt động hiệu quả, hỗ trợ hệ tiêu hóa và duy trì hệ xương chắc khỏe. Lưu ý rằng, bạn nên chọn loại hạt chế biến đơn giản, không rang kèm muối hay thêm gia vị nào khác.

Những thực phẩm cần hạn chế khi bị suy thận?

Với những thực phẩm chứa nhiều kali, phốt pho, natri,... người suy thận nên hạn chế, tránh tình trạng bệnh trở nặng, dưới đây là một vài thực phẩm tác động xấu tới bệnh suy thận:

Hạn chế natri

  • Trong các loại đồ đóng hộp nói chung và các loại thịt được chế biến sẵn thường chứa hàm lượng natri cao. Theo thống kê cho thấy, trong 85g thịt đóng hộp có thể cung cấp tới 1117 mg natri, con số này chiếm một nửa số lượng natri được nạp vào cơ thể hằng ngày.
  • Trong muối ăn hằng ngày có chứa lượng natri lớn, vì vậy người bệnh nên giảm muối trong khi chế biến món ăn. Việc này sẽ giúp bệnh tiến triển chậm hơn, hạ đường huyết áp. Đối với người trưởng thành cần nạp hàm lượng natri < 2,3mg/ngày.

Hạn chế photpho

Khi đang mắc bệnh suy thận, người bệnh cần hạn chế nạp photpho. Trong trường hợp thận hoạt động kém, photpho sẽ bị tích tụ trong máu khiến xương bị yếu và dễ gãy hơn. Đa phần các loại thực phẩm đều có chứa khoáng chất Photpho, tuy nhiên trong các loại thức ăn nhanh, đóng gói, chế biến sẵn, đông lạnh sẽ có chứa hàm lượng photpho cao hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên hết sức chú ý vào chế độ ăn hằng ngày của mình.

Hạn chế hấp thụ kali

Đối với những người bệnh bị suy thận, khả năng đào thải qua nước tiểu sẽ không còn được ổn định dẫn tới tình trạng tăng kali trong máu. Việc này sẽ vô cùng nguy hiểm, dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim, yếu cơ hay thậm chí là tim ngừng hoạt động. Với người đang chạy thận chỉ nên nạp < 2g mỗi ngày. Kali thường có trong một vài loại rau củ quả như sầu riêng, mơ, cam, chuối, đậu tương, khoai tây,....

Thừa kali dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim, yếu cơ
Thừa kali dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim, yếu cơ

Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bị suy thận

Đối với những người bị suy thận, việc duy trì một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Người bệnh nên lưu ý một vài nguyên tắc được liệt kê bên dưới đây:

  • Hàm lượng protein vào khoảng từ 0,6 - 0,8 kg cân nặng/ngày, số lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Lipid đạt từ 20 - 25 % tổng năng lượng hàng ngày.
  • Hàm lượng Phospho cần bổ sung là 300 - 600mg/ngày.
  • Natri ổn định dưới mức 2000mg/ngày, tương đương 2,5 - 5 g muối.
  • Năng lượng cần cung cấp ở mức từ 35 - 40 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Canxi vào khoảng 900 - 1200 mg/ngày.
  • Kali ở mức từ 2000 - 3000 mg/ngày.

Phương pháp điều trị suy thận tại nhà hiệu quả:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Hạn chế thực phẩm giàu Kali, Phốt pho, Natri, và Canxi.
  • Tránh ăn thực phẩm có muối, chiên rán, và cay nóng.
  • Kiểm soát lượng protein, chuyển sang thịt gà, trứng.
  • Hạn chế thực phẩm từ nội tạng động vật.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ từ trái cây, rau củ.

Uống đủ nước:

  • Cung cấp đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
  • Sử dụng nước lọc, nước ép rau củ, trà bí đao, và nước đậu đen.

Chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh:

  • Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Đi ngủ sớm và tránh sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm.
  • Giảm stress bằng thể dục nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, chạy bộ.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kiểm soát cân nặng, đường huyết, huyết áp.

Phương pháp điều trị:

  • Nếu ở giai đoạn nhẹ, điều trị nội khoa có thể kiểm soát triệu chứng.
  • Lọc máu nhân tạo giúp loại bỏ chất thải từ máu.
  • Thẩm phân phúc mạc là phương pháp lọc màng bụng.
  • Cấy ghép thận là lựa chọn nếu thận suy yếu nặng.
  • Sử dụng đông y có thể hỗ trợ, ví dụ như bài thuốc từ thục phụ tử, đại hoàng.

Vị thuốc Nam:

  • Sử dụng các cây thuốc như kim tiền thảo, lá nhãn rụng, cây phèn đen, và cây cà gai leo.

Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ chế độ ăn uống, uống nước đủ, và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị suy thận.


Thuốc điều trị huyết áp và duy trì chức năng thận thường được kê đối với bệnh nhân suy thận để kiểm soát chỉ số huyết áp và hỗ trợ chức năng thận. Các loại thuốc bao gồm:

  1. Captopril:
    • Liều dùng: 25mg/lần, 2-3 lần/ngày.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn, phù mạch, hẹp động mạch thận, đang sử dụng certain medications.
    • Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, loạn nhịp tim.
  2. Spironolactone:
    • Liều dùng: 5-50mg/ngày.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, tăng Aldosteron tiên phát.
    • Chống chỉ định: Suy thận cấp tính, bệnh Addison, tăng Kali huyết.
    • Tác dụng phụ: Mệt mỏi, nhức đầu, tiêu chảy, giảm tiểu cầu.
  3. Furosemide:
    • Liều dùng: 20-80mg/lần/ngày.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, tiểu ít do suy thận, phù do bệnh thận.
    • Chống chỉ định: Vô niệu, giảm thể tích máu, hạ Kali/Natri huyết.
    • Tác dụng phụ: Hạ huyết áp thế đứng, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá.
  4. Natri Polystyrene Sulfonate:
    • Liều dùng: 15g/lần, 3-4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị tăng Kali máu ở bệnh nhân suy thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn, Kali máu thấp, tắc ruột.
    • Tác dụng phụ: Chán ăn, nôn, buồn nôn, nhịp tim nhanh.
  5. Erythropoietin:
    • Liều dùng: 50-100 đơn vị/kg.
    • Chỉ định: Thiếu máu do suy thận mạn tính.
    • Chống chỉ định: Tăng huyết áp không kiểm soát, quá mẫn Albumin.
    • Tác dụng phụ: Tăng huyết áp, ho, đau xương.
  6. Simvastatin:
    • Liều dùng: 5-80mg/ngày.
    • Chỉ định: Rối loạn lipid huyết, dự phòng tim mạch.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn, bệnh gan, phụ nữ mang thai.
    • Tác dụng phụ: Táo bón, đau bụng, chóng mặt.
  7. Verospiron (Spironolactone):
    • Liều dùng: 100mg/ngày, chia làm 2 lần.
    • Chỉ định: Phù nề, suy tim sung huyết, tăng huyết áp.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn, viêm loét dạ dày.
    • Tác dụng phụ: Hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt.
  8. Corticoid (Prednisolone):
    • Liều tấn công: 1-2mg/kg/ngày, duy trì 1-2 tháng.
    • Liều củng cố: 0,5mg/kg/ngày, duy trì 4-6 tháng.
    • Liều duy trì: 5-10mg/ngày, duy trì hàng năm.
    • Cần theo dõi biến chứng như nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hoá.
  9. Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamide, Chlorambucil, Azathioprine, Mycophenolate Mofetil):
    • Được sử dụng trong trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với corticoid.

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi triệu chứng và báo cáo ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó, duy trì lối sống khoa học và hạn chế tự y áp dụng các biện pháp không kiểm soát của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, việc thảo luận với bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của điều trị.


Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi những người bệnh suy thận nên ăn gì và nên kiêng những thực phẩm nào để tốt nhất trong quá trình điều trị. Hơn hết, bạn vẫn nên đến các phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho tình trạng bệnh. Kết hợp với đó là việc sinh hoạt, tập thể dục, uống nước đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp ích cho bệnh suy thận.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Xử Lý Mề Đay Mẩn Ngứa Từ Căn Nguyên

Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm...
Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...