Cách Chữa Đau Thần Kinh Tọa
Chữa đau thần kinh tọa bằng mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu. Phương pháp này tiết kiệm chi phí và đơn giản, nhưng không phù hợp cho người bệnh nặng và hiệu quả có thể chậm. Dưới đây là một số mẹo dân gian và phương pháp chữa đau thần kinh tọa:
Chườm lạnh:
- Áp dụng đá lạnh vào vùng đau nhức trong khoảng 20 phút.
- Tránh chườm quá lâu để tránh kích ứng da.
Sâm ngọc linh:
- Dùng sâm ngọc linh chứa saponin có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
- Chuẩn bị sâm ngọc linh, rửa sạch, thái lát, ngâm trong mật ong.
- Ngậm 1 lát sâm ngọc linh trong miệng và nhai mỗi ngày.
Tỏi và sữa tươi:
- Trộn tỏi nát với sữa tươi, uống vào buổi sáng.
- Có thể đun sôi hỗn hợp để giảm mùi tỏi.
Thuốc Tây y:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, opioids, giãn cơ, chống co giật, hoặc tiêm corticosteroid dưới sự giám sát của bác sĩ.
Ngoài ra, có cách chữa bằng thuốc Nam như sử dụng:
- Đinh lăng: Sắc rễ đinh lăng vào mật ong và ngậm mỗi ngày.
- Ngải cứu: Sắc lá ngải cứu và chườm trực tiếp lên vùng đau.
- Cỏ xước: Sắc cây cỏ xước và uống hỗn hợp.
Đối với thuốc Đông y, có các bài thuốc như:
- Thể phong hàn: Sắc các vị độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, ngưu tất, đan sâm, trần bì, quế chi, tế tân, chỉ xác.
- Thể huyết ứ: Sắc ích mẫu, đan sâm, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, hương phụ, tang chi, trần bì, tần giao, khởi tử, thổ phục linh, đỗ trọng.
- Thể phong thấp: Sắc cẩu tích, chích cam thảo, bạch thược, đương quy, thục địa, quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, xuyên khung, phòng phong, nam tục đoạn, trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, kinh giới.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chữa đau thần kinh tọa bao gồm mẹo dân gian, thuốc Đông y, Tây y, thuốc Nam, tùy từng tình trạng khác nhau có thể áp dụng các biện pháp không giống nhau. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên đều có thể cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Tổng Quan Bệnh Đau Thần Kinh Tọa
Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những thông tin tổng quan về bệnh lý này. Chính vì thế có rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá nặng.
Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Dây thần kinh tọa thực hiện chức năng chính là chi phối cảm giác, vận động, dinh dưỡng.
Bệnh đau thần kinh tạo thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng. Các đốt sống lưng được phân cách và đệm bởi cách đĩa tròn, mô liên kết. Một hoặc nhiều đĩa bị bòn mòn do chấn thương, lão hóa sẽ khiến vùng trung tâm đĩa đệm bị phồng ra ngoài. Cộng thêm vào đó xương cột sống sống hẹp chèn ép một phần thần kinh gây ra tình trạng sưng, viêm, tê ở chân.
Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp sau viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra những người lao động trong độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Đặc biệt hơn, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới và bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.
Theo các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, còn phải kể tới một “thủ phạm” gây bệnh khác như:
- Tuổi tác: Ngoài 30 tuổi, xương khớp của con người bắt đầu thay đổi, các bệnh cột sống, gai cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Cân nặng: Tăng cân đột ngột có thể gây ra một áp lực lớn lên cột sống, chèn ép các dây thần kinh.
- Do đặc thù công việc: Các công việc đòi hỏi việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe đường dài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra bệnh. Những người ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Do chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc tai nạn xe, tai nạn lao động… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Do khối u cột sống: Có khối u nằm ở trong, dọc tủy sống, dây thần kinh cũng có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.
- Do bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, viêm đa khớp cũng làm kích thích sưng đau dây thần kinh tọa.
Đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn theo đường đi của dây thần kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu đi từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân rồi ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác sau đây:
- Đau, nóng rát, cơ mỏi, bị tê cứng hoặc bị ngứa râm ran: Những biểu hiện này chủ yếu bị ở lưng, mông.
- Các cơn đau từ mức độ nhẹ đến nặng khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ngồi lâu. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi đúng cách và nằm xuống thì các triệu chứng mới có thể thuyên giảm.
- Nhiều người bị tê dại ngón chân hoặc đầu ngón chân bị ngứa râm ran như kiến bò.
- Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
- Nhiều người bị mất kiểm soát tiểu tiện do rễ thần kinh bị hư tổn, nhiệt độ cơ thể giảm, chi dưới mất cảm giác.
Với một số triệu chứng kể trên có thể cải thiện và khỏi dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.
Chữa đau thần kinh tọa bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, cách làm đơn giản, tuy nhiên nhược điểm là không phù hợp với người bệnh nặng và cho hiệu quả chậm.
Chườm lạnh
Liệu pháp chườm lạnh được áp dụng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, bao gồm đau dây thần kinh tọa. Mẹo tại nhà này cho hiệu quả tích cực, được nhiều người đánh giá cao, đặc biệt không gây tác dụng phụ.
Cách thực hiện:
- Bạn cho đá viên lạnh vào khăn sạch hoặc túi chườm để chườm trực tiếp lên vị trí bị đau nhức trong khoảng 20 phút.
- Không nên chườm quá lâu để tránh kích ứng da, thời gian chuẩn giữa 2 lần chườm ít nhất là 2 tiếng.
- Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da, phải bọc qua khăn để tránh làm tổn thương da và mô mềm.
Sâm ngọc linh
Một trong những cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả, đơn giản bạn có thể áp dụng là dùng sâm ngọc linh. Dược liệu này có chứa hàm lượng lớn saponin, hỗ trợ kháng viêm, tiêu diệt khuẩn hại, đồng thời ức chế dây thần kinh trung ương để giảm các cơn đau thần kinh tọa hiệu quả. Đặc biệt sâm ngọc linh với nhiều thành phần có lợi sẽ nâng cao sức khỏe tổng thể, ổn định chức năng cho hệ xương khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị sâm ngọc linh bỏ vỏ, rửa sạch.
- Bạn thái lát sâm ngọc linh rồi cho vào bình thủy tinh, đổ ngập mật ong nguyên chất rồi bảo quản nơi thoáng mát.
- Ngâm các nguyên liệu trên trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được, mỗi lần người bệnh đau thần kinh tọa ngậm 1 lát sâm ngọc linh trong miệng, sau đó nhai và nuốt cả bã.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Dùng tỏi và sữa tươi
Tỏi từ lâu đã được dùng như một vị thuốc trong Đông y, có chứa thành phần kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, sữa với hàm lượng canxi cao hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, ngoài ra thành phần axit lactic giúp tiêu diệt khuẩn hại. Sự kết hợp giữa tỏi và sữa tươi có thể đẩy lùi những cơn đau dây thần kinh tọa, ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi nghiền nát, sau đó trộn cùng sữa tươi.
- Người bệnh uống sữa tỏi ngay sau khi trộn, thời điểm tốt nhất là buổi sáng sớm.
- Nên áp dụng cách này mỗi ngày, kiên trì đến khi các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa được đẩy lùi.
- Trong trường hợp mùi tỏi gây khó chịu, bạn có thể đun sôi hỗn hợp sữa và tỏi để dễ uống hơn.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y chữa đau thần kinh tọa thường được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân bị đau cấp tính, cho hiệu quả nhanh, ngăn ngừa bệnh tiến triển mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ, không được lạm dụng hay tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được phép.
5 loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa
Đối với bệnh lý đau thần kinh tọa, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm không steroid: Được dùng phổ biến cho bệnh nhân đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ đến vừa, có biểu hiện viêm và đã dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng không có hiệu quả. Thuốc chống viêm không steroid phổ biến nhất là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac có khả năng ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian gây phản ứng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids: Nhóm thuốc này phù hợp với bệnh nhân đang ở mức độ trung bình đến nặng với cơ chế hoạt động là kết hợp cùng thụ thể Opioids trong hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên để ngăn không cho truyền tín hiệu đau đến não. Khi dùng thuốc cần có sự giám sát của nhân viên Y tế để tránh gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, giảm trí nhớ, tổn thương gan, thận.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ hay thuốc giãn mạch có tác dụng làm giãn mạch máu để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn, cung cấp dưỡng chất cho nhóm cơ đang bị ảnh hưởng. Loại thuốc này hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức trong trường hợp đau thần kinh tọa. Thêm vào đó, thuốc cũng giảm sự co bóp của cơ bắp, giảm đau khi bị chèn ép dây thần kinh.
- Thuốc chống co giật: Có tác dụng giảm tín hiệu đau ở dây thần kinh, bao gồm dây thần kinh tọa. Nhóm thuốc này thường dùng nhất là Pregabalin, Gabapentin, cho hiệu quả sau khi sử dụng từ 3 - 4 tuần. Cần thận trọng vì thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, phát ban, mệt mỏi,...
- Thuốc tiêm corticosteroid: Thuốc tiêm được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa kèm triệu chứng sưng tấy, đau nhức với khả năng ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch. Thuốc cần được sử dụng dưới sự hỗ trợ của bác sĩ, nhân viên Y tế, tiêm trực tiếp vào vị trí bị viêm hoặc xung quanh rễ thần kinh gây đau. Nhóm thuốc này phổ biến gồm có Dexamethasone, Methylprednisolone, Prednisone,...
Lưu ý khi dùng thuốc Tây y chữa bệnh
Khi dùng thuốc Tây y chữa đau thần kinh tọa, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa thăm khám và được bác sĩ kê đơn, ngoài ra không thay đổi liều lượng đã được chỉ định để tránh gây hệ lụy nghiêm trọng.
- Người bệnh đau thần kinh tọa không nên mang vác đồ vật nặng, lao động quá sức, chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để không làm ảnh hưởng đến xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể.
- Có thể tập thể dục thể thao với các bài tập như đi bộ, đạp xe, thiền, yoga, không chọn bộ môn cần vận động mạnh.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và khoáng chất từ trái cây, rau xanh, hải sản, trứng, sữa.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không dùng rượu bia, nước ngọt.
- Có thói quen sinh hoạt khoa học, không hút thuốc lá, không thức khuya, ngủ đúng giờ.
Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?
Người bệnh đau thần kinh tọa nên gặp bác sĩ khi:
- Dùng thuốc gặp tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, giảm trí nhớ, phát ban, tổn thương gan, thận.
- Sau một thời gian uống thuốc không có hiệu quả cải thiện, ngược lại các triệu chứng còn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh bị đau nhức, sưng viêm không thể vận động, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa tiến triển nghiêm trọng. Thuốc Nam khá lành tính, cho hiệu quả cao tuy nhiên tùy cơ địa khác nhau mà kết quả nhận được có thể nhanh hoặc chậm.
Đinh lăng
Đinh lăng từ lâu đã được xem là vị thuốc quý, xuất hiện khá phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Trong đinh lăng có chứa các thành phần hỗ trợ kháng viêm, chỉ thống, cường kiện gân cốt, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vị trí bị tổn thương. Sử dụng nguyên liệu này thường xuyên và đúng cách sẽ đẩy lùi tình trạng đau dây thần kinh tọa nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Trước tiên chuẩn bị 30g rễ cây đinh lăng tươi, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
- Sau đó bạn nhúng rễ đinh lăng vào mật ong nguyên chất, mang sao vàng và hạ thổ để tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Mang nguyên liệu này đi sắc thuốc uống hàng ngày, áp dụng đều đặn đến khi bệnh lý được thuyên giảm.
Ngải cứu
Dùng ngải cứu là cách chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam cho hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng thành công. Trong Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng và hơi nồng, có khả năng thanh nhiệt, chống viêm, bồi bổ khí huyết nên được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho biết ngải cứu chứa nhiều hoạt chất giảm đau, kháng viêm, cải thiện chứng tê bì chân tay cùng nhiều triệu chứng khác của đau dây thần kinh tọa.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Tiếp đó bạn cho nguyên liệu này vào chảo sao nóng cùng muối hạt đến khi có mùi thơm.
- Đổ hỗn hợp vừa thu được vào túi vải sạch, chờ nguội bớt thì chườm trực tiếp lên khu vực bị đau nhức.
- Mỗi lần chườm khoảng 20 phút, có thể thực hiện 2 - 3 lần trong ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Cây cỏ xước
Cây cỏ xước được xem là vị thuốc Nam tốt cho bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương khớp. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, cỏ xước hỗ trợ chỉ thống, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh gout, đau dây thần kinh hông to, cao huyết áp, bệnh về gan, thận. Ngoài ra, một số nghiên cứu hiện đại cũng khẳng định rằng cây cỏ xước chứa nhiều hoạt chất như saponin, phenolic, acid amin có tác dụng kháng viêm, cải thiện chứng đau nhức, tê bì chân tay, nóng ran do đau dây thần kinh tọa.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 300g cây cỏ xước, bạn mang rửa sạch rồi để ráo.
- Cỏ xước cho vào chảo sao vàng, sau đó đun cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ.
- Bạn đun sôi trong 20 phút thì tắt bếp, chắt phần nước cốt thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Người bệnh nên áp dụng cách này hàng ngày đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Thuốc Đông y
Tương tư như thuốc Nam hay mẹo tại nhà, thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa khá lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Các bài thuốc theo Y học cổ truyền có 100% dược liệu tự nhiên, không chỉ hỗ trợ cải thiện bệnh đau thần kinh tọa mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể, loại bỏ tận căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên khi dùng thuốc Đông y cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Bài thuốc chữa bệnh đau thần kinh tọa thể phong hàn
Đau thần kinh tọa thể phong hàn có nguyên nhân do trúng khí lạnh ở kinh lạc. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau dai dẳng từ thắt lưng xuống mông, bắp chân và mặt sau đùi, bên cạnh đó còn bị phù mạch, chân tay lạnh, di chuyển khó khăn.
- Bạn chuẩn bị 12g các vị độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, ngưu tất, đan sâm, 8g trần bì, quế chi, tế tân, chỉ xác, 10g phòng phong.
- Các nguyên liệu này rửa sạch, sắc nước thuốc uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa thể huyết ứ
Bệnh lý này xảy ra do lao động nặng, vận động sai tư thế gây ứ trệ khí huyết, bế tắc kinh lạc. Bệnh nhân thường thấy đau từ vùng lưng lan xuống mông, cơn đau tăng khi đứng, cử động hoặc cúi gập người đột ngột.
- Chuẩn bị 20g ích mẫu, đan sâm, kê huyết đằng, 16g rễ bưởi bung, 12g hương phụ, tang chi, 10g trần bì, tần giao, khởi tử, thổ phục linh, đỗ trọng.
- Sau khi rửa sạch dược liệu, sắc thuốc uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc chữa bệnh thể phong thấp
Đau dây thần kinh tọa thể phong thấp có biểu hiện là cơn đau bắt đầu ở thắt lưng chạy dọc xuống đùi và mông theo đường đi của rễ thần kinh. Tình trạng đau nhức sẽ làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Áp dụng bài thuốc này sẽ giúp trừ phong, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc.
- Các dược liệu cần chuẩn bị gồm 12 cẩu tích, chích cam thảo, bạch thược, đương quy, thục địa, 10g quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, xuyên khung, phòng phong, 20g nam tục đoạn, trinh nữ, 16g rễ cúc tần, rễ bưởi bung và kinh giới.
- Bạn rửa sạch nguyên liệu này rồi cho vào ấm sắc để uống trong ngày, chia thành 3 lần uống.
Bài viết này giới thiệu về 12 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng uống. Các loại thuốc này thường được kết hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc:
- Paracetamol:
- Liều lượng: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
- Cách dùng: Uống sau ăn.
- Chỉ định: Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
- NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac):
- Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy gan, suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc khác.
- Piroxicam:
- Liều lượng: 20mg/ngày.
- Chỉ định: Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
- Meloxicam:
- Liều lượng: 15mg/ngày.
- Chỉ định: Điều trị viêm xương khớp, điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.
- Celecoxib:
- Liều lượng: 200mg/ngày.
- Chỉ định: Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
- Etoricoxib:
- Liều lượng: 60mg/ngày.
- Chỉ định: Điều trị bệnh xương khớp, giảm đau gút cấp, xử lý cơn đau sau phẫu thuật.
- Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone):
- Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
- Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ mang thai.
- Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin):
- Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
- Thuốc chống đau thần kinh dạng bôi (Methyl Salicylate, Trolamine Salicylate, Capsaicin):
- Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào loại thuốc.
- Chống chỉ định: Người quá mẫn.
Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh những tác động tiêu cực cũng quan trọng để hỗ trợ điều trị.
Chế độ ăn nên bổ sung cho người đau thần kinh tọa:
- Vitamin B6: Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Có trong ngũ cốc, thịt gà, thịt bò, gan, đậu xanh, chuối, đậu, cá hồi, cà rốt.
- Vitamin B9: Hỗ trợ điều trị và hồi phục tổn thương dây thần kinh. Có trong rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, chanh đậu, men, nấm, gan và thận bò, nước cam.
- Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Có trong cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây.
- Vitamin B12: Hỗ trợ hệ thần kinh, giảm triệu chứng co cứng cơ. Có trong gan động vật, ngao, cá ngừ, thịt gia cầm.
- Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe. Có trong các thực phẩm như sữa, cải xoăn, cá mòi, đậu phụ, phô mai, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, gạo lứt.
Thực phẩm nên kiêng khi đau thần kinh tọa:
- Thực phẩm mặn: Gây co cơ và làm tăng áp lực trên dây thần kinh.
- Thực phẩm nhiều đạm: Có thể tăng acid uric, gây viêm dây thần kinh tọa.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây tăng cân và áp lực lên cột sống.
- Rượu bia: Cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm nghiêm trọng hóa triệu chứng viêm.
Lưu ý quan trọng khi bị đau thần kinh tọa:
- Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và canxi.
- Hạn chế thực phẩm có nguồn gốc không rõ.
- Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ bắp và tăng sức khỏe chung.
- Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thần kinh.
- Thăm bác sĩ để chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
- Thực hiện đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và liệu pháp điều trị.
Có rất nhiều cách chữa đau thần kinh tọa phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi phương pháp cho hiệu quả nhất định, ngoài ra còn tồn tại một số hạn chế. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp chữa bệnh nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!