Đau Thần Kinh Toạ Có Nên Đi Bộ? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau thần kinh toạ đặc trưng bởi cơn đau vùng thắt lưng chạy dọc xuống vùng hồng, đùi, bắp chân. Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc Đau thần kinh toạ có nên đi bộ? Bởi việc vận động, đi bộ sẽ tác động đến dây thần kinh hông to cũng như tình trạng bệnh.

Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?

Đau thần kinh toạ hay đau dây thần kinh hông to là thuật ngữ đề cập đến tình trạng rễ thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép gây đau nhức, dị cảm, tê bì và giảm khả năng vận động. Theo thời gian, cơn đau có xu hướng lan dọc từ thắt lưng xuống hông, bắp chân, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau Thần Kinh Toạ Có Nên Đi Bộ? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Theo các chuyên gia, người bị đau dây thần kinh toạ có thể đi bộ và thực hiện một số bộ môn thể thao khác

Cơn đau do bệnh lý gây ra có tính chất cơ học. Theo đó, cơn đau sẽ thuyên giảm nếu nghỉ ngơi và tiến triển nặng hơn khi xoay người, đi lại, cúi gặp. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thắc mắc “Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?”. Bởi hoạt động này tác động đến chi dưới, thắt lưng và có thể kích thích bùng phát các triệu chứng của bệnh.

Trái với suy nghĩ của nhiều người bệnh, các chuyên gia cho biết, người bị đau dây thần kinh toạ có thể đi bộ và thực hiện một số bộ môn thể thao khác. Đi bộ hỗ trợ cải thiện khả năng vận động, hạn chế chèn ép lên dây thần kinh, đồng thời góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị.

Hơn nữa, đi bộ cũng là một trong những bộ môn vận động tương đối nhẹ nhàng, người bệnh có thể chủ động điều chỉnh cường tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ. Do đó, trong thời gian điều trị bệnh đau thần kinh toạ, bạn nên đi bộ thường xuyên để giúp cải thiện chức năng vận động, đi lại, đồng thời giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

Việc đi bộ thường xuyên và đúng cách, người bị đau dây thần kinh toạ có thể nhận được một số lợi ích sau:

  • Giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép: Dây thần kinh hông to bắt nguồn từ thắt lưng, chạy dọc xuống 2 chân đến bàn chân. Tuy nhiên, do các tư thế sai lệch hoặc bất thường ở cột sống, dây thần kinh có thể bị chèn ép, đè nén. Việc đi bộ thường xuyên sẽ hỗ trợ ổn định cột sống thắt lưng, giải phóng chèn ép lên dây thần kinh toạ, từ đó cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.
  • Tăng cường khả năng vận động: Đau dây thần kinh toạ có thể gây đau nhức chi dưới, làm giảm khả năng vận động. Tình trạng này khiến người bệnh có xu hướng ít đi lại, tập thể dục, vận động dẫn đến hiện tượng teo cơ. Tuy nhiên, thường xuyên đi bộ, người bệnh có thể phục hồi chức năng vận động của chi dưới, từ đó hạn chế biến chứng teo cơ, liệt chi,…
  • Kiểm soát cân nặng: Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ đau thần kinh toạ. Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp người bệnh đốt cháy mô mỡ dư thừa, đồng thời tăng sức mạnh của khối cơ và hạn chế tình trạng tăng cân đột ngột. Kiểm soát cân nặng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị đau thần kinh toạ cũng như các bệnh xương khớp khác.
  • Chống thoái hóa thần kinh: Khi dây thần kinh hông to bị chèn ép trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hoá do không cung cấp đủ các dưỡng chất để tái tạo cũng như phục hồi. Tuy nhiên, việc vận động, đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng tuần hoàn máu ở thắt lưng. Từ đó giúp chuyển hóa dinh dưỡng, phòng ngừa tình trạng tổn thương và thoái hoá tế bào thần kinh.
  • Một số lợi ích khác: Ngoài những lợi ích trên, đi bộ thường xuyên và đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích khác như giảm căng thẳng, duy trì sức khỏe tim mạch, thúc đẩy hoạt động tiêu hoá, giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch chân,…

Có thể nhận thấy, đi bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ cũng như hệ thống xương khớp. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị, người bị đau dây thần kinh toạ nên kết hợp đi bộ thường xuyên để giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau thần kinh toạ

Thực tế nhận thấy, các trường hợp bị đau dây thần kinh toạ thường dễ bùng phát các cơn đau nếu đi bộ không đúng cách. Bên cạnh đó, khi đi bộ bạn cần chú ý đến các vấn đề khác như kỹ thuật, cường độ,… nhằm hạn chế kích thích lên rễ thần kinh bị tổn thương, chèn ép.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau thần kinh toạ 
Khi đi bộ bạn cần chú ý đến các vấn đề khác như kỹ thuật, cường độ,… nhằm hạn chế kích thích lên rễ thần kinh bị tổn thương

1. Chuẩn bị trước khi đi bộ

Đi bộ là một trong những bộ môn vận động đơn giản, nhẹ nhàng và không cần chuẩn bị các thiết bị hay dụng cụ. Tuy nhiên, để quá trình đi bộ diễn ra thuận lợi, người bệnh cần chuẩn bị một số thứ cần thiết sau:

  • Chọn mặc trang phục thể thao thoáng mát, có chất liệu co giãn tốt, rộng rãi, thông thoáng. Tránh mặc các loại quần áo có chất liệu dày, ứng, bó sát gây khó khăn trong quá trình luyện tập.
  • Đi bộ sẽ tác động trực tiếp lên bàn chân, khớp gối và khớp cổ chân. Do đó, người bệnh không nên đi giày đế thường hoặc đi dép. Thay vào đó, nên dùng giày thể thao chuyên dụng nhằm làm giảm áp lực lên các khớp, hạn chế tình trạng cơn đau bùng phát trong quá trình đi bộ.
  • Người tập nên chuẩn bị 1 bình nước nhỏ để bù lại lượng nước thất thoát trong quá trình tập luyện.
  • Lựa chọn đường đi bộ bằng phẳng, rộng rãi nhằm hạn chế tình trạng đuối sức. Ngoài ra, nên hạn chế đi bộ trên các đoạn đường dốc, gập ghềnh,… vì có thể kích thích cơn đau bùng phát.
  • Trường hợp sức khoẻ yếu, tuổi tác cao, người bệnh nên đi bộ cùng với người thân hoặc bạn bè để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có).

2. Khởi động trước khi đi bộ

Đi bộ là bộ môn vận động nhẹ nhàng nên ít người khởi động trước khi tập luyện. Tuy nhiên, với trường hợp đau thần kinh toạ, cần khởi động trước khi đi bộ để giúp làm nóng khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, cột sống thắt lưng.

Khởi động trước sẽ giúp giảm thiểu cơn đau bùng phát khi đang tập luyện. Đồng thời hạn chế tối đa các chấn thương, rủi ro phát sinh trong quá trình đi bộ. Theo các chuyên gia, người bệnh nên chú ý các động tác xoay đầu gối, xoay cổ chân, cúi gập thắt lưng để đảm bảo quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi.

Trong trường hợp bị đau thần kinh toạ có mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể một số động tác giúp làm nóng cơ thể. Thực hiện các động tác bình thường có thể gây đau nhức, làm gián đoạn quá trình tập luyện.

3. Hướng dẫn tư thế và cường độ đi bộ

Sau khi làm nóng cơ thể, người bệnh có thể đi bộ để cải thiện sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh toạ. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của bộ môn này mang lại, bạn cần đi bộ đúng tư thế, kỹ thuật cũng như điều chỉnh cường độ phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Hướng dẫn tư thế và cường độ đi bộ 
Khi đi bộ, bạn cần giữ thẳng lưng, cổ, mắt hướng về phía trước, đồng thời thả lỏng hai vai

Dưới đây là một số lưu ý khi đi bộ:

  • Tư thế đi bộ: Khi đi bộ, bạn cần giữ thẳng lưng, cổ, mắt hướng về phía trước, đồng thời thả lỏng hai vai. Lưu ý không chúi người về phía trước, đứng cong vẹo. Tư thế xấu có thể khiến thắt lưng, chi dưới bùng phát cơn đau khi đi bộ.
  • Kỹ thuật đi bộ: Nên chú ý đi bộ nhịp nhàng, mỗi nước đi dài khoảng 25 – 40cm tuỳ thuộc vào chiều cao. Khi đi bộ, hạn chế lắc vai hoặc đánh tay mà cần cố định phần trên của cơ thể.
  • Cường độ đi bộ: Khi mới tập luyện, bạn nên đi bộ bước nhỏ với cường độ chậm để làm nóng các khớp xương. Sau  5 – 10 phút thì có thể tăng cường độ đi bộ để tác động sâu đến cơ bắp, dây thần kinh và xương khớp. Tuy nhiên, hạn chế đi bộ quá nhanh vì tình trạng này có thể kích thích cơn đau ở thắt lưng, khớp gối bùng phát.

Thực tế, cường độ đi bộ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Người có sức khỏe tốt và bệnh đau thần kinh toạ mới khởi phát có thể đi bộ với cường độ nhanh và tác động sâu đến cột sống, khớp gối, khớp háng. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị chèn ép rễ thần kinh nặng, chỉ nên đi bộ chậm và nhẹ nhàng. Đi bộ nhanh có thể khiến cơn đau bùng phát và làm gián đoạn việc tập luyện.

4. Chú ý thời gian đi bộ

Thông thường, người có thể trạng khỏe mạnh được khuyến khích đi bộ từ 30 – 60 phút/ ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, với người bị đau thần kinh toạ, cần giới hạn thời gian tập luyện để tránh tác động xấu đến sức khoẻ.

Chú ý thời gian đi bộ 
Khi mới tập luyện, bạn nên đi bộ với cường độ từ nhẹ đến vừa phải, chỉ nên tập từ 15 – 20 phút

Người bệnh cần chú ý thời gian tập luyện như sau:

  • Khi mới tập luyện, bạn nên đi bộ với cường độ từ nhẹ đến vừa phải, chỉ nên tập từ 15 – 20 phút. Nên duy trì thời gian tập luyện từ 15 – 20 phút. Duy trì thời gian tập luyện này trong vòng 1 – 2 tuần để cơ thể dần quen với cường độ vận động.
  • Sau đó, có thể tăng lên từ 20 – 40 phút tùy vào tình trạng sức khoẻ. Người bệnh nên cân nhắc tình trạng sức khỏe để điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp nhất.
  • Trong 1 – 2 tuần đầu, nên đi bộ từ 3 – 4 lần/ tuần. Sau đó có thể tăng dần lên 4 – 5 buổi. Tuy nhiên, cần tránh đi bộ hằng ngày trừ trường hợp đã tham vấn chuyên khoa.

5. Một số lưu ý khác

Ngoài ra khi đi bộ, người bị đau thần kinh toạ cần chú ý một số vấn đề khác như:

  • Nên đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bởi đây là những thời điểm không khí mát mẻ, không gây khó chịu và quá mệt mỏi trong quá trình tập luyện.
  • Nếu cơn đau thần kinh toạ bùng phát khi đi bộ, người bệnh cần nghỉ ngơi đến khi cơn đau thuyên giảm mới trở lại tập luyện.
  • Sau khi đi bộ, nên nghỉ ngơi để giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt trước khi tắm. Nếu tắm ngay sau khi tập luyện có thể gây hạ thân nhiệt đột ngột và phát sinh nhiều tình huống rủi ro.
  • Bên cạnh đi bộ, bạn có thể kết hợp các bài tập giảm đau thần kinh toạ, bơi lội để giúp cải thiện độ dẻo dai của cột sống. Với các trường hợp bệnh nặng, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ .

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Đau thần kinh toạ có nên đi bộ?” và một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trước khi tập luyện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn tập luyện đúng cách, phù hợp với thể trạng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn - Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn – Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là vị bác sĩ có...