Người Bị Gout Có Uống Rượu Vang Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Gout là bệnh lý hình thành do quá trình tích tụ axit uric trong cơ thể, đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát triệu chứng. Vậy người bị gout có uống rượu vang được không trở thành một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Bởi việc hiểu rõ ảnh hưởng của rượu vang đến mức độ axit uric và sức khỏe tổng thể là điều cần thiết để người bệnh có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Người bị bệnh gout có uống được rượu vang không?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ của axit uric trong cơ thể, dẫn đến hình thành các tinh thể urate trong khớp. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh gout. Vậy người bệnh gout có uống có uống được rượu vang không?

Uống rượu vang nhiều có thể làm tình trạng gout trở nên tồi tệ hơn
Uống rượu vang nhiều có thể làm tình trạng gout trở nên tồi tệ hơn

Theo các chuyên gia, người bị bệnh gout nên hạn chế uống rượu vang để góp phần kiểm soát bệnh tốt hơn. Lý do là bởi rượu vang có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và giảm khả năng thải axit uric qua thận.

Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy việc uống rượu vang với mức độ vừa phải có thể gây ít tác động hơn so với bia hay các loại rượu mạnh khác. Song các chuyên gia vẫn cho rằng, bất cứ loại rượu nào cũng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát cơn đau gout ở một số người.

Trong trường hợp bị gout và muốn sử dụng rượu vang, các bạn nên giới hạn liều lượng tiêu thụ (khoảng 30 – 40ml/rượu/ngày). Tốt nhất hãy thảo luận với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, đưa ra lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Những loại đồ uống tốt cho người bệnh thận

Để đảm bảo an toàn, tránh để bệnh gout tiến triển xấu, các bạn có thể thay thế rượu vang bằng các loại đồ uống lành mạnh khác như sau:

  • Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày giúp thận loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ hình thành tinh thể urate trong khớp. Theo khuyến nghị, người bệnh gout nên uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày.
Người bị gout nên uống nhiều nước lọc
Người bị gout nên uống nhiều nước lọc
  • Nước chanh: Chanh chứa vitamin C và có tính kiềm, giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu khá hiệu quả. Vì thế, việc uống nước chanh mỗi sáng có thể giúp kiềm hóa cơ thể và hỗ trợ thải độc.
  • Trà thảo mộc: Trà xanh và trà gừng là những loại trà thảo mộc rất tốt cho người bị bệnh gout. Theo đó, trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm viêm và có thể giúp hạ nồng độ axit uric. Trong khi đó, trà gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau do gout.
  • Nước ép anh đào đen: Nghiên cứu cho thấy nước ép anh đào đen có thể giúp giảm nồng độ axit uric, giảm tần suất cơn gout. Bên cạnh đó, anh đào đen chứa anthocyanin – một chất chống viêm mạnh mẽ.
  • Nước ép dưa leo và cà rốt: Cả hai loại rau củ này đều có tính kiềm nên có khả năng giúp cân bằng axit trong cơ thể và giảm nồng độ axit uric.
  • Sữa ít béo và sữa chua: Khi bổ sung sữa ít béo, sữa chua mỗi ngày, nồng độ axit uric trong máu ở người bệnh gout sẽ giảm đáng kể. Bởi các sản phẩm sữa giàu protein và ít purine sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị gout.
  • Sinh tố từ rau xanh: Rau xanh như cần tây, cải xoăn, và rau bina giàu chất chống oxy hóa và có tính kiềm, giúp hỗ trợ quá trình kiềm hóa cơ thể và giảm axit uric.

Bị gout có uống rượu vang được không đã được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp chi tiết. Nhìn chung, việc lựa chọn đồ uống phù hợp có thể giúp người bệnh gout kiểm soát bệnh tình và giảm nguy cơ bùng phát cơn đau. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo tính phù hợp với tình trạng sức khỏe.

MÁCH BẠN: Nếu bị bệnh gout, thường xuyên mất ăn, mất ngủ khi các cơn đau gout tái phát, bạn có thể tìm đến Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bác sĩ Tuấn đã có hàng chục năm kinh nghiệm khám, tư vấn và điều trị bệnh gút bằng y học cổ truyền. Hiện bác sĩ Tuấn đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Để được bác sĩ Tuấn tư vấn miễn phí, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE 0987 173 258.

HOẶC TRUY CẬP TẠI ĐÂY

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...