Bệnh Gút Có Uống Được Cà Phê Không? Liều Lượng Thích Hợp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh gút gây ra các cơn đau dữ dội, sưng tấy, đỏ nóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc phổ biến của người bệnh đó là liệu bệnh gút có uống được cà phê không. Bởi đây là thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích. Bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề này.  

Bị bệnh gút có uống được cà phê không?

Cà phê là loại đồ uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của cà phê có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa bao gồm: Acid chlorogenic, Acid caffeic, Melanoidin, Quinone, Caffeine,… Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.

Cà phê có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe
Cà phê có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe

Vậy người bệnh gút có có uống được cà phê không? Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân bị gút hoàn toàn có thể sử dụng được cà phê. Nếu dùng đúng cách, loại đồ uống này sẽ mang đến cho người bệnh những lợi ích như sau:

  • Giảm nguy bùng phát đợt gút cấp tính: Chlorogenic acid trong cà phê có khả năng ức chế xanthine oxidase, một loại enzyme thúc đẩy quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể. Axit uric cao là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành tinh thể urat, gây ra bệnh gút.
  • Giảm nồng độ axit uric: Cà phê chứa các hợp chất như axit chlorogenic và cafein, có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu bằng cách tăng cường bài tiết qua nước tiểu. Từ đó giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
  • Giảm viêm: Cà phê chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, bao gồm Axit chlorogeni, Cafestol, Kahweo, Polyphenol. Đây là những hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy giúp làm giảm viêm khớp do gút gây ra.

Do đó, việc sử dụng cà phê đúng cách sẽ góp phần làm giảm nồng độ acid uric trong máu, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cũng không vì thế mà lạm dụng cà phê. Bởi việc tăng lượng caffein đột ngột sẽ gây những cơn đau gút cấp tính, thậm chí còn gây ra tình trạng tim đập nhanh, tăng huyết áp, ù tai, chân tay run, sốt ruột,…

Hướng dẫn cách dùng cà phê cho người bệnh gút

Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích cho người bệnh gút. Nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe. 

Do đó để sử dụng cà phê đúng cách người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

Lựa chọn cà phê:

  • Nên chọn cà phê nguyên chất, không tẩm ướp hóa chất hay hương liệu.
  • Ưu tiên cà phê rang xay mộc, ít qua chế biến để giữ được tối đa dưỡng chất và hương vị tự nhiên.
  • Tránh dùng cà phê hòa tan vì thường chứa nhiều đường, chất béo và phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Nên chọn cà phê nguyên chất, không tẩm ướp hóa chất hay hương liệu
Nên chọn cà phê nguyên chất, không tẩm ướp hóa chất hay hương liệu

Liều lượng:

  • Người bị bệnh gút không nên uống quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 2 tách cà phê. 
  • Nên theo dõi cơ thể và điều chỉnh lượng cà phê phù hợp để cân bằng nồng độ acid uric trong máu.

Cách dùng: 

  • Không nên pha cà phê quá đặc.
  • Nên pha loãng cà phê nguyên chất với 100-200ml nước lọc để kiểm soát được lượng caffein.
  • Nếu muốn uống cà phê sữa thì nên dùng sữa tách kem hoặc sữa ít béo để thay thế các loại sữa thông thường.
  • Thời điểm tốt nhất để uống cà phê là sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa.

Lưu ý:

  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để biết được liều lượng phù hợp với sức khỏe của mình.
  • Không nên uống quá 5 tách cà phê mỗi ngày vì sẽ tác động xấu đến gan, làm tích tụ mỡ trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu trong quá trình sử dụng người bệnh cảm thấy các triệu chứng nghiêm trọng thì cần dừng ngay và thông báo cho bác sĩ.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “bệnh gút có uống được cà phê không”. Có thể khẳng định rằng cà phê khi được sử dụng đúng cách sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho người bệnh gút. Do đó, người bệnh nên chú ý sử dụng với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...