Suy Thận Có Ăn Được Đậu Phụ Không? Hướng Dẫn Sử Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Suy thận là tình trạng hai quả thận không còn khả năng lọc thải cặn bã và nước dư thừa ra bên ngoài. Để cải thiện chức năng thận, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rất quan trọng. Vậy người bị suy thận có ăn được đậu phụ không? Nên sử dụng thực phẩm này như thế nào cho hiệu quả? Cùng chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tìm hiểu câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Người bị suy thận có ăn được đậu phụ không?

Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng, được làm từ hạt đậu nành nguyên chất. Nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bao gồm: Protein, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, canxi, magie, sắt, photpho….

Những dưỡng chất này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như: Hỗ trợ giảm cân, tốt cho xương khớp, não bộ, cải thiện tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư đại tràng….

Suy thận có ăn được đậu phụ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Suy thận có ăn được đậu phụ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Vậy với những người bị suy thận có ăn được đậu phụ không? Các chuyên gia cho biết, người bị suy thận nhẹ vẫn có thể sử dụng đậu phụ với liều lượng nhỏ. Trong khi những người bị suy thận nặng thì không nên ăn đậu phụ. Nguyên nhân là bởi một số yếu tố sau:

  • Protein cao: Đậu phụ chứa nhiều protein, khi chuyển hóa sẽ tạo ra các chất thải nitơ, làm tăng gánh nặng cho thận. Đối với người bị suy thận, tình trạng này sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Nhiều kali và photpho: Đậu phụ cũng chứa hàm lượng kali và photpho tương đối cao. Hai khoáng chất cần được kiểm soát chặt chẽ ở người suy thận. Bởi nó sẽ làm tăng kali và photpho trong máu, gây ra các biến chứng như yếu cơ, yếu xương, tê bì, mệt mỏi, giảm chức năng não, rối loạn nhịp tim,…
  • Hàm lượng Oxalat: Đậu phụ chứa oxalat, một chất có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận – vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân suy thận.

Ngoài đậu phụ, người bị suy thận cũng nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ đậu nành như: Sữa đậu nành, tàu hũ, tào phớ,… để tránh làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn sử dụng đậu phụ cho người bị suy thận nhẹ

Sau khi giải đáp thắc mắc “suy thận có ăn được đậu phụ không?”, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để sử dụng loại thực phẩm này được an toàn hơn.

Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng đậu phụ
Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng đậu phụ
  • Chọn loại đậu phụ ít natri: Nên chọn mua đậu phụ tươi, tự làm hoặc các sản phẩm đậu phụ ít natri, không ăn đậu phụ đã để qua đêm hoặc đậu phụ đã bị chua.
  • Ăn lượng vừa phải: Lượng đậu phụ khuyến nghị cho người suy thận mỗi lần sử dụng là từ 1/2 – 1 miếng nhỏ. Mỗi tháng có thể ăn từ 1-2 lần, không được lạm dụng.
  • Chế biến hợp lý: Nên hấp, luộc hoặc nấu canh đậu phụ, hạn chế chiên rán để giảm lượng dầu mỡ.
  • Kết hợp với các thực phẩm khác: Ăn kèm đậu phụ với các loại rau củ quả khác để cân bằng dinh dưỡng và giảm bớt lượng protein nạp vào cơ thể.
  • Theo dõi sức khỏe: Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi ăn đậu phụ.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “suy thận có ăn được đậu phụ không?”. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bị suy thận cũng cần tuân thủ các biện pháp điều trị, tập luyện thể thao và sinh hoạt điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...