Bị Huyết Trắng Nên Ăn Gì
Nên Ăn
- Sữa Chua - Bảo Vệ Vi Sinh Đường Ruột:
- Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng nồng độ pH âm đạo.
- Ưu tiên sữa chua ít đường, không đường để tránh kích thích phản ứng viêm.
- Thực Phẩm Có Vitamin C - Hỗ Trợ Miễn Dịch:
- Dâu tây, cam, kiwi là nguồn vitamin C tốt.
- Hỗ trợ chống vi khuẩn và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Hạt Giúp Cân Bằng Hormone:
- Hạt lanh, óc chó, hạt bí đỏ chứa nhiều protein và omega-3.
- Ức chế vi khuẩn, hỗ trợ cơ thể sản xuất hormone nội tiết tố.
- Hành Tây và Tỏi - Kháng Khuẩn Tự Nhiên:
- Hành tây chống nấm men hiệu quả.
- Tỏi có allicin, kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy.
- Rau Họ Cải - Chống Oxy Hóa và Ngăn Ngừa Viêm:
- Củ cải, bông cải xanh chứa isothiocyanates, chất chống oxy hóa.
- Hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây viêm.
- Rong Biển - Dưỡng Chất Đa Dạng:
- Canxi, vitamin, chất chống oxy hóa trong rong biển.
- Giúp ổn định môi trường sinh lý âm đạo.
Kiêng Kỵ:
- Giảm Thức Ăn Chứa Đường và Tinh Bột:
- Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm giàu tinh bột.
- Nguyên nhân có thể làm tăng nấm men.
- Hạn Chế Hải Sản và Thịt Đỏ:
- Nguy cơ dị ứng và tăng cảm giác ngứa.
- Cân nhắc thay thế bằng thực phẩm giàu protein từ nguồn khác.
- Tránh Thức Uống Có Cồn:
- Cồn có thể tăng nồng độ hormone estrogen.
- Gây kích thích vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Không Sử Dụng Thực Phẩm Chế Biến Sẵn:
- Chứa nhiều đường, muối, chất béo không tốt.
- Kiểm tra thành phần để hạn chế rủi ro.
Lưu Ý Quan Trọng:
- Vệ Sinh Cơ Bản: Luôn giữ vùng kín sạch sẽ, thay đổi quần lót định kỳ.
- Kiểm Tra Thực Phẩm: Thực phẩm có thể ảnh hưởng, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.
- Tâm Lý Thoải Mái: Hạn chế căng thẳng, áp lực để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường. Bên cạnh đó, ăn uống khoa học, lành mạnh còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý tái phát lâu dài.
Tổng Quan Bệnh Học Huyết Trắng
Huyết trắng hay còn thường biết đến với tên gọi khí hư, dịch tiết âm đạo. Huyết trắng hình thành trong quá trình huyết tương thẩm thấm qua mao mạch tại âm đạo, kết hợp với chất chất ở môi bé, môi lớn, niệu đạo, tử cung tiết ra và trộn lẫn với nhau. Ngoài ra, trong huyết trắng còn có thể có tế bào bạch huyết, mô bong ở tử cung, âm đạo, tế bào tự do.
Với những trường hợp nữ giới khỏe mạnh, dịch tiết ra ở âm đạo sẽ không có mùi hoặc chỉ hơi tanh nhẹ, nữ giới thường sẽ tiết khoảng 1 - 4ml dịch mỗi ngày khi đang ở tuổi sinh sản và sẽ ít dần khi tới thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Ngoài ra, lượng dịch cũng sẽ có sự chênh lệch ít hoặc nhiều tùy vào từng thời điểm nữ giới có kinh nguyệt.
Huyết trắng là bệnh lý phụ khoa có thể gặp phải bởi rất nhiều yếu tố tác động. Theo đó, khi môi trường trong âm đạo bị thay đổi độ pH, sinh lý có vấn đề sẽ rất dễ gây ra khí hư, có thể đề cập tới một số nguyên nhân cụ thể sau:
- Nấm Candida Albicans: Candida là loại nấm rất thường gặp, gây ra các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới với tỉ lệ khá cao hiện nay. Nấm Candida thường xuất hiện khi môi trường pH trong âm đạo mất cân bằng, bệnh nhân mắc tủy xương, HIV, bệnh về gan hoặc các chứng bệnh khác khiến hệ miễn dịch bị sụt giảm đáng kể.
- Xuất hiện huyết trắng do nhiễm khuẩn ở âm đạo: Hiện nay có rất nhiều chị em bị nhiễm khuẩn âm đạo. Khi môi trường mất cân bằng, pH không giữ vững được sự cân đối giữa các lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ xảy ra viêm nhiễm khuẩn, lúc này huyết trắng tiết ra rất nhiều và có cả mùi. Cũng theo ghi nhận, khi nữ giới thụt rửa âm đạo quá sâu, không vệ sinh hoặc vệ sinh vùng kín sai cách đều sẽ dễ đưa hại khuẩn vào tấn công âm đạo.
- Nhiễm trùng roi Trichomonas: Huyết trắng cũng có thể xảy ra khi nữ giới bị nhiễm trùng roi Trichomonas. Loại trùng này chủ yếu trú ngụ trong nguồn nước bẩn, khi nữ giới vệ sinh vùng kín sử dụng phải loại nước đó sẽ bị ra rất nhiều khí hư, dịch có thể loãng, xuất hiện bọt, có mùi hôi tanh hoặc không, màu sắc của dịch chủ yếu là xanh, vàng và kèm theo các cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
- Các bệnh lý khác: Trong một số trường hợp, nữ giới có thể bị khí hư bởi các bệnh lý liên quan tới đường sinh dục. Cụ thể gồm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung
Thông thường, khi huyết trắng có màu lạ như vàng, xám, xanh, chất dịch vón cục, thành mảng chính là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Cụ thể các biểu hiện như sau:
- Chất dịch màu lạ: Dịch âm đạo tiết ra có màu xanh, vàng, vàng xám, có thể có cả bọt đi kèm. Chất dịch khá loãng, cũng có trường hợp bị màu vàng trong hoặc tương tự như màu của váng sữa.
- Dịch vón cục: Huyết trắng đông lại thành từng mảng hoặc vón cục, cũng có lúc loãng lỏng, kèm theo biểu hiện ngứa ngáy.
- Có mùi hôi: Dịch và âm đạo có mùi hôi tanh khó chịu, dù sử dụng các dung dịch vệ sinh khử mùi nhưng sẽ nhanh chóng xuất hiện hôi tanh trở lại.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị huyết trắng
Huyết trắng (khí hư) chỉ dịch tiết sinh lý ở trong âm đạo, xuất hiện khi nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt. Dịch tiết bao gồm huyết tương và những tế bào biểu mô của âm đạo, tử cung, tế bào tự do cùng một ít bạch huyết tạo thành dịch có mùi hơi tanh hoặc không mùi, trắng sữa. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, khí hư có thể thay đổi về màu sắc, số lượng, mùi tùy vào nồng độ hormone.
Theo đó, bệnh huyết trắng là thuật ngữ thường được dùng trong dân gian, đề cập đến các vấn đề liên quan đến sự thay đổi bất thường của huyết trắng như màu sắc khác thường, huyết trắng tiết ra quá nhiều, mùi hôi tanh,... Bệnh lý không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản ở nữ giới.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc đúng cách. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh còn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát các triệu chứng bệnh lý cũng như dự phòng tái phát. Theo đó, người có chế độ ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất sẽ giúp nâng cao đề kháng, hệ miễn dịch, từ đó giúp chống lại những tác nhân gây hại.
Ngoài ra, ăn uống khoa học còn góp phần giúp điều hòa quá trình sản sinh hormone nội tiết tố, cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Đây được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh huyết trắng.
Bị huyết trắng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có thể giúp cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, điều hòa nội tiết tố, đồng thời tăng cường miễn dịch. Từ đó, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh huyết trắng:
1. Sữa chua tốt cho người bị huyết trắng
Hiện tượng huyết trắng bất thường có thể xảy ra do môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Khi đó, những lợi khuẩn bị lấn át bởi hại khuẩn, vi nấm. Lúc này, việc bổ sung chứa lợi khuẩn là cần thiết để giúp cân bằng nồng độ pH trong môi trường âm đạo.
Bên cạnh sử dụng những sản phẩm men vi sinh, chị em có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Đây được xem là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bổ sung nhiều lợi khuẩn và các dưỡng chất thiết yếu.
Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên các loại sữa chua ít đường hoặc không đường để hạn chế kích thích phản ứng viêm, đồng thời bổ sung nhiều lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus. Theo đó, mỗi ngày nên bổ sung từ 1 - 2 hũ sữa chua để cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh huyết trắng, chị em nên hạn chế dùng các loại sữa chua có đường hoặc sữa chua hoa quả. Bởi lượng đường có trong những thực phẩm này có thể kích thích nấm men, ký sinh trùng phát triển mạnh.
2. Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là thành phần dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, chống oxy hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn thiết yếu đối với hoạt động của xương, máu, các mô liên kết, cơ bắp.
Thực tế nhận thấy, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ dinh dưỡng không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ chống lại những tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung hàng ngày, bao gồm:
- Dâu tây
- Trái cây họ cam quýt
- Bông cải xanh
- Kiwi
- Quả ổi
- Cà chua
- Ớt chuông
Việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải các triệu chứng bệnh huyết trắng. Tuy nhiên, nên hạn chế tiêu thụ những loại trái cây có vị ngọt cao. Bởi lượng đường trong những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng và nấm men phát triển.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên bổ sung một số loại trái cây, rau củ quả tươi để đa dạng hóa dinh dưỡng. Nhất là bổ sung các chất chống oxy hóa, một số vitamin như E, A, B,...
3. Bị huyết trắng nên ăn gì? Các loại hạt
Các loại hạt là một trong những nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị huyết trắng. Một số loại hạt như hạt lanh, óc chó, hạnh nhân, hạt bí đỏ,... tốt cho sức khỏe phái nữ.
Trong các loại hoạt có chứa lượng lớn protein, Omega-3, vitamin và các chất chống oxy hóa cao. Từ đó, góp phần ức chế các phản ứng viêm, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời giúp điều hòa quá trình sản sinh các hormone nội tiết tố nữ.
Những loại hạt này phù hợp để bổ sung vào những bữa ăn phụ hoặc sử dụng như món ăn vặt hàng ngày. Tuy nhiên, riêng với hạt óc chó, chị em không nên ăn quá nhiều. Do loại hạt này có chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
4. Hành tây và tỏi tốt cho người bị huyết trắng
Hành tây được xem là thực phẩm quen thuộc, thường được dùng trong chế biến các món ăn. Nếu đang bị huyết trắng, bạn nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi các thành phần hoạt chất có trong hành tây có tác dụng tốt trong ức chế nấm men hiệu quả.
Ngoài hành tây, tỏi cũng được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Bởi hàm lượng lớn hoạt chất allicin trong thực phẩm này được ví như kháng sinh tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh.
Bên cạnh đó, dùng tỏi thường xuyên còn hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín do bệnh lý gây ra. Để hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng, bạn có thể ăn 1 tép tỏi tươi vào buổi sáng. Hoặc dùng nước ép tỏi hay các món ăn từ tỏi nếu không thể ăn tỏi sống.
5. Các loại rau họ cải
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại rau họ cải như củ cải, bông cải xanh, bắp cải, rau cải bruxen, rau xà lách rocket,... không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng do bệnh huyết trắng gây ra.
Các nghiên cứu nhận thấy, hợp chất isothiocyanates và các chất chống oxy hóa trong các loại rau họ cải giúp ngăn ngừa, chống lại sự xâm nhập cũng như sự phát triển của những tác nhân gây viêm nhiễm vùng kín. Đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.
6. Rong biển
Trong rong biển có chứa hàm lượng vitamin, chất xơ, canxi cùng các chất chống oxy hóa dồi dào. Không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng, rong biển còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Theo đó, thực phẩm này tốt cho người bị tiểu đường, giúp đào thải cặn bã trong đường ruột, tăng sức khỏe xương khớp, làm giảm tăng sinh tuyến vú.
Với những trường hợp ra khí hư bất thường do nhiễm nấm âm đạo, nên bổ sung rong biển vào chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể ăn sống, làm cơm cuộn hoặc chế biến thành món canh đều được. Tuy nhiên, tránh nấu chè rong biển bởi lượng đường thêm vào có thể tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh lý.
Người bệnh huyết trắng nên kiêng gì?
Thực tế nhận thấy, việc tiêu thụ những thực phẩm, thức uống không lành mạnh có thể khiến các triệu chứng bệnh huyết trắng ở nên nặng nề hơn. Do đó, bên cạnh bổ sung các thực phẩm có lợi, người bệnh nên hạn chế, kiêng một số thực phẩm, thức uống sau:
1. Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Thống kê nhận thấy, có nhiều trường hợp bị huyết trắng do nhiễm nấm Candida âm đạo. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Bởi đây được xem là nguồn thức ăn của loại nấm này.
Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột sẽ tạo điều kiện thuận lợi, kích thích nấm men phát triển. Đây cũng được xem là nguyên nhân lý giải tình trạng nữ giới bị tiểu đường thường có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cao hơn so với người bình thường.
Một số loại thực phẩm chị em nên hạn chế như bánh kẹo, đường, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột, các loại trái cây ngọt,... Tuy nhiên, tránh tình trạng kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
2. Hải sản
Các loại hải sản chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nhất là protein, canxi, acid béo Omega-3 rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bị huyết trắng nên hạn chế tiêu thụ các loại hải sản nhằm đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Thực tế nhận thấy, các loại hải sản dễ gây ra tình trạng dị ứng. Điều này có thể kích thích vùng kín ngứa ngáy dữ dội, tiết nhiều dịch và khó chịu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển mạnh và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề.
3. Các loại thịt đỏ
Trong nhiều trường hợp, hiện tượng huyết trắng bất thường liên quan đến các bệnh viêm phụ khoa. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, bạn nên hạn chế dùng các loại thịt đỏ. Bởi việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm này có thể khiến phản ứng viêm trở nên nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, trong thịt đỏ còn chứa lượng lớn chất béo bão hòa. Không chỉ kích thích phản ứng viêm mà còn gây tăng cân nhanh chóng. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone trong cơ thể. Đồng thời gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
4. Kiêng các món ăn cay nóng
Thường xuyên tiêu thụ các món ăn cay nóng có thể dẫn đến nóng trong, rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến các biểu hiện của bệnh huyết trắng trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng còn kích thích âm đạo tăng tiết dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm men, hại khuẩn phát triển và viêm nhiễm phụ khoa.
5. Bị huyết trắng kiêng gì? Thức ăn chứa chất béo bão hòa
Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ xào, chiên, rán không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn vì chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Nhất là trường hợp nữ giới đang bị huyết trắng tránh tiêu thụ các món ăn này.
Bởi chất béo bão hòa chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ béo phì, thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể khiến vùng kín tiết nhiều khí hư, ngứa ngáy dữ dội, đồng thời làm mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo.
6. Các loại thức uống chứa cồn
Việc tiêu thụ các loại thức uống chứa cồn có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Tình trạng này có thể kích thích âm đạo tiết nhiều dịch hơn.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng bia rượu, thức uống chứa cồn, chất kích thích còn khiến hàm lượng Protein C-reactive trong máu tăng cao. Từ đó, kích thích phản ứng trong cơ thể bùng phát mạnh hơn, trong đó có nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục.
7. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại đồ ăn được chế biến sẵn khá tiện lợi nhưng lại chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất bảo quản. Việc dùng các thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm và các biểu hiện bệnh huyết trắng trở nên nặng nề hơn.
Trong trường hợp phải sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng, thành phần trên bao bì. Điều này có thể hạn chế phát sinh một số vấn đề rủi ro.
Các lưu ý khi mắc bệnh huyết trắng
Bên cạnh vấn đề "Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì?", chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên để hạn chế sự phát triển quá mức của vi nấm, vi khuẩn. Thay quần lót định kỳ để hạn chế tác nhân gây hại tích tụ và gây ra các vấn đề phụ khoa.
- Nên vệ sinh "cô bé" kỹ trước - sau khi quan hệ tình dục và trong thời gian hành kinh để tránh lây nhiễm trùng roi và một số bệnh hoa liễu khác.
- Trong thời gian điều trị bệnh, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, stress.
- Thực tế nhận thấy, bệnh huyết trắng có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là người bị suy nhược, sử dụng kháng sinh dài hạn, căng thẳng trong thời gian dài. Để duy trì môi trường sinh lý của âm đạo ổn định, bên cạnh ăn uống khoa học, bạn cần cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ.
- Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên. Tránh dùng nước rửa phụ khoa chứa chất tẩy rửa, nồng độ pH cao.
- Đảm bảo nguồn nước đang sử dụng không bị ô nhiễm. Bởi nước quá kiềm cũng được xem là nguyên nhân gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi phát sinh các vấn đề phụ khoa.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và can thiệp điều trị kịp thời.
Các biện pháp chữa trị huyết trắng tại nhà có thể thực hiện dễ dàng với các nguyên liệu thiên nhiên, đem lại hiệu quả cho việc giảm triệu chứng mà không tốn quá nhiều chi phí.
Nước Muối Sinh Lý:
- Sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín hoặc xông hơi.
- Nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm men, đồng thời giảm mùi hôi.
Lá ổi:
- Lá ổi có tính sát khuẩn, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Làm giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm một cách hiệu quả.
Gừng:
- Sử dụng gừng có chứa tinh chất tự nhiên hỗ trợ sát khuẩn.
- Uống nước gừng hoặc ngâm vùng kín với nước gừng để giảm ngứa, đau rát.
Nước Vo Gạo:
- Lấy nước vo gạo để rửa vùng kín giúp giảm đau, ngứa và tránh viêm nhiễm.
- Nước vo gạo chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe.
Nha Đam:
- Chế biến nha đam thành nước uống giúp chữa bệnh huyết trắng.
- Làm sạch và tái tạo tế bào, cải thiện tình trạng bệnh.
Các Lá Dược Liệu Nam:
- Sử dụng các lá trầu không, chè xanh, lá lốt để làm nước xông hơi hoặc rửa vùng kín.
- Các loại cây này có tính chất chống oxy hóa, chống viêm, giảm ngứa.
Lưu ý khi điều trị huyết trắng:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, giữ khô thoáng.
- Mặc quần lót vừa vặn và chất cotton.
- Uống đủ nước và bổ sung rau củ quả.
- Đối với tình trạng nặng, cần thăm bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị tây y.
Nhớ thực hiện các biện pháp điều trị đồng thời với thay đổi thói quen sinh hoạt để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có dấu hiệu nguy cơ, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp.
Dưới đây là thông tin các thuốc chữa huyết trắng được dùng nhiều nhất trong thời gian gần đây.
- Nystatin: Thuốc đặt trị nhanh huyết trắng từ nấm Candida. Cách dùng: 1 viên/ngày, 2 tuần.
- Clotrimazole và Miconazole: Lựa chọn phù hợp bởi hiệu quả kháng nấm rộng. Cách dùng: 100mg/ngày, 1 tuần hoặc 200mg/ngày, 3 ngày.
- Fluconazole và Itraconazole: Dùng cho nhiễm nấm nặng, loại bỏ nhiều chủng. Cách dùng: Fluconazole 1 lần, tối đa 150mg; Itraconazole 100mg, 2 lần/ngày, 3 ngày.
- Secnidazole hoặc Tinidazole: Đối phó với Trichomonas vaginalis và một số chủng khác. Cách dùng: 1 liều 2g, có thể kết hợp với Metronidazole hoặc Clotrimazole. Lưu ý: Tránh dùng cho người mẫn cảm, bà bầu, và không uống cùng rượu.
- Acyclovir: Chống lại virus herpes, đặc biệt herpes simplex type 2. Liều: 200mg/5 lần/ngày, 5–10 ngày. Chống chỉ định: Suy thận, suy gan nặng.
Kháng sinh chữa huyết trắng do vi khuẩn:
- Vi khuẩn lậu: Ciproxacin 500mg, Cefixime 400mg, Ofloxacin 400mg, Levofloxacin 250mg, kháng sinh ở dạng tiêm Ceftriaxone 125mg nếu đang mang thai.
- Do Chlamydia: Doxycyclin 100mg, Azithromycin 1g, Erythromycin 500mg, Tetracyclin 500mg
Bôi kháng nấm vùng âm hộ: Clotrimazole 1% trong 7 ngày. Hướng dẫn sử dụng: Thoa 2–3 lần/ngày, 1–2 tuần.
Phối hợp loại thuốc:
- Paracetamol giảm đau và hạ sốt
- NSAID chống viêm, giảm đau.
Note: Hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì?" cũng như một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng thông tin trên giúp chị em dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe đặt biệt, nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!