Đau Lưng Ăn Gì
Người bị đau lưng có thể cải thiện tình trạng bằng cách bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm có lợi cho xương khớp. Dưới đây là một số loại thực phẩm và gia vị tự nhiên nên bổ sung:
- Cá: Cung cấp đạm, axit béo omega-3 giúp chống viêm và tái tạo tế bào sụn. Tuy nhiên, hạn chế các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao.
- Rau xanh: Rau cung cấp chất xơ, khoáng chất, và vitamin. Chúng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và chứa chất chống oxy hóa giảm viêm.
- Trái cây: Quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa như vitamin C. Hạn chế loại trái cây có đường cao.
- Sữa: Rất giàu canxi và vitamin D, giúp tái tạo mô xương và hỗ trợ sức khoẻ tổng thể.
- Trà xanh: Có chất chống oxy hóa giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ xương khớp.
- Hạt và đậu: Như óc chó, hạnh nhân, đậu đen, cung cấp đạm, chất xơ, và chất chống oxy hóa.
- Nấm: Chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và đậm, giúp duy trì xương khớp khỏe mạnh.
- Xương ống heo: Rich in collagen và glycine, giúp tái tạo mô sụn và có tác dụng chống viêm.
- Gia vị tự nhiên: Gừng, nghệ, và tỏi có khả năng chống viêm và chống oxy hóa.
Người bị đau lưng cần chú ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe xương khớp. Dưới đây là một số thực phẩm và thức uống cần tránh:
- Các Món Ăn Lên Men và Muối Chua: Cà muối, kim chi, củ cải ngâm có thể giảm khả năng sản xuất dịch nhờn tại sụn khớp, gây mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Nội Tạng và Mỡ Động Vật: Mỡ và nội tạng động vật chứa axit béo có thể tăng cân đột ngột, gây áp lực lớn lên cột sống và ảnh hưởng đến sự linh hoạt.
- Thức Uống Chứa Cồn: Cồn có thể gây hại cho tế bào gan và là nguyên nhân gây thoái hoá xương khớp, làm tăng nguy cơ phá vỡ mạch máu nhỏ ở ổ khớp.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị đau lưng nên ăn gì, tránh gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong xây dựng thực đơn khoa học giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi tổn thương mô sụn, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức.
Tổng Quan Bệnh Học Đau Lưng
Đau lưng (back pain) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đau nhức xảy ra ở phía sau của cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí đau có thể chia thành 4 khu vực chính là đau cổ, lưng trên, đau thắt lưng, đau vùng xương cụt. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng đau thắt lưng.
Theo các chuyên gia, đau lưng được chia thành 2 loại như sau:
- Đau lưng cấp tính: Thường khởi phát đột ngột, cơn đau thường kéo dài dưới 6 tuần.
- Đau lưng mãn tính: Cơn đau diễn tiến trong thời gian dài, thường âm ỉ, dai dẳng và kéo dài trên 3 tháng và gây ra các vấn đề liên tục.
Trường hợp khởi phát cơn đau cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính thường căn cứ vào thời gian đau. Đặc trưng của cơn đau có thể âm ỉ, dai dẳng, nhức nhối dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan rộng đến các chi dẫn đến tê bì, yếu cơ.
Tình trạng bệnh có thể bắt nguồn từ các cơ, dây thần kinh, xương khớp hoặc từ các bộ phận cấu thành cột sống. Trong nhiều trường hợp, cơn đau bùng phát do ảnh hưởng đến cấu trúc khác bên trong cơ thể. Ví dụ như tuyến tụy, động mạch chủ, thận hoặc túi mật.
Hiện nay, biểu hiện đau lưng diễn ra khá phổ biến:
- Đau lưng có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, bao gồm người trẻ tuổi. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 80% dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng đau nhức lưng ít nhất một lần trong đời.
- Tại Việt Nam, có khoảng 1/ 3 trường hợp đến khám tại Phòng khám Nội Cơ xương khớp thuộc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM do đau lưng. Theo đó, đối tượng nữ giới thường có nguy cơ đau lưng trên cao hơn, chiếm khoảng 17% trong khi nam giới chiếm khoảng 9%.
- Số liệu thống kê nhận thấy, có đến 9/10 người cao tuổi phải trải qua tình trạng này tại một số thời điểm trong đời. Khoảng 5/ 10 người bị đau lưng diễn ra hàng năm. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị mất khả năng lao động, thậm chí là tàn tật.
Thực tế nhận thấy, tình trạng bệnh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Đa số các trường hợp khởi phát triệu chứng là do thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
1. Nguyên nhân thông thường
Số liệu thống kê nhận thấy, nhiều trường hợp bị đau lưng do nguyên nhân thông thường. Theo đó, hội chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi khác nhau do tính chất công việc, thói quen xấu, chấn thương, thiếu dưỡng chất, thừa cân - béo phì,...
Dưới đây là một số nguyên nhân thông thường gây đau lưng:
- Chấn thương: Chấn thương được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau nhức lưng. Nếu hội chứng xảy ra do chấn thương, vùng lưng thường đi kèm biểu hiện nóng rát, sưng đỏ, bầm tím. Trường hợp tổn thương nặng, ổ khớp có thể bị chảy máu, biến dạng, đau nhức dữ dội, thậm chí là mất hẳn chức năng vận động.
- Vận động quá mức: Cột sống lưng có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể. Mỗi khớp xương chỉ có thể chịu áp lực nhất định. Chính vì vậy, việc vận động quá mức (chơi thể thao với cường độ mạnh trong thời gian dài, lao động nặng,...), cột sống lưng có thể kích thích, đau nhức và sưng đỏ ở lưng. Do đó, trường hợp làm những công việc nặng nhọc, mang vác nhiều thường có nguy cơ bị đau lưng hơn so với bình thường.
- Lười vận động: Ngược lại với vận động quá mức, lười vận động khiến hệ thống xương khớp nói cung và cột sống lưng lần mất đi độ linh hoạt, dẻo dai, giảm khả năng bài tiết dịch nhờn. Như đã biết, dịch nhờn có chức năng bôi trơn đầu xương nhằm làm giảm ma sát khi vận động. Hiện tượng giảm tiết dịch khiến các khớp xương bị khô, dễ bị tê cứng, đau nhức. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng nguy cơ chèn ép rễ thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Thừa cân - béo phì: Thừa cân - béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng. Cân nặng tăng lên đồng nghĩa với việc áp lực lên cột sống lưng sẽ tăng lên đáng kể. Theo thời gian, sụn khớp dễ bị xơ hoá, bào mòn, gây đau nhức. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân - béo phì còn làm tăng nguy cơ gây rối loạn chuyển hoá, từ đó làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi cơ quan ở cột sống và ổ khớp.
- Tính chất công việc: Tính chất công việc có mối quan hệ mật thiết với tình trạng đau lưng. Thống kê nhận thấy, người làm công việc văn phòng, thợ may, thợ xây hoặc các công việc cần ngồi nhiều, vận động nhiều/ ít quá mức đều có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề xương khớp.
- Căng thẳng quá mức: Ít ai biết rằng, căng thẳng quá mức là một trong những nguyên nhân gây đau nhức lưng và các vấn đề xương khớp khác. Khi áp lực từ công việc, gia đình, tài chính,... trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, stress, đồng thời kích thích phản ứng viêm, căng cứng cơ và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn về ổ khớp, cột sống.Do stress thường gây ra các biểu hiện ở mức độ nhẹ và vừa. Đối với trường hợp bị tổn thương khớp từ trước, căng thẳng quá mức có thể làm tăng độ đau, viêm.
- Sai tư thế: Áp lực lên cột sống có thể tăng lên nếu thường xuyên thực hiện các tư thế sai lệch như ngồi cong lưng, lệch vai, ngồi nghiêng một bên... Tình trạng này kéo dài khiến mạch máu, dây chằng bị chèn ép và gây đau nhức. Bên cạnh đó, sai tư thế trong nhiều năm còn đẩy nhanh tốc độ thoái hoá mô sụn và tăng nguy cơ thoái hoá cột sống.
- Thiếu hụt canxi: Thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể khiến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, nhất là canxi. Tình trạng này khiến hệ thống xương khớp nói chung và cột sống lưng bị suy yếu và dễ đau nhức. Nếu không được xử lý sớm có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, vôi hoá dây chằng.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thông thường, tình trạng đau lưng cũng có thể khởi phát bởi một số bệnh lý liên quan đến cột sống lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống lưng, viêm cột sống, hẹp ống sống, đau cơ xơ hoá, đau thần kinh tọa,...
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây bùng phát triệu chứng:
- Thoái hoá cột sống lưng: Bệnh lý thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi do quá trình thoái hoá tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh thoái hoá cột sống lưng đang có xu hướng trẻ hoá bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh lý không chỉ gây đau nhức lưng mà còn gây khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển, gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Thoát vị đĩa đệm: Bệnh xảy ra bởi tình trạng nhân nhầy trong các bao xơ thoát ra ngoài, từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh và gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu ở lưng. Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện đột ngột khi bị chấn thương, mang vác nặng, xoay trở gặp lưng mạnh, tác động lên cột sống lưng khiến đĩa đệm bị bào mòn nhanh, rách, trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
- Viêm cột sống: Viêm cột sống là bệnh lý xương khớp tự miễn, khởi phát khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những mô, tế bào khỏe mạnh. Tổn thương do bệnh lý gây ra ảnh hưởng đến sụn và xương dưới sụn khiến cột sống bị đau nhức dữ dội khi cử động. Trường hợp nặng, các khớp sụn bị phá huỷ hoàn toàn, ở lớp sụn hình thành gai xương và đâm vào các dây thần kinh gây đau buốt. Cơn đau thường bắt đầu ở thắt lưng, có thể lan xuống mông, bắp chân, bàn chân, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động. Nếu không được điều trị sớm, viêm cột sống có thể gây biến dạng cột sống và rất khó phục hồi.
- Hẹp ống sống: Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp, dẫn đến chèn ép tuỷ sống và rễ thần kinh. Bệnh lý thường gặp ở người từ 50 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính mắc bệnh. Những trường hợp bị hẹp ống sống thường xuất hiện các triệu chứng như tê vai, mỏi cổ, đau dây thần kinh tọa, lan rộng xuống hông, đùi, tác động xấu đến khả năng vận động, khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi.
- Đau cơ xơ hoá: Bệnh lý thường gặp ở người trung niên và ít phổ biến hơn so với những bệnh lý trên. Tình trạng đau cơ xơ hoá thường đi kèm với các biểu hiện như đau lưng, rối loạn nhận thức, cơ thể mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, cơn đau có xu hướng lan rộng toàn cơ thể.
- Đau dây thần kinh toạ: Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đảm nhiệm những chức năng quan trọng. Cơn đau thần kinh toạ xảy ra khi khu vực này bị thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống. Theo đó, cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột, dữ dội hoặc âm ỉ, dai dẳng. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động.
Đau lưng đặc trưng bởi tình trạng đau nhức khó chịu. Theo đó, triệu chứng có thể bùng phát ở bất kỳ vị trí nào trên lưng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan rộng xương vị trí mông, cánh tay và chân.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đau lưng:
- Cảm giác đau, cứng khớp ở phía dưới của lưng
- Đau âm ỉ ở vùng lưng
- Cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi và bùng phát mạnh khi vận động, di chuyển, thực hiện các hoạt động ở lưng.
- Cơn đau lưng thường bắt đầu ở vùng thắt lưng và lan xuống phần hông và các chi dưới
- Đôi khi bệnh nhân có cảm giác ngứa chân, tê ran
- Khó khăn trong quá trình di chuyển, triệu chứng bùng phát nặng hơn khi người bệnh đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng.
Người bị đau lưng nên ăn gì giúp cải thiện bệnh?
Ở người bị đau lưng có liên quan đến các bệnh xương khớp mãn tính, việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh còn giúp phục hồi tế bào sụn bị xơ hoá, tổn thương, nứt nách, đồng thời hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Hơn nữa, một số chất chống oxy hoá trong thực phẩm còn giúp kiểm soát phản ứng viêm, làm giảm mức độ đau nhức khi vận động, đi lại.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị đau lưng nên bổ sung thường xuyên:
1. Cá - Nhóm thực phẩm tốt cho người bị đau lưng
Cá là nhóm thực phẩm tốt cho người bị đau lưng và các bệnh lý xương khớp nói chung. Hầu hết các loại cá đều cung cấp cho cơ thể một lượng đạm dồi dào nhưng không chứa cholesterol như các loại thịt đỏ. Việc bổ sung protein giúp cơ thể có nguồn năng lượng dồi dào, tăng kích thước và sức mạnh các khối cơ.
Bên cạnh đó, trong cá còn cung cấp nguồn axit béo, khoáng chất, vitamin đa dạng. Các nghiên cứu nhận thấy, Omega 3 (một loại axit béo không bão hoà) có trong cá thu, cá hồi,... có tác dụng chống viêm hiệu quả. Việc bổ sung từ 3 - 4 bữa cá/ tuần có thể làm giảm tình trạng viêm đau cột sống.
Các loại khoáng chất, vitamin trong cá như magie, kẽm, canxi, vitamin E,... còn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi xương và mô sụn. Do đó, thêm cá vào thực đơn thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình lão hoá, phục hồi xương, sụn bị tổn thương.
Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá ngòi, cá mập, cá thu vua, cá kiếm,... Thay vào đó, nên dùng cá hồi và các loại cá được nuôi để làm thiểu lượng thuỷ ngân tích lũy. Để đảm giá trị dinh dưỡng, nên dùng cá tươi, tránh các loại cá đóng hộp hoặc các loại cá đã được chế biến sẵn.
2. Các loại rau xanh tốt cho người bị đau lưng
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Bên cạnh lợi ích đối với dạ dày và đường ruột, nhóm thực phẩm này còn mang lại nhiều công dụng hữu ích đối với người mắc các bệnh xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng.
Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng thừa cân - béo phì (nguyên nhân gây đau lưng và các bệnh xương khớp ở lưng). Hơn nữa, các loại rau xanh còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho quá trình tái tạo, phục hồi xương bị tổn thương.
Ngoài ra, các chất chống oxy hoá có trong rau xanh như zeaxanthin, beta- carotene, carotenoid, lutein, vitamin E, C, selen,... còn giúp tiêu trừ gốc tự do, đồng thời ức chế sản sinh quá mức của các enzyme gây hư hại mô sụn, chống viêm mạnh. Các thực nghiệm lâm sàng nhận thấy, các chất chống oxy hoá trong nhóm thực phẩm này có hiệu quả trong kiểm soát cơn đau và phản ứng viêm do đau lưng gây ra.
Do đó, người bị đau lưng nên bổ sung các loại rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Cần ưu tiên các loại rau xanh có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa dồi dào như xà lách, cải xoăn, rau bina, rau cả, bông cải xanh,...
3. Một số loại trái cây
Tương tự như các loại rau xanh, trái cây cũng là nhóm thực phẩm lành mạnh, được khuyến khích bổ sung thường xuyên. Trái cây tươi không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng tiêu hoá mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, khoáng chất, axit béo, vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Thực tế nhận thấy, đây là một trong những nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, đa dạng nhất.
Trong đó, phải kể đến vitamin C (axit ascorbic) là chất chống oxy hoá mạnh, giúp tiêu từ các gốc tự do, làm giảm phản ứng viêm ở ổ khớp. Bên cạnh đó, những loại vitamin này còn kích thích cơ thể sản sinh collagen nhằm duy trì độ đàn hồi, dẻo dai của mô sụn, hạn chế nứt rách, sụn xơ hoá. Ngoài ra, trái cây còn cung cấp cho cơ thể các khoáng chất thiết yếu như canxi, mângn, canxi, magie,...
Bên cạnh đó, trong một số loại trái cây còn cung cấp chất chống oxy hoá dồi dào. Trong đó, anthocyanin, beta- carotene, lycopene, vitamin C, flavonoid,... có khả năng chống viêm mạnh, đẩy lùi các gốc tự do gây hại, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá. Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, bổ sung chất chống oxy hoá thường xuyên giúp sụn khớp nhanh chóng phục hồi, tránh tình trạng sụn khớp bị nứt rách, bào mòn do ảnh hưởng của tuổi tác.
Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế các loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao như sầu riêng, xoài chính, mít, các loại trái cây có chứa nhiều axit như xoài chua, cóc, ổi,... Nên bổ sung các loại quả chứa nhiều khoáng chất, vitamin, dễ tiêu hoá như dâu tây, quả bơ, táo, cam, lê, nho, anh đào,...
4. Sữa - Thực phẩm tốt cho người bị đau lưng
Sữa là một loại thức uống giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin D, canxi và đạm dồi dào. Những thành phần dinh dưỡng trong sữa mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị đau lưng. Canxi và vitamin D trong sữa có tác dụng tái tạo mô xương, tăng cường sức khoẻ tổng thể và chống thoái hoá sụn.
Trong khi đó, protein giúp tăng kích thước khối cơ, cải thiện cấu trúc cột sống và phục hồi chức năng vận động. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B, phốt pho, chất béo,... Vì vậy, bạn nên bổ sung sữa thường xuyên để cải thiện sức khỏe, duy trì hệ thống xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
Đối với người cao tuổi, bác sĩ thường thuyên khuyến khích dùng sữa hạt như sữa bắp, sữa đậu nành, óc chó, sữa hạnh nhân,... So với sữa bò, các loại sữa hạt có hàm lượng protein và chất béo thấp hơn như bù lại giàu chất chống oxy hoá. Hơn nữa, sữa hạt không gây tăng cân, vị ngọt thanh, dễ uống, mang lại nhiều lợi ích đối với tim mạch và não bộ.
5. Trà xanh tốt cho xương khớp
Trà xanh là thức uống có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao. Do đó, thức uống này thường được dùng để giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến quá trình lão hoá. Cụ thể, một số chất chống oxy trong lá trà xanh như vitamin C, polyphenol, EGCG, flavonoid, quercetin,... được chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, đồng thời bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra, với hàm lượng florua cao vùng với kẽm, canxi, vitamin nhóm B, trà xanh còn giúp duy trì độ chắc khoẻ, dẻo dai của xương khớp. Đồng thời, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của một số bệnh mãn tính như thoái hoá cột sống, viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm,...
Dùng trà xanh thường xuyên còn mang lại hiệu quả trong cải thiện trí nhớ, cân bằng nồng độ cholesterol, điều hoà huyết áp và hạn chế hấp thu chất béo. Vì vậy, bạn có thể bổ sung trà xanh hàng ngày để giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng trạng tăng cân - béo phì đột ngột làm tăng áp lực lên cột sống.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng trà xanh có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách. Để hạn chế các tình huống rủi ro, bạn không nên dùng trà xanh khi đóng và uống sau khi ăn (trà xanh làm giảm hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng). Nên dùng trà xanh vào buổi sáng để giúp đầu óc tỉnh táo, tránh dùng vào buổi tối vì caffeine trong trà có thể gây khó ngủ, mất ngủ.
6. Một số loại hạt tốt cho xương khớp
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, mè, hạt điều, đậu đen, đậu đỏ,... là nhóm thực phẩm tốt cho sức khoẻ tổng thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Các loại hạt này có chứa làm lượng tinh bột và đạm cao giúp cơ thể có nguồn năng lượng dồi dào để hoạt động, phục hồi các cơ quan bị tổn thương.
Bên cạnh đó, hạt óc chó, hạnh nhân và một số loại đậu còn chứa nhiều chất xơ, axit béo không bão hoà, khoáng chất. Những thành phần dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương, mô sụn cũng như cải thiện sức khoẻ xương khớp.
Tương tự như các loại rau xanh, một số loại hạt và đậu còn bổ sung nhiều chất chống oxy hoá cho cơ thể như selen, vitamin E,... Do đó, bổ sung nhóm thực phẩm này thường xuyên còn giúp tiêu trừ gốc tự do, ức chế sự sản sinh quá mức của các enzyme phá huỷ mô sụn, bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, dùng 50g hạt hạnh nhân/ óc chó mỗi ngày cung cấp đủ lượng phốt pho và canxi mà cơ thể cần (2 nguyên tố thiết yếu tham gia vào quá trình xây dựng xương). Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung các loại hạt vào chế độ dinh dưỡng nhằm bảo vệ khớp gối, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh xương khớp thường gặp như thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thoái hoá khớp, gai cột sống,...
7. Bị đau lưng nên ăn gì? Nấm
Nấm là một trong những thực phẩm tốt cho người bị đau lưng nên bổ sung thường xuyên. Thực phẩm này cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và đậm. Không giống với với nguồn đạm thực vật, nguồn đạm từ các loại nấm có khả năng dung nạp tốt, không gây chướng bụng, đầy hơi, không làm tăng cholesterol trong máu.
Nấm cũng là một trong số ít các loại thực phẩm cung cấp hàm lượng canxi, vitamin D dồi dào. Nếu bổ sung nấm 3 - 4 bữa/ tuần có thể giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, hạn chế tình trạng nhuyễn hoá, thoái hoá mô sụn. Bên cạnh đó, nấm còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, giúp kiểm soát lượng huyết, kiểm soát cân nặng và tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, nấm là một trong những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Do đó, cần chế biến nấm đúng cách, bổ sung với liều lượng vừa phải để tránh các tác dụng không mong muốn.
8. Xương ống heo tốt cho người bị đau lưng
Xương ống heo là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như đạm, vitamin A, vitamin B12, thiamine, phốt pho, canxi, sắt, collagen,... cho cơ thể. Dùng xương ống heo hầm cùng với rau củ và một số thực phẩm khác như bắp, nấm,... không chỉ giúp món ăn thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Collagen trong xương ống heo giúp cải thiện độ đàn hồi và dẻo dai của mô sụn, hạn chế tình trạng sụn bị bào mòn, thoái hoá do ảnh hưởng của quá trình lão hoá. Ngoài ra, thực phẩm này còn kích thích cơ thể tăng sản xuất Glucosamine nội sinh - một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của sụn khớp.
Bên cạnh đó, xương ống heo còn chứa Glycine có tác dụng chống viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy, loại thực phẩm này chứa hormone adiponectin có khả năng điều chỉnh hoạt động miễn dịch, giảm hiện tượng viêm ở ổ khớp. Do đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm các món ăn từ xương ống heo 1 - 2 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe, duy trì hệ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh.
9. Một số loại gia vị tự nhiên
Muối, đường, bột ngọt,... là các loại gia vị cần kiêng cử nhằm hạn chế phản ứng viêm ở cột sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy, một số loại gia vị tự nhiên như tỏi, nghệ, gừng,... có khả năng chống oxy hoá, giảm viêm mạnh.
Chính vì vậy, người bệnh đau lưng nên bổ sung một số gia vị lành mạnh như:
- Gừng: Các hợp chất sinh hoạt trong gừng tươi Gingerol được chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu nhận thấy, hiệu quả chống viêm của gừng có thể so sánh với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Do đó, trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày để kiểm soát triệu chứng sưng đỏ, viêm đau ở cột sống.
- Nghệ: Curcumin và Beta - carotene trong nghệ có tác dụng tiêu từ các gốc tự do, chống oxy hoá và enzyme gây phá huỷ mô sụn. Bên cạnh đó, các thành phần này còn giúp kháng viêm, giảm sưng đau ở khớp gối.
- Tỏi: Một số nghiên cứu nhận thấy, hợp chất diallyl disulfide và allicin trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa lão hoá, chống lại các enzyme gây hư hại mô sụn. Tỏi cũng là loại gia vị chứa hàm lượng canxi, kẽm, magie dồi dào. Các khoáng chất trong loại gia vị này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh, tái tạo mô xương.
Bị đau lưng nên kiêng ăn uống gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, người bị đau lưng cũng nên kiêng cử một số thực phẩm và thức uống tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh. Việc dung nạp những thực phẩm này không chỉ khiến bệnh lý tiến triển nặng nề mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
Một số thực phẩm, thức uống cần tránh trong quá trình chữa đau lưng:
- Các món ăn lên men: Thường xuyên dùng các món ăn lên men, muối chua như cà muối, kim chi, củ cải ngâm,... có thể gây mất nước, giảm giảm khả năng sản xuất dịch nhờn tại sụn khớp do có chứa nhiều axit và muối. Do đó, người bị đau lưng nên hạn chế các món ăn muối và lên men để bảo vệ sức khoẻ.
- Nội tạng và mỡ động vật: Trong mỡ và nội tạng động vật có chứa nhiều axit béo có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, khiến cơ thể tăng cân đột ngột. Những yếu tố này làm tăng áp lực lên cột sống, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản sinh dịch nhầy ở màng bao hoạt dịch.
- Thức uống chứa cồn: Theo các chuyên gia, Ethanol (cồn) không chỉ gây hại cho tế bào gan mà còn là nguyên nhân gây thoái hoá xương khớp. Một số nghiên cứu nhận thấy, việc lạm dụng thức uống chứa cồn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phá vỡ các mạch máu nhỏ ở ổ khớp. Từ đó gây gián đoạn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, khiến cột sống lưng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như thoái hoá cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống,...
Ngoài ra, người bị đau lưng nên hạn chế một số thực phẩm chứa nhiều gia vị, hương liệu, chất bảo quản. Bên cạnh đó, cần kiêng cử một số món ăn, thức uống có thể gây thừa cân - béo phì, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề ở cột sống.
Một số món ăn tốt cho người đau lưng
Từ những thực phẩm lành mạnh, phù hợp cho người bị đau lưng được đề cập ở trên, người bệnh có thể chế biến thành các món ăn dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện cơn đau thắt lưng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá.
Dưới đây là một số món ăn mà người bị đau lưng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
- Canh bí xanh sườn lợn: Chuẩn bị 250g sườn heo và 500g bí xanh. Sườn heo mang đi rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn và để ráo. Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch và xắt thành miếng. Nấu thành canh như bình thường, nêm nhạt. Mỗi tuần dùng từ 3 - 4 lần món canh bí xanh sườn lợn để cải thiện bệnh lý.
- Chả lươn cuốn lá lốt: Lươn sau khi làm sạch thì băm nhỏ, ướp với một ít gia vị. Lá lốt sau khi rửa sạch, để ráo thì mang đi cuốn với thịt lươn thành chả rồi mang đi nướng hoặc chiên. Dùng ăn với cơm nóng, bánh mì hoặc bún đều được.
- Canh mướp hương đậu hũ: Chuẩn bị đậu hũ và nướp hương mỗi loại 250g, gừng tươi và một ít hành lá. Phi thơm tỏi với dầu và cho mướp xương đã sơ chế vào xào sơ và đổ nước vào nấu canh. Sau đó cho thêm đậu phụ vào nấu đến khi chín thì nêm gia vị. Gừng thái sợi, hành cắt nhỏ rồi cho vào nồi, tắt bếp và ăn khi còn nóng.
- Nấm hương xào cải thìa: Chuẩn bị cải bẹ, nấm hương, xì dầu, tỏi khô. Nấm cho vào nước ngâm nở, cải thìa rửa sạch, tỏi bóc vỏ, đập dập. Rau mang đi luộc với lửa to trong 1 - 2 phút rồi vớt ra. Phi thơm dầu với tỏi rồi cho rau vào, đảo nhanh tay, thêm xì dầu. Cuối cùng cho nấm hương vào xào chín rồi tắt bếp.
- Cá hồi bọc giấy bạc: Chuẩn bị cá hồi phi lê, chanh, muối tiêu, dầu ô liu. Sau khi làm nóng lò nướng (200 độ C) thì cho cá vào giấy bạc thêm muối, dầu ô liu, tiêu, vài lát chanh vào nướng. Nướng trong vòng 13 - 15 phút thì tắt bếp và dùng khi còn nóng.
- Xương dê hầm đỗ trọng: Chuẩn bị xương dê rửa sạch, để ráo. Đỗ trọng rửa sạch rồi để ráo. Cho xương dê vào nồi hầm nhừ với đỗ trọng, nêm gia vị vừa ăn và dùng khi còn nóng. Mỗi tuần dùng món xương dê hầm đỗ trọng từ 2 - 3 lần để cải thiện bệnh lý.
Người bị đau lưng cần lưu ý gì khi ăn uống?
Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đau lưng cũng như cải thiện sức khoẻ tổng thể, hệ thống xương khớp. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau lưng mà còn hỗ trợ tái tạo, phục hồi sụn khớp bị tổn thương, làm chậm quá trình thoái hoá.
Ngoài vấn đề người bị đau lưng nên ăn gì, tránh gì và các món ăn phù hợp thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn uống:
- Xây dựng chế độ dinh cân đối với các nhóm thực phẩm đa dạng. Tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một vài loại thực phẩm cố định hoặc ăn uống kiêng khem quá mức.
- Không nên ăn uống quá mức, thay vào đó nên điều chỉnh lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn để cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng.
- Để cơ thể hấp thụ tốt các khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá có trong thực phẩm, bạn cần tập luyện thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất được chứng minh có tác dụng tăng khả năng hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo mô xương bị hư hại.
- Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống, người bị đau lưng cần kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng ngủ đủ giấc, loại bỏ các thói quen xấu, tư thế sai lệch, vận động mạnh.
- Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại TPCN có tác dụng làm giảm khô khớp, tái tạo sụn, ngăn ngừa thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên tham vấn chuyên khoa để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng.
Chữa đau lưng bằng mẹo dân gian có thể giúp đẩy lùi triệu chứng một cách tự nhiên và hiệu quả. Các mẹo này sử dụng nguyên liệu tự nhiên, phổ biến, và đơn giản, mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số cách chữa đau lưng theo phương pháp dân gian:
Dùng Gừng:
- Chuẩn bị 1 củ gừng, gọt vỏ và rửa sạch.
- Thái gừng thành lát, đặt vào ly và thêm 300ml nước sôi.
- Đậy nắp để hoạt chất hòa tan vào nước.
- Thêm 1 thìa mật ong nguyên chất (tùy chọn).
- Uống trà gừng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.
Chuối Hột:
- Chuẩn bị 1kg chuối hột và rượu trắng (42-47 độ).
- Rửa sạch chuối, bỏ vỏ, cắt thành lát và phơi khô.
- Nướng chuối trên lửa đến khi chuyển vàng và có mùi thơm.
- Đặt chuối vào bình thủy tinh, thêm rượu theo tỷ lệ 4:1 và đậy kín nắp.
- Ngâm rượu chuối hột 3-4 tháng, sau đó uống 30ml mỗi ngày.
Hạt Gấc:
- Chuẩn bị 200g hạt gấc và 400ml rượu trắng.
- Rửa sạch hạt gấc, phơi khô, sau đó mài lớp màng bên ngoài và bổ đôi hạt.
- Đặt hạt gấc vào bình thủy tinh, thêm rượu và đậy kín nắp.
- Ngâm rượu chuối hột 3-4 tháng, sau đó sử dụng bằng cách thoa lên vùng đau nhức.
Lá Lốt:
- Chuẩn bị 200g lá lốt tươi và 400g muối hột.
- Rửa sạch lá lốt, giã nhuyễn cùng muối hột và rang trên lửa.
- Đặt hỗn hợp này lên vùng đau nhức, chườm trong khoảng 30 phút.
- Ngoài ra, còn có các bài thuốc Đông y có thể áp dụng như:
Bài Thuốc 1:
- 50g các vị xuyên ô, khương hoạt, tỳ giải, uy linh tiên, xích thược, độc hoạt, bạch chỉ, tang ký sinh.
- 40g đào nhân, 20g quế chi, tần giao, thảo ô, 30g ngũ gia bì, phòng kỷ, 15g phòng phong, 5g hồng hoa.
- Tán thành bột, luyện mật tạo thành viên 10g. Uống 2 lần mỗi ngày.
Bài Thuốc 2:
- 20g cẩu tích, tục đoạn, đan sâm, đỗ trọng, ngưu tất.
- 30g lộc giác sương, 15g độc hoạt.
- Sắc cùng 800ml nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Trước khi tự áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là các loại thuốc chữa đau lưng:
- Acetaminophen: Giảm đau hiệu quả, an toàn ở liều điều trị. Phù hợp cho người cao tuổi, có vấn đề về thận (giảm liều).
- NSAID: Vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm nên thường được sử dụng điều trị đau lưng đi kèm với biểu hiện nóng rát, sưng đỏ.
- Thuốc giãn cơ: Giảm đau từ cơ bắp co bóp liên tục. Hiệu quả không mạnh như NSAID, có tác dụng phụ nên được chỉ định để làm giảm triệu chứng đau lưng và một số bệnh xương khớp thường gặp.
- Corticoid đường uống: được chỉ định trong điều trị đau lưng nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên có thể gây ra một số rủi ro, tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: được dùng cho các trường hợp bị đau lưng mãn tính, không đáp ứng với những loại thuốc giảm đau thông thường. Có 1 số loại như Amitriptyline, Doxepin, Imipramine, Desipramine.
- Capsaicin gel: Kiểm soát đau ở mức độ nhẹ. Tránh vùng da tổn thương, có thể gây kích ứng.
- Voltaren Emugel: có tác dụng cải thiện cơn đau và giảm sưng viêm. Sử dụng ngoài da, tránh tiếp xúc với mắt và da nhạy cảm.
- Salonpas: Sử dụng miếng dán chứa methol 3% và methyl salicylate 10%. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và tránh kết hợp với thuốc giảm đau khác.
- Air Salonpas Jet: tác dụng giảm đau nhức ở vùng lưng, cải thiện tình trạng co cứng cơ, tê bì. Sử dụng hạn chế và tránh tiếp xúc với mắt, miệng, và vùng da nhạy cảm.
- Thuốc tiêm corticoid: Sử dụng khi đau lưng nặng và không đáp ứng với corticoid đường uống. Cần theo dõi các biểu hiện bất thường và rủi ro.
- Thuốc tiêm Ozone: Áp dụng cho trường hợp đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Có khả năng giảm đau và hạn chế tác dụng phụ, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi do các nghiên cứu còn sơ bộ.
Lưu ý: Chọn loại thuốc phù hợp dựa trên mức độ đau và tình trạng sức khỏe cá nhân.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Bị đau lưng nên ăn gì, tránh gì? Các món ăn tốt nhất" và một số lưu ý trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên bên cạnh việc ăn uống, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp tăng cải thiện chức năng vận động, phòng ngừa cơn đau lưng tái phát cũng như các bệnh xương khớp khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!