Nấm Âm Đạo

Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như ngứa rát, đau khi quan hệ, ra khí hư bất thường… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn suy giảm khả năng sinh sản về sau. 

Nấm âm đạo là gì?

Đây là tình trạng âm đạo bị nhiễm nấm gây ra viêm nhiễm, kích ứng, từ đó tiết dịch và ngứa ngáy dữ dội. Thông thường, sự tồn tại của các loại vi khuẩn trong cơ quan sinh dục chủ yếu là các loại có lợi, giúp cân bằng môi trường pH. Tuy nhiên, khi gặp một số điều kiện thuận lợi như rối loạn nội tiết tố hay nữ giới bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa  sẽ rất dễ bị các nấm men có hại tấn công, dẫn đến viêm nhiễm và gây nấm âm đạo.

Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến
Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến

Các chuyên gia cho biết loại nấm phổ biến gây nấm âm đạo là Candida Albican. Đây là loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 2 - 5µm. Loại nấm này có khả năng gây bệnh ở rất nhiều nơi trong cơ thể, trong đó phổ biến nhất là khu vực âm đạo.

Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nấm âm đạo thường xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ đã có gia đình hoặc thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Một thống kê cho thấy có đến 75% trường hợp phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Nhìn chung bệnh lý này không khó điều trị, tuy nhiên dễ tái phát nhiều lần nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa

Nguyên nhân nấm âm đạo

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra nấm âm đạo là do sự phát triển của nấm men Candida Albican. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác nhân khác tạo điều kiệ cho loại nấm gây hại này hình thành, phát triển và tấn công gây viêm nhiễm. Có thể kể đến một số yếu tố sau đây:

1. Do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm đột ngột, trong khi estrogen chính là lớp bảo vệ vững chắc giúp cơ thể của phụ nữ tránh được sự tấn công gây hại của các loại nấm men. Thông thường, tình nguyên nhân này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang thai, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hoặc sau khi sinh con.

Bên cạnh đó, việc rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số pH trong âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó khiến cho âm đạo dễ bị tấn công bởi các loại nấm men gây hại và hình thành bệnh.

2. Do quan hệ tình dục không an toàn

Việc thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn chlamydia, từ đó gây bệnh nhiễm nấm âm đạo chlamydia.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo

3. Do thói quen sinh hoạt kém khoa học

Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh. Có thể kể đến một số thói quen xấu như thường xuyên sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh âm đạo có chứa chất tẩy rửa mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc quần lót bó sát,

4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, còn một số tác nhân khác cũng phổ biến không kém trong việc gây bệnh nấm âm đạo như:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh lâu ngày khiến mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, khiến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa dẫn đến sự phát triển mạnh của các loại nấm âm đạo.
  • Do thói quen vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu, đặc biệt trong những ngày hành kinh... cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nấm âm đạo.
  • Sử dụng nguồn nước bẩn, khăn giấy, bao cao su kém chất lượng, suy nhược cơ thể do suy giảm sức đề kháng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, có thói quen nhịn tiểu, thức khuya ngủ không đủ giấc, dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục, cạo lông mu, hay ngâm mình trong bồn tắm...  đều là các tác nhân phổ biến gây ra bệnh.

Triệu chứng nấm âm đạo

Khi bị nhiễm nấm âm đạo, chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu tại cơ quan sinh dục sau:

Ngứa rát âm đạo, âm hộ

Hầu hết mọi trường hợp bị nấm âm đạo đều gây ra triệu chứng ngứa rát này. Nguyên nhân là do nấm men Candida tấn công vào trong cơ quan sinh dục, sinh ra viêm nhiễm, từ đó kéo theo tình trạng ngứa ngáy, đau rát râm ran hoặc đau dữ dội khi tiểu tiện.

Thậm chí, mức độ ngứa rát còn ngày càng tăng lên vì xuất phát từ sâu bên trong âm đạo nếu kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng đỏ vùng kín. Ngứa ngáy khiến người bệnh luôn muốn dùng tay để gãi mạnh hoặc cọ xát vào đạo, tuy nhiên điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm nhiễm do nấm men càng nghiêm trọng hơn.

Ngứa rát âm đạo, tiểu buốt, quan hệ gây chảy máu... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm âm đạo
Ngứa rát âm đạo, tiểu buốt, quan hệ gây chảy máu... là những triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm âm đạo

Tiết dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư thông thường sẽ có màu trắng trong, không mùi và tiết ra đều đặn mỗi ngày với lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi bị nấm âm đạo cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tiết dịch nhiều hơn để phản ứng lại với nấm men gây hại. Lúc này, dịch âm đạo sẽ có sự thay đổi về màu sắc, chẳng hạn như dịch có màu trắng đục, lợn cợn như váng sữa, vón thành từng mảng như bã đậu.

Dịch tiết ra quá nhiều kèm theo mùi hôi tanh do nhiễm khuẩn khiến bộ phận sinh dục luôn trong tình trạng ẩm ướt, tỏa ra mùi hôi khó chịu. Từ đó càng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh nấm âm đạo.

Đau rát khi quan hệ

Triệu chứng đau rát âm đạo càng thể hiện rõ ràng hơn ở mỗi lần chị em quan hệ tình dục. Thậm chí một số trường hợp còn gây chảy máu âm đạo do sự cọ xát mạnh của dương vật vào vị trí âm đạo bị tổn thương do nhiễm nấm.

Âm đạo sưng tấy

Một số trường hợp bị nhiễm nấm phụ khoa nặng thường đi kèm với triệu chứng sưng tấy âm đạo. Nếu không được can thiệp cải thiện kịp thời có thể làm sưng luôn cả phần môi âm hộ bên ngoài, lan ra hai bẹn, đùi... khiến người bệnh khó chịu, đau nhức khó hoạt động.

Tiểu tiện khó khăn

Tình trạng phát triển quá mức của các loại nấm gây hại tại âm đạo chắc chắn sẽ khiến cho chị em phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Ban đầu có thể chỉ viêm tại âm đạo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu...

Cách Chữa Nấm Âm Đạo

Bài viết "Mẹo chữa nấm âm đạo tại nhà" cung cấp những phương pháp tự nhiên và các mẹo chữa nấm âm đạo có thể thực hiện tại nhà. Đối với trường hợp nhẹ, những phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng không đảm bảo chữa dứt điểm.

Ngâm rửa vùng kín:

  • Sử dụng lá húng quế, giấm táo, hoặc lá trà để ngâm rửa vùng kín hàng ngày.
  • Lợi ích của các thành phần tự nhiên như húng quế, giấm táo, và lá trà trong việc ức chế hoạt động của nấm và giảm triệu chứng.

Chế độ ăn uống:

  • Bao gồm dầu dừa, sữa chua, và rau cải để hỗ trợ kiểm soát nấm candida và cân bằng hệ vi khuẩn.
  • Tránh thực phẩm gây hại và duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày và sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH thích hợp.
  • Chọn quần lót thấm hút và chất vải mềm để tránh ẩm ướt và phát triển nấm.

Các phương pháp truyền thống:

  • Sử dụng cây thuốc Nam như lá trầu không, cây trinh nữ, cây ích mẫu để giảm triệu chứng và hỗ trợ lành tổn thương.

Thuốc Đông y:

  • Một số bài thuốc Đông y được mô tả, sử dụng các thành phần như sơn quy tử, hoàng tính, đương quy, ích mẫu, và cam thảo.

Chú ý khi dùng thuốc Tây y:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
  • Dùng đúng liều lượng và thông báo cho bác sĩ nếu không có tác dụng.

Chăm sóc cơ thể hàng ngày:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng kín, lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, và thay đồ sạch sẽ sau hoạt động thể chất.

Tóm lại, việc chữa trị nấm âm đạo cần sự kiên trì và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả.

Thuốc Chữa Nấm Âm Đạo

Top 11 Thuốc Chữa Nấm Âm Đạo Hiện Nay

Thuốc chữa nấm âm đạo hiện nay đa dạng, được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và bệnh lý cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

  1. Fluconazole:
    • Chỉ định: Nấm Candida ở âm đạo, miệng - họng, thực quản, toàn thân.
    • Liều lượng: 1 liều duy nhất 150mg.
  2. Miconazole:
    • Chỉ định: Nấm họng, miệng, mắt, đường tiêu hóa, ngoài da và âm đạo.
    • Liều lượng: Viên 400mg hoặc kem 2%, sử dụng theo chỉ dẫn.
  3. Butoconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt ống vào âm đạo 1 lần mỗi ngày trong 3-7 ngày.
  4. Clotrimazole:
    • Chỉ định: Nấm Candida ở miệng - họng, nấm da, âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên 100mg vào âm đạo mỗi tối trong 7 ngày.
  5. Terconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên hoặc sử dụng kem theo chỉ dẫn.
  6. Tioconazole:
    • Chỉ định: Nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Bôi thuốc trước khi đi ngủ.
  7. Brexafemme:
    • Chỉ định: Nhiễm trùng nấm âm đạo ở phụ nữ.
    • Liều lượng: 300mg mỗi 12 giờ.
  8. Fluomizin:
    • Chỉ định: Nhiễm khuẩn âm đạo.
    • Liều lượng: Đặt viên mỗi ngày trong 6 ngày.
  9. Econazole:
    • Chỉ định: Nấm da, lang ben, nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Sử dụng viên hoặc kem theo chỉ dẫn.
  10. Mycogynax:
    • Chỉ định: Viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày trong 10 ngày.
  11. Canesten:
    • Chỉ định: Nấm da, nấm âm đạo.
    • Liều lượng: Bôi mỗi sáng và tối trong ít nhất 2 tuần.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn, tránh tiếp xúc với chất kích thích, và theo dõi các triệu chứng để tránh tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần thăm bác sĩ ngay lập tức.

Nấm Âm Đạo Kiêng Ăn Gì

Nấm âm đạo là một vấn đề phức tạp, và việc ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị. Về thực phẩm nên hạn chế và ưa chuộng khi mắc nấm âm đạo:

Kiêng ăn:

  1. Hải sản: Các loại như cua, hàu, ghẹ, sò, tôm có thể làm tăng tổn thương và giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.
  2. Đồ ngọt: Bánh kẹo, kem, chè, và nước ngọt tăng môi trường cho nấm Candida, gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ biến chứng.
  3. Muối chua: Cà muối, dưa chua, thịt xông khói tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm.

Tránh:

  1. Thực phẩm cay nóng: Lẩu cay, món có ớt, tiêu có thể kích thích niêm mạc âm đạo, tăng thân nhiệt và khuyến khích sự phát triển của nấm.
  2. Chất kích thích: Caffeine, nicotine, và cồn giảm miễn dịch, tăng độc tố và làm tăng nguy cơ nấm phát triển.

Nên ăn:

  1. Sữa chua: Chứa probiotics giúp duy trì cân bằng vi khuẩn, giảm nguy cơ phát triển quá mức của nấm Candida.
  2. Trái cây và rau củ: Chứa chất chống oxy hóa, vitamin, và khoáng chất hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì độ ẩm và cân bằng pH.
  3. Hạt lanh, hạt chia: Nguồn chất xơ giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida.
  4. Bổ sung vitamin E và D: Hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ phát triển nấm âm đạo.
  5. Tỏi: Chứa allicin có khả năng chống khuẩn và chống nấm, hỗ trợ giảm viêm nhiễm và kìm hãm sự phát triển của nấm Candida.

Lưu ý:

  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để chấm dứt tổn thương nhanh chóng.
  • Thực hiện điều trị đồng thời với việc điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.

Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều chỉnh chế độ ăn khi mắc nấm âm đạo.

Bệnh nấm âm đạo có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, đây là căn bệnh phụ khoa có khả năng điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, nếu chủ quan lơ là, không điều trị kịp thời, thay đổi cách chăm sóc sẽ khiến tình trạng nấm âm đạo càng nặng nề hơn, từ đó gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, biến chứng nguy hiểm như:

Nấm âm đạo không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn..
Nấm âm đạo không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn..

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng khó chịu và dai dẳng của nấm âm đạo khiến chị em phụ nữ luôn trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt, giảm sự tự tin và khó tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, do quá đau rát khi quan hệ khiến chị em e sợ chuyện chăn gối, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Thậm chí, nấm âm đạo còn có khả năng lây lan qua đường tình dục, khiến nam giới bị nhiễm bệnh.
  • Kéo theo các bệnh lý vùng kín khác: Sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn, nấm men trong âm đạo khi không được kiểm soát đúng cách sẽ di chuyển ngược dòng lên các bộ phận sinh dục lân cận và gây bệnh như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng...
  • Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Sự xuất hiện của vô số nấm men Candida trong âm đạo gây cản trở quá trình di chuyển của tinh dịch để thụ tinh với trứng, thậm chí chúng còn có thể tiêu diệt hoặc gây suy yếu chất lượng tinh trùng. Từ đó làm suy giảm khả năng thụ thai, lâu ngày dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi: Bị nấm âm đạo trong thai kỳ là nguyên nhân càng khiến cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi, khó chịu, làm quá trình thai nghén trở nên khó khăn hơn. Thậm chí nấm âm đạo còn làm tăng nguy cơ sinh non, khó chuyển dạ, nhiễm trùng ối ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khi sinh ra dễ mắc các bệnh về mắt, da, đường hô hấp...
  • Tăng nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết nếu tình trạng nấm âm đạo quá nặng, tái đi tái lại nhiều lần không chữa khỏi dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở nữ giới như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung... vô cùng nguy hiểm.

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm âm đạo

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng một danh sách những điều cần lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt để chăm sóc và phòng ngừa tái phát nấm âm đạo hiệu quả. Điển hình một vài vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Thực phẩm nên ăn: các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như bông cải xanh, trắng, rau mùi tây, ớt chuông, cải thìa, rau chân vịt, dâu tây, cam, đu đủ, ổi, kiwi, các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ, sữa chua.... Đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Thực phẩm nên tránh: Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt vì chúng sẽ càng làm tăng mức độ viêm nhiễm; Tránh ăn hải sản vì chúng sẽ kích thích tình trạng ngứa ngáy do nấm; Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, nội tạng động vật...
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, rửa bằng nước sạch hoặc nước dung dịch có tính kiềm nhẹ. Nên vệ sinh kỹ và lau khô bằng khăn mềm để tránh làm ẩm ướt vùng kín. Đặc biệt nên vệ sinh kỹ sau khi quan hệ tình dục hoặc đang trong thời kỳ hành kinh.
  • Lưu ý sau khi vệ sinh dùng giấy lau từ trước ra sau chứ không lau từ hậu môn về trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo gây viêm nhiễm. Riêng trong chu kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần và tắm lại bằng nước ấm để giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Ngoài ra, không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa để tránh gây mất cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa bệnh nấm âm đạo.
  • Duy trì thói quen quan hệ tình dục an toàn để tránh sự phát triển của loại nấm men, vi khuẩn lây lan qua đường tình dục.
  • Chọn loại quần lót thoải mái, chất liệu co giãn thoáng mát, không mặc quần lót còn ẩm ướt để tránh sự phát triển của các loại nấm men.
  • Đối với phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám định kỳ và thực hiện vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng để tránh gây nấm âm đạo.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý nấm âm đạo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh, từ đó chủ động điều trị và thực hiện phòng ngừa từ sớm, thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho người bạn đời của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...