Dị Ứng Cơ Địa

Dị ứng cơ địa là căn bệnh xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với các nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Bệnh có tính chất dai dẳng do chuyển sang giai đoạn mạn tính, tùy vào thể trạng của từng người mà các triệu chứng nhẹ hoặc nặng, kéo dài trong thời gian ngắn hoặc đeo bám nhiều năm liền khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.

Dị ứng cơ địa là gì

Dị ứng cơ địa là căn bệnh khởi phát từ cơ địa của mỗi người. Mầm mống của bệnh đã ẩn trong cơ thể ngay từ khi sinh ra và chỉ cần tiếp xúc với tác nhân kích thích sẽ làm bùng phát nhanh các triệu chứng dị ứng. Một số tác nhân dị ứng phổ biến như: phấn hoa, lông động vật, bụi mịn, khói công nghiệp, ăn thực phẩm dị ứng, nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do sự suy giảm của hệ miễn dịch.

Dị ứng cơ địa
Dị ứng cơ địa là căn bệnh khởi phát từ cơ địa của mỗi người và mạn tính dễ tái phát

Theo các chuyên gia da liễu, do xuất phát từ cơ địa dị ứng nên bệnh được đánh giá có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như: bệnh chàm da, á sừng, tổ đỉa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn..., nguy cơ thế hệ con cháu cũng mắc căn bệnh tương tự hoặc dị ứng cơ địa là rất cao.

Tuy nhiên, bệnh lại không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người xung quanh. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, tùy vao sức đề kháng của mỗi người mà mức độ dị ứng sẽ khác nhau, nhẹ hoặc nặng.

Vì vậy, nếu các triệu chứng dị ứng bùng phát mạnh và diễn tiến nhanh, kể cả triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân, bạn cũng nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù phù hợp, tránh tình trạng gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, phù mạch, suy hô hấp, khó thở, sốc phản vệ...

Nguyên nhân dị ứng cơ địa

Bản chất của dị ứng cơ địa là căn bệnh mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ và chống lại các tác nhân "ngoại lai" xâm nhập gây hại đến cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể IgE để chống lại dị ứng. Tuy nhiên, với lượng IgE quá mức vô tình phóng thích ra các chất trung gian, trong đó có histamine gây viêm và một số triệu chứng dị ứng.

Bệnh dị ứng cơ địa có thể xảy ra với bất kỳ ai, người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bên cạnh đó, theo một thống kê cho thấy những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời thường có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cơ địa thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

Dị ứng cơ địa
Sự thay đổi của thời tiết, hanh khô, đặc biệt là vào mùa xuân nhiều phấn hoa trong không khí rất dễ gây dị ứng cơ địa

Một số các dị nguyên có khả năng gây ra dị ứng cơ địa như:

  • Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, tôm, cua, cá, mực, ốc, sữa bò, đậu phộng, trứng...
  • Do tiếp xúc hóa chất độc hại: Một số các kim loại như niken, coban, đồng, chì, cao su, vải sợi tông hợp... trong các vật dụng, đồ dùng hằng ngày cũng có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Do stress, tinh thần không ổn định: Áp lực cuộc sống, công việc hằng ngày không thuận lợi chính là nguyên nhân hàng đầu khiến đại thực bào interleukin 12 bị tác động dẫn đến sự rối loạn mẫn cảm quá mức của hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Do môi trường ô nhiễm: Làn da tiếp xúc với các chất độc hại như khói bụi, nguồn nước bẩn, rác thải sinh hoạt, hóa chất công nghiệp... cũng có thể khiến da bị kích ứng nặng và tổn thương.
  • Do nhiễm khuẩn: Việc cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, giun, sán... đặc biệt trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.
  • Do dị ứng thuốc: Nếu cơ địa dị ứng với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, thuốc giảm đau, hạ sốt... nhất là đối với trẻ em trong những năm tháng đầu đời sẽ rất dễ gây ra tác dụng phụ, điển hình là dị ứng cơ địa với các triệu chứng khó chịu trên da.
  • Do thời tiết thay đổi thất thường: Dị ứng thời tiết lạnh hoặc nóng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra các triệu chứng da liễu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy...

Triệu chứng dị ứng cơ địa

Tương tự như các bệnh lý da liễu thông thường khác, triệu chứng dị ứng cơ địa thường đến nhanh, tức thì chỉ sau vài phút hoặc vài tiếng kể từ thời điểm tiếp xúc với các dị nguyên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mất vài ngày, thậm chí là vài tuần các triệu chứng mới xuất hiện.

Theo đó, dấu hiệu và mức độ của các triệu chứng bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, mức độ mẫn cảm, thể trạng sức khỏe của từng người, loại bệnh dị ứng cũng như cách tiếp xúc với dị nguyên như thế nào...

Dị ứng cơ địa
Tùy vào nguyên nhân, tác nhân gây bệnh mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau

Cụ thể một số các dấu hiệu nhận biết dị ứng cơ địa gồm:

  • Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thông qua đường thở sẽ khiến người bệnh bị viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như ngứa mũi, đau mũi, nghẹt mũi, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi.
  • Người bị hen suyễn hoặc hen phế quản sẽ có các triệu chứng như khó thở, thở rít, thở khò khè, phát ra tiếng, ho có đờm...
  • Nếu dị ứng với các loại thực phẩm thường biểu hiện với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, quằn quại, dai dẳng, tiêu chảy, ngứa ngáy và nổi mề đay toàn thân...
  • Một số các triệu chứng tổn thương da đặc trưng do viêm da cơ địa dị ứng như da ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn đỏ, da bong tróc vảy... Người bệnh càng gãi nhiều càng khiến vùng da bị dị ứng tổn thương nặng nề, dày sừng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Bên cạnh các triệu chứng tại chỗ, trường hợp dị ứng cơ địa mãn tính còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, khó thở...

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh

Bất kỳ căn bệnh da liễu nào, bao gồm cả dị ứng cơ địa bên cạnh việc tập trung điều trị bằng các biện pháp y khoa, để duy trì kết quả trị bệnh lâu dài cũng như phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

Về chế độ ăn uống

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản (tôm, cua, ốc, mưc..), thịt bò, trứng, thịt gà, nhộng tằm, bơ sữa... Vì đây đều là những loại thực phẩm có chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng, gây cản trở quá trình phục hồi, thậm chí làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.
  • Các loại thực phẩm gây nóng như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, tiêu, ớt, nêm nếm đậm gia vị... cũng rất dễ khiến cho gan bị nóng, tạo điều kiện thuận lợi bùng phát các triệu chứng dị ứng.
  • Chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas cần được loại bỏ tuyệt đối ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh. Trong những loại này có chứa hàm lượng cồn và chất kích thích cao làm tăng nguy cơ suy gan, kích thích thần kinh khiến tình trạng dị ứng cơ địa ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thay vào đó người bệnh dị ứng cơ địa nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành tính, bổ dung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn không gây dị ứng. Điển hình như thịt nạc heo, các loại cá béo, rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại sữa hạt...
  • Uống nhiều nước hằng ngày, xen kẽ các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước mát... để duy trì các hoạt động hằng ngày, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Về chế độ sinh hoạt

  • Sinh hoạt lành mạnh và điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc hay hoạt động quá sức để tránh gây đổ mồ hôi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ bên ngoài như thời tiết hanh khô, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất dị ứng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, không gian sống để loại bỏ các tác nhân dị ứng.
  • Nếu đã bị dị ứng cơ địa, nên tắm bằng nước ấm hằng ngày thay vì nước lạnh để tránh làm tổn thương da.
  • Vào những thời điểm chuyển mùa, cần hết sức cảnh giác và chủ động bảo vệ da trước những thay đổi về thời tiết. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng rủi ro ngoài ý muốn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh dị ứng cơ địa phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan hơn cũng như cách điều trị, chăm sóc tại nhà đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...