Vảy Nến Thể Giọt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Vảy nến thể giọt là một trong những thể thường gặp của bệnh vảy nến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên theo thống kê, thể vảy nến này phổ biến ở người trong độ tuổi từ 15-35. Trên da lúc này xuất hiện nhiều mảng đỏ, dày cộm với đủ kích thước. Vùng da chịu ảnh hưởng rộng, nếu không điều trị có khả năng phát sinh biến chứng.
Vảy nến thể giọt là gì?
Vảy nến thể giọt là một trong những thể bệnh vảy nến thường gặp, có tên tiếng anh là Guttate. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 1/3 dân số mắc phải chứng bệnh này trong đời. Đối tượng có thể là nam hay nữ và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, nhóm người từ 15-35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Tương tự như vảy nến thông thường, vảy nến thể giọt gây ra tổn thương da. Tuy nhiên chúng khu trú trên nhiều vùng với những mảng vảy nến nhỏ, từng giọt. Bề mặt da sần sùi, có mảng trắng khi tác động vào bị bong tróc. Mặc dù vậy các nốt vảy nến thể giọt có khả năng tự khỏi và không gây sẹo.
Thế nhưng một số trường hợp nặng, người bệnh phải can thiệp y tế để kiểm soát lây lan. Tùy vào mức độ ảnh hưởng, các chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh cũng có các giai đoạn tiến triển từ đơn giản đến phức tạp. Người ta chia chúng thành 3 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Vảy nến thể giọt hình thành một vài đốm nhỏ trên da, tổn thương không nghiêm trọng, chỉ ảnh hưởng khoảng 3% diện tích da cơ thể.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện nhiều đốm nhỏ hơn, chúng bao phủ từ 3%-10% diện tích da. Triệu chứng do bệnh gây ra bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.
- Giai đoạn 3: Mức độ ảnh hưởng trên 10% diện tích da trên cơ thể.
Độ bao phủ càng rộng thì người bệnh càng gặp nhiều ảnh hưởng. Do đó, ngay khi phát hiện những đốm vảy nến thể giọt xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị phòng tránh lan rộng.
Nguyên nhân vảy nến thể giọt
Cũng giống nguyên nhân gây vảy nến nói chung, vảy nến thể giọt hình thành có liên quan đến các yếu tố di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh hoặc tác động của các thương tổn cơ học,...Tuy nhiên cho đến hiện nay nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được giải đáp cụ thể.
Bạn có thể nhận biết chứng bệnh này thông qua tình trạng xuất hiện các đốm đỏ, có vảy trắng trên da, hình dạng tương tự như giọt nước. Cụ thể các biểu hiện nhận dạng thể vảy nến này như sau:
- Da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ với nhiều kích thước khác nhau từ vài mm đến 1cm. Trường hợp nặng vị trí tổn thương có diện tích lớn hơn.
- Tại khu vực bị đỏ, da trở nên cộm cứng, gồ cao. Chúng giới hạn rõ ràng với những vùng da bình thường xung quanh.
- Số lượng các mảng đỏ từ vài đốm cho đến hàng chục đốm hoặc nhiều hơn nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
- Ngoài ra, trên các đốm đỏ còn có lớp vảy trắng bao phủ bề mặt. Chúng sẽ dần bong tróc khi bị cọ xát quần áo hoặc gặp phải một tác động cơ học nào đó. Khi bong ra chúng thường vảy vụn như phấn hoặc bột trắng.
- Các đốm vảy nến phát triển khá nhanh, khi đốm này bong tróc sẽ có đốm khác nổi lên với số lượng nhiều.
Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện nêu trên, có thể bạn đang mắc phải chứng vảy nến thể giọt. Để phòng tránh nguy cơ lan rộng gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Vảy nến thể giọt nguy hiểm như thế nào? Có lây không?
Nhìn chung, bệnh vảy nến thuộc dạng bệnh da liễu mãn tính, có khả năng tái phát cao, trong đó có vảy nến thể giọt. Tuy vậy chứng bệnh này không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Chỉ có các trường hợp điều trị không đúng hướng có thể gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể, các biến chứng thường là:
- Biến chứng lên thận: Vảy nến thể giọt nếu không được kiểm soát, các triệu chứng trở nên nặng nề có thể gây ảnh hưởng đến thận. Đặc biệt nguy cơ sử dụng thuốc chữa vảy nến bừa bãi, lạm dụng hoặc dùng sai thuốc khiến cơ quan bài tiết gặp vấn đề. Trường hợp nghiêm trọng thận có thể bị hư và suy giảm chức năng nặng nề.
- Gây rối loạn chuyển hóa: Qua một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vảy nến có liên quan đến các vấn đề rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, nếu không sớm kiểm soát bệnh, vảy nến tái đi tái lại nhiều lần có thể làm tình trạng rối loạn nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc tăng hoặc tụt huyết áp bất thường, rối loạn chuyển hóa lipid,...
- Ảnh hưởng hệ tim mạch: Không kiểm soát bệnh vảy nến đúng phương pháp là yếu tố làm gia tăng nguy cơ suy giảm hoạt động hệ tim mạch. Bởi việc sử dụng thuốc tân dược điều trị sai cách có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy tim,...
- Gây bệnh tiểu đường: Nếu vảy nến thể giọt tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường tuyp 2. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng người bệnh.
- Ảnh hưởng tâm lý: Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe kể trên, bệnh vảy nến thể giọt trường hợp nặng sẽ khiến làn da tổn thương nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh, dễ làm phát sinh cảm giác tự ti, mặc cảm, khiến việc giao tiếp với mọi người xung quanh trở nên dè dặt. Một số trường hợp xấu có thể hình thành triệu chứng trầm cảm vô cùng nguy hại.
Mặc dù có thể gây ra biến chứng nếu không điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên căn bệnh này không phải là bệnh da liễu có khả năng truyền nhiễm sang người xung quanh. Kể cả khi bạn tiếp xúc gần, sờ vào khu vực da có vảy nến thể giọt. Thế nhưng do có liên quan đến yếu tố về gen, hệ miễn dịch nên bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này.
Chăm sóc phòng bệnh vảy nến thể giọt tái phát
Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể giọt nói riêng có thể kiểm soát triệu chứng dễ dàng, tuy nhiên hiện nay chưa có giải pháp điều trị dứt điểm chứng bệnh da liễu này. Do đó, sau điều trị khả năng bệnh tái phát cao nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Vì thế, bên cạnh áp dụng các phương pháp kể trên, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau đây để phòng nguy cơ bùng phát đợt vảy nến tiếp theo:
- Giữ vệ sinh da, tránh để da tiếp xúc với nắng mặt trời gay gắt, khói bụi hay hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm,...
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, lau dọn bề mặt đồ vật thường xuyên tiếp xúc.
- Bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ mùa hè sang mùa đông có thể khiến da trở nên khô hơn, dễ tái phát vảy nến.
- Uống đủ nước, tránh rượu bia, thuốc lá. Có thể bổ sung xen kẽ thêm nước ép hoa quả tươi, không nên dùng loại đóng chai sẵn, hạn chế dùng nước ngọt có ga.
- Ăn uống đủ chất, tránh ăn thực phẩm quá ngọt, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng như rau củ quả, trái cây tươi, thịt trắng. Đồng thời bạn nên kiểm soát và tránh các loại có khả năng gây dị ứng cho cơ thể có thể làm khởi phát vảy nến thể giọt như hải sản, đậu phộng, thịt bò,...
- Giữ tâm trạng thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, giảm stress và áp lực ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi, tâm lý không ổn định cũng là yếu tố tác động khiến vảy nến bùng phát lần nữa.
- Tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, thanh lọc độc tố năng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhờ đó bạn sẽ phòng tránh tác nhân gây hại xâm nhập ảnh hưởng đến bệnh vảy nến.
Vảy nến thể giọt có tỷ lệ người mắc phải khá cao, đây là một thể phổ biến của bệnh vảy nến. Tuy nhiên không quá khó để bạn nhận diện và điều trị chúng. Ngay khi nhận thấy làn da xuất hiện các đốm đỏ bất thường, khô cứng và có lớp vảy trắng, bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời, kết hợp chăm sóc da, bảo vệ cơ thể khỏi các đợt tái phát phiền toái kế tiếp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!