Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em

Viêm khớp háng ở trẻ em là căn bệnh xảy ra trong giai đoạn phát triển xương khớp bị hư điểm cốt hóa. Bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ, thậm chí liệt, tàn phế nếu không điều trị kịp thời.

Viêm khớp háng ở trẻ em
Viêm khớp háng là tình trạng tổn thương tại khớp háng thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 14 tuổi

Viêm khớp háng ở trẻ em là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng tổn thương dẫn đến sưng viêm, đau nhức tại khớp háng, khiến trẻ khó chịu, đau đớn và hạn chế khả năng vận động, di chuyển, thậm chí còn cản trở quá trình phát triển hệ thống xương ở trẻ, dẫn đến kém phát triển thể chất và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 14 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 7 - 14 tuổi ở các bé trai. Bệnh thường khó phát hiện ngay từ ban đầu vì hầu như các bậc phụ huynh sẽ không nghĩ đến việc trẻ em có thể bị viêm khớp háng sớm và cũng không nhiều dấu hiệu cảnh báo trước đó. Chính vì vậy, hầu hết những trường hợp phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn muộn, có biến chứng và gây khó khăn cho việc điều trị.

Nguyên nhân viêm khớp háng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em, trong đó được chia làm 2 nhóm chính là nhóm bệnh lý và các yếu tố nguy cơ. Chi tiết như sau:

Nguyên nhân bệnh lý

  • Bị bong sụn viền khớp háng: Trẻ em thường hiếu động, nghịch ngợm và hoạt động mạnh thường có nguy cơ cao bị bong sụn viền khớp háng, ẫn đến đau nhức và dần dần hình thành viêm khớp háng lúc nào không biết.
  • Thoái hóa khớp háng: Tình trạng thoái hóa khớp háng ở trẻ em thường ít xảy ra và hầu hết trường hợp trẻ bị thoái hóa đều do bẩm sinh.
  • Các bệnh lý tự miễn: Một số bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp háng dạng thấp ở trẻ vị thành niên... có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp háng. Lúc này, hệ miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, trong đó có các tế bào xương khớp háng.
  • Một số bệnh lý xương khớp khác: Ngoài những nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên thì viêm khớp háng ở trẻ em cũng có liên quan đến một số bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp vảy nến, ung thư xương, viêm bao hoạt dịch khớp háng, hội chứng Legg-Calve-Perthes, viêm xương tủy...

Các yếu tố nguy cơ gây

Viêm khớp háng ở trẻ em
Chấn thương hoặc thừa cân béo phì là những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị viêm khớp háng

  • Chấn thương: Trẻ em rất nghịch ngợm, chạy nhảy mạnh nên dễ bị chấn thương, đặc biệt là khớp háng bị tổn thương, đau nhức dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra nhưng nó lại là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra viêm khớp háng ở trẻ em. Loại vi khuẩn thường gặp nhất là vi khuẩn liên cầu nhóm B, chúng thường diễn tiến một cách nhanh chóng do lây lan chủ yếu qua đường máu.
  • Thừa cân béo phì: Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ bị thừa cân béo phì có nguy cơ bị viêm khớp háng cao hơn so với người bình thường. Lúc này, trọng lượng cơ thể trẻ lớn hơn sức chịu đựng của khớp, lâu ngày dẫn đến tổn thương và viêm khớp.
  • Do di truyền: Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm khớp nói chung hoặc viêm khớp háng nói riêng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tương tự.

Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em

Như đã nói, các triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em thường xuất hiện khá mờ nhạt, thậm chí không có dấu hiệu nên rất khó nhận biết sớm. Bên cạnh đó, vì bệnh xảy ra ở trẻ em nên trẻ không thể miêu tả chính xác cho bố mẹ hoặc bác sĩ, nhất là khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu.

Chính vì vậy, phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ kỹ hơn từ các sinh hoạt hằng ngày cho đến các vận động đơn giản. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay nếu phát hiện các triệu chứng sau:

Viêm khớp háng ở trẻ em
Trẻ bị viêm khớp háng sẽ rất đau nhức tại khớp, khó vận động, đặc biệt là những động tác như đứng lên, ngồi xuống

  • Trẻ thường xuyên than đau nhức khớp háng và gặp khó khăn mỗi khi vận động.
  • Chân bước khập khiễng, ngồi xổm khó khăn, khó khăn khi xoay khớp háng.
  • Sưng nhức xương chậu, khớp háng. Cơn đau nhức thường xuất hiện khi trẻ ngồi một chỗ quá lâu hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Khi sờ vào những khu vực bị sưng viêm có cảm giác mềm, hơi lún tay và đau buốt hơn.
  • Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt cao (khi khớp háng đã bị sưng viêm), rối loạn tiêu hóa (gây chán ăn, nôn mửa, sụt cân), viêm nhiễm tai mũi họng...

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Viêm khớp háng ở trẻ là căn bệnh xương khớp không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động, quá trình phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hư khớp, biến dạng khớp: Xương khớp của trẻ nhỏ vốn chưa hoàn thiện, chưa đủ chắc chắn cộng thêm việc bị tổn thương, viêm khớp khiến cho cấu trúc khớp háng bị biến dạng, tổn thương ban đầu dẫn đến việc trẻ không thể vận động đi lại bình thường, thậm chí là bại liệt.
  • Viêm cục bộ: Ban đầu, tình trạng viêm chỉ diễn ra ở khớp háng, nhưng sau quá trình ủ bệnh tình trạng này sẽ lan rộng toàn bộ cơ thể, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ. Trong đó, biến chứng thường gặp nhất là ở nhãn cầu, gây suy giảm thị lực ở trẻ.
  • Nhiễm trùng máu: Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Việc vi khuẩn xâm nhập vào trong đường máu gây nguy hiểm đến hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, co giật...

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Để giúp trẻ phòng ngừa viêm khớp háng từ sớm cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp hằng ngày, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tạo thói quen cho trẻ tập thể dục hằng ngày với những bộ môn phù hợp để giúp xương khớp khỏe mạnh. Nên gợi ý cho trẻ tập các môn thể thao ít gây chấn thương như aerobic, bơi lội, yoga... Đồng thời, trong quá trình tập cần theo sát trẻ nếu trẻ chưa tự biết cách điều tiết sức mạnh của cơ khớp, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ bị té ngã, va đập mạnh dẫn đến chấn thương.
  • Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển xương khớp cần hết sức chú ý về thực đơn ăn uống hằng ngày. Đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó phải đủ các chất tốt cho xương như canxi, vitamin D... Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau.
  • Kiểm soát cân nặng của trẻ, đảm bảo trẻ không bị thừa cân béo phì bằng cách tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, đồ ngọt... Đồng thời, siêng năng tập thể dục hằng ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Viêm khớp háng ở trẻ em
Phụ huynh cần chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ cách vận động, hạn chế những tổn thương đến khớp háng và nhiều khớp khác trên cơ thể

Viêm khớp háng ở trẻ em là căn bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nếu không được điều trị kịp thời. Lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh là hãy luôn quan sát trẻ để sớm phát hiện các bất thường, chủ động cho trẻ thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh là cách tốt nhất để duy trì sự vận động khỏe mạnh cho trẻ về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...