Viêm Khớp Kiêng Ăn Gì

Viêm khớp xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, gây cơn đau, sưng tấy, khó di chuyển. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tiến triển bệnh. Việc kiêng ăn một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.

  1. Thịt đỏ: Kiêng thịt đỏ vì chứa nhiều protein động vật có thể gây bệnh xương khớp và làm mất canxi từ xương.
  2. Chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa nên được hạn chế vì protein trong chúng có thể kích thích hệ miễn dịch và làm tăng phản ứng viêm.
  3. Món ăn nhiều chất béo: Thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm tăng cân và gây áp lực lên xương khớp.
  4. Thực phẩm nhiều muối: Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều muối có thể giảm khả năng hấp thụ canxi và gây đau nhức xương khớp.
  5. Đồ ăn nhiều đường: Thực phẩm giàu đường có thể tăng cảm giác đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  6. Thực phẩm chứa gluten: Tránh thực phẩm chứa gluten, như lúa mì và lúa mạch, nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa.
  7. Nội tạng động vật: Kiêng ăn nội tạng động vật vì chúng chứa lượng purin cao, có thể tăng axit uric và gây bệnh gout.
  8. Gia vị cay: Gia vị cay như ớt và tiêu nên được hạn chế vì chúng có thể kích thích viêm nhiễm và gây đau khó chịu.
  9. Rượu bia: Hạn chế rượu bia vì nó có thể tăng sản xuất axit uric và kích thích phản ứng viêm.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega-3, và thực phẩm có tính kháng viêm như rau củ quả, cá hồi, tỏi, nghệ, và dầu oliu. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng quan trọng để ngăn ngừa tiến triển bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị.

Viêm khớp là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể phòng ngừa và đẩy lùi các triệu chứng thông qua chế độ ăn uống khoa học. Vậy bệnh nhân viêm khớp kiêng ăn gì là tốt nhất? Tìm hiểu 9 thực phẩm cần tránh và một số thức ăn nên bổ sung để cải thiện bệnh tốt nhất.

Tổng Quan Bệnh Học Viêm Khớp

Viêm khớp có tên khoa học là Arthritis, đây là một thuật ngữ dùng chung để nói đến khoảng 200 loại bệnh lý về thấp khớp khác nhau chứ không phải ý chỉ một bệnh duy nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Viêm khớp được hiểu đơn giản là tình trạng các khớp bị viêm và gây ảnh hưởng suy giảm chức năng đến nhiều khớp, các mô bao quanh khớp liên quan.

Một số bệnh thấp khớp liên quan đến viêm khớp cụ thể như gout, viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa... Hầu hết những bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi, nhưng hiện nay cũng có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở người trẻ, thậm chí là trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các chuyên gia cho biết, không có một nguyên nhân chung nào để lý giải sự hình thành của tất cả các bệnh viêm khớp. Nhưng thực tế vẫn có thể chia các nguyên nhân gây viêm khớp làm 2 nhóm chính gồm:

  • Nguyên nhân tại khớp: Bệnh viêm khớp này xảy ra do khớp bị thoái hóa, viêm sụn, bị bào mòn, sần sùi hoặc bị chấn thương... dẫn đến sự mất mô nghiêm trọng.
  • Nguyên nhân ngoài khớp: Một số nguyên nhân ngoài khớp như tổn thương các thành phần bên trong khớp (viêm khớp dạng thấp), rối loạn chuyển hóa (bị gout), do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót bên trong khớp... khiến cho cấu trúc và hoạt động của khớp bị ảnh hưởng dẫn đến viêm.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, hầu hết các dạng viêm khớp xảy ra là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như:

1. Yếu tố di truyền

Các chuyên gia cho biết, một số gen di truyền có liên quan đến một vài dạng viêm khớp. Một số bệnh lý phổ biến xảy ra do di truyền như: lupus ban đỏ, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... Chính vì vậy, nếu trong gia đình có thành viên nào có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp thì nguy cơ thế hệ tiếp theo mắc bệnh tương tự là rất cao.

2. Do tuổi tác

Tuổi tác ngày càng cao là nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp. Lý giải tình trạng này là do cơ thể con người chúng ta sẽ dần bị thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Lúc này, xương khớp và sụn cũng không nằm ngoài sự thoái hóa này, chúng trở nên giòn hơn và dễ gãy, bào mòn lớp đệm và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Các chuyên gia xương khớp cho biết, bắt đầu từ độ tuổi 40 - 50 là giai đoạn phát triển của hầu hết các bệnh lý về xương khớp.

3. Do giới tính

Các dạng viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở nữ giới. Cụ thể có đến 60% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp. Nhưng cũng có căn bệnh viêm khớp xảy ra chủ yếu ở đàn ông đó là bệnh gout.

4. Do bị chấn thương

Những tổn thương khớp trước đó hoặc làm việc quá sức là yếu tố càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các khớp xương và mắc các bệnh viêm khớp. Ngoài ra, việc chơi thể thao quá mức, tay chân phải hoạt động liên tục hoặc đòi hỏi sức bền cao khiến các khớp phải chịu áp lực lớn cũng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị viêm khớp.

Bệnh Viêm Khớp
Gặp phải các chấn thương khi lao động hoặc tập thể thao... là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

5. Do thừa cân béo phì

Những người bị thừa cân béo phì được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao. Nguyên nhân là do trọng lượng cân nặng quá khổ sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống xương khớp, trong đó có cột sống. Nếu phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp gối, khớp háng... Chính vì vậy, những người thừa cân béo phì luôn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng vừa phải, vóc dáng cân đối.

6. Do mắc một số bệnh lý nhiễm trùng

Một số bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm tụ cầu khuẩn, gout, nhiễm trùng khớp...  xảy ra khi khớp hoặc xung quanh khớp bị virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân của sự suy giảm chức năng sụn, khớp. Chính vì vậy, những người thuộc nhóm này thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn so với người bình thường.

7. Do tính chất nghề nghiệp

Viêm khớp là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai từ người già cho đến trẻ em và đến từ các yếu tố khác nhau, trong đó có nghề nghiệp mà bạn đang làm. Những công việc có liên quan đến lao động tay chân, cần sự linh hoạt của khớp tay, khớp chân trong thời gian dài dẫn đến sự suy yếu của xương và sụn khớp, hậu quả là gây viêm khớp.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp cũng như cách chúng xuất hiện rất khác nhau tùy theo loại viêm khớp mà bạn mắc phải. Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp đều là mãn tính vì chúng thường xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh sau đó, tuy nhiên tái phát nhiều lần không khỏi dứt điểm.

Tuy nhiên, nếu quan sát thấy 4 triệu chứng cơ bản  sau đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời:

Bệnh Viêm Khớp
Các triệu chứng viêm khớp điển hình như đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ, căng cơ...

  • Đau nhức: Các cơn đau nhức do viêm khớp thường xuất hiện đột ngột thành từng đợt hoặc kéo dài mà không có dấu hiệu báo trước. Đôi lúc bạn cảm thấy cơn đau chỉ ở một chỗ nhưng cũng có khi đau cùng một lúc nhiều vị trí khác nhau.
  • Sưng đỏ: Khi bị viêm khớp, vùng da bên ngoài tại khớp đó sẽ bị sưng đỏ, chạm vào cảm thấy hơi ấm nóng.
  • Căng cứng khớp: Đây được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp, nó thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài. Thậm chí, sau khi tập thể dục xong cũng có thể bị cứng khớp, tạo ra âm thanh lạo xạo khi cử động.
  • Khó di chuyển: Người bệnh gặp khó khăn, đau nhức trong việc di chuyển, vận động và sau khi ngồi xuống đứng lên.

Ngoài những triệu chứng trên, bị viêm khớp còn có thể kèm theo một vài dấu hiệu nhận biết chung khác như sút cân, gầy ốm, phát ban, khó thở, ngứa ngáy...

Viêm khớp kiêng ăn gì?

Viêm khớp có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ với biểu hiện đặc trưng là những cơn đau đớn, khó chịu, sưng tấy, nóng đỏ ở các khớp, cản trở quá trình vận động. Bên cạnh việc dùng thuốc, các chuyên gia cho biết xây dựng chế độ ăn uống đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm trả lời cho thắc mắc viêm khớp kiêng ăn gì?

Thịt đỏ

Một trong những thực phẩm đầu tiên người bệnh viêm khớp nên kiêng đó là thịt đỏ. Lý do là bởi thịt đỏ chứa nhiều protein động vật, trong khi đó thành phần này đã được chứng minh là có khả năng gây bệnh xương khớp nếu dung nạp quá nhiều. Ngoài ra, dung nạp nhiều protein từ thịt đỏ cũng làm mất đi một lượng canxi trong xương, khiến xương khớp không còn chắc khỏe.
Bệnh nhân viêm khớp khi ăn thịt đỏ quá 6 lần/tuần khiến tình trạng đau nhức, sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế nếu đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp nên hạn chế ăn thịt bò, thịt dê, thịt cừu,...

Bệnh nhân viêm khớp nên kiêng thịt đỏ
Bệnh nhân viêm khớp nên kiêng thịt đỏ

Chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là câu trả lời cho thắc mắc viêm khớp kiêng ăn gì. Thành phần protein trong sữa có thể kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức, tăng phản ứng viêm nhiễm, nhất là trường hợp bị viêm khớp.
Thêm vào đó, sữa và sản phẩm từ sữa có chứa một số loại chất béo như omega - 6 tác động tiêu cực đến quá trình điều chỉnh viêm nhiễm trong cơ thể khiến hiện tượng viêm thêm trầm trọng. Vì những lý do này, bệnh nhân mắc bệnh xương khớp được khuyến khích dùng sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem.

Món ăn nhiều chất béo

Các chuyên gia cho biết, đồ ăn chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân viêm khớp. Việc dung nạp lượng lớn chất béo sẽ gây tăng cân, từ đó tạo nhiều áp lực lên hệ thống xương khớp khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau đớn, khó chịu.
Đặc biệt, các loại chất béo không lành mạnh có khả năng gây viêm nhiễm, kích thích hệ thống miễn dịch tăng phản ứng viêm, gây đau nhức và sưng tấy tại các khớp.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực phẩm nhiều chất béo, nhất là chất béo bão hòa có thể khiến các triệu chứng của viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên không phải tất cả chất béo đều có hại, những chất béo không bão hòa nên được bổ sung cho cơ thể để giúp tim mạch khỏe mạnh, giảm viêm.

Thực phẩm nhiều muối

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều muối được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh xương khớp vì lượng muối trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, muối cũng khiến tế bào khớp tích trữ muối urat cao, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, khiến bệnh viêm khớp chuyển biến xấu hơn.
Ngoài ra, thực phẩm nhiều muối cũng làm chậm quá trình lành thương trong cơ thể, tăng nguy cơ bị loãng xương, suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp.

Ăn quá nhiều muối làm chậm quá trình lành thương trong cơ thể
Ăn quá nhiều muối làm chậm quá trình lành thương trong cơ thể

Đồ ăn nhiều đường

Tương tự như thực phẩm nhiều chất béo, đường có thể làm tăng cân nếu dung nạp quá mức. Khi thường xuyên ăn đồ ăn nhiều đường gây thừa cân, thậm chí là béo phì, từ đó các khớp xương chịu áp lực lớn, tăng cảm giác đau nhức, khó chịu. Thực phẩm nhiều đường cũng thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể khiến tình trạng viêm khớp chuyển biến xấu hơn.
Thêm vào đó, chế độ ăn nhiều đường còn gây hại cho sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến tim mạch, về lâu dài đều tác động tiêu cực đến xương khớp.

Thực phẩm chứa gluten

Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn thực phẩm chứa gluten nếu muốn cải thiện các triệu chứng của bệnh. Được biết gluten chính là một nhóm các protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch,.... Nếu trường hợp bị viêm khớp kèm theo tiền sử dị ứng với gluten hoặc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ gây phản ứng miễn dịch với biểu hiện là sưng, đau trong khớp.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân viêm khớp.  Trong nhóm thực phẩm này có chứa lượng purin cao - một hợp chất hữu cơ tồn tại tự nhiên trong thực phẩm, có thể nhanh chóng chuyển giá thành axit uric cơ thể. Khi lượng axit uric cao, làm xuất hiện bệnh gout và về lâu dài khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nội tạng động vật còn chứa nhiều cholesterol tăng nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa, gây xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, thừa cân, tăng áp lực lên các khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Gia vị cay

Các gia vị cay như ớt, tiêu và một số thực phẩm khác chứa capsaicin có thể gây kích thích cũng như tăng cảm giác nhiệt ở các khớp, từ đó gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân viêm khớp. Đặc biệt nhiều bệnh nhân cho biết họ cảm thấy các khớp sưng đau hơn sau khi sử dụng gia vị cay.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, gia vị cay cũng kích thích phản ứng  viêm nhiễm trùng cơ thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Gia vị cay gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân viêm khớp
Gia vị cay gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân viêm khớp

Rượu bia

Rượu bia gây ra nhiều tác động tiêu cực với sức khỏe, đặc biệt bệnh nhân viêm khớp được khuyến cáo cần hạn chế sử dụng rượu bia. Đây là thức uống có khả năng đẩy nhanh quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, khiến các triệu chứng của gout trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, rượu bia cũng kích thích phản ứng viêm cùng hệ thống miễn dịch để tăng tỷ lệ viêm nhiễm tại các khớp đang bị tổn thương.
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận cùng hệ thống xương khớp.

Viêm khớp nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề viêm khớp kiêng ăn gì, người bệnh cũng nên bổ sung thực phẩm có lợi để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

  • Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa: Chuyên gia cho biết các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc thường có chứa hàm lượng lớn flavonoid và carotenoid - những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng giảm triệu chứng viêm cho người bệnh viêm khớp. Do đó bạn nên tăng cường bổ sung bông cải xanh, rau ngót, rau bina, bí đao, khoai lang, đu đủ, xoài, táo, cam, cà rốt, dưa hấu,...
  • Thực phẩm giàu omega - 3: Các thực phẩm chứa nhiều omega - 3 như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh có thể ức chế phản ứng viêm nhiễm của cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng khớp phát huy hết công dụng, đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm: Người bệnh viêm khớp không nên bỏ qua nhóm thực phẩm có tính kháng viêm như gừng, tỏi, nghệ. Các hoạt chất trong tỏi, nghệ hay gừng có khả năng ức chế phản ứng viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng sưng đau khi bị viêm khớp.

Bệnh nhân viêm khớp nên bổ sung thực phẩm có tính kháng viêm
Bệnh nhân viêm khớp nên bổ sung thực phẩm có tính kháng viêm

  • Các loại hạt và quả hạch: Đây là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa đơn giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm khớp. Đặc biệt một số loại hạt có chứa nhiều axit alpha linoleic - axit omega 3 có công dụng kháng viêm, cung cấp dưỡng chất để đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trong cơ thể.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch có thể giảm mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Thêm vào đó, nhóm thực phẩm này cũng tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cơn thèm ăn, nhờ vậy giảm áp lực lên các khớp.
  • Dầu oliu: Dầu oliu cung cấp cho cơ thể một lượng vừa đủ axit béo không bão hòa, đặc biệt là hợp chất phenolic có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Các chuyên gia chia sẻ, nếu sử dụng dầu oliu thường xuyên sẽ chống lại tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Mẹo chăm sóc khớp tại nhà có thể giúp cải thiện bệnh viêm khớp ở những trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị ở những trường hợp nặng. Tuy nhiên, lưu ý rằng các mẹo này không thể chữa trị triệt để và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Xoa bóp và chườm:

  • Xoa bóp khớp giúp giảm đau và tăng sự linh hoạt.
  • Chườm nóng và lạnh giúp giảm đau và sưng. Nước ấm cải thiện lưu thông máu, trong khi nước lạnh giảm sưng và đau.

Ngâm chân:

  • Ngâm chân trong nước ấm với thảo mộc như tinh dầu bạc hà và muối biển giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng viêm khớp.

Tập thể dục:

  • Tập thể dục đều đặn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, và Pilates giúp cải thiện linh hoạt và giảm đau do viêm nhiễm. Tư vấn từ chuyên gia là quan trọng trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi để giảm viêm nhiễm.
  • Tiêu thụ rau củ xanh và quả mọng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.
  • Bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, hạt lanh để hỗ trợ sức khỏe xương.

Sử dụng thuốc:

  • Dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thuốc sinh học như etanercept và infliximab dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu:

  • Bài tập vật lý được thiết kế để cải thiện linh hoạt và giảm đau.

Phẫu thuật:

  • Phương án phẫu thuật như thay thế khớp có thể được xem xét cho những trường hợp nặng.

Cây thuốc Nam và Đông y:

  • Các cây thuốc như gối hạc, đinh lăng, và vòi voi có thể được sử dụng như một phần của liệu pháp truyền thống.

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chăm sóc nào, và không nên tự y áp dụng mà không được tư vấn chuyên gia y tế.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm khớp với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là 10 loại thuốc điều trị tốt nhất bạn có thể tham khảo:

  • Paracetamol: Giảm đau nhức, thích hợp cho đau nhức xương khớp nhẹ đến trung bình.An toàn sử dụng cho người lớn và trẻ em.
  • Codeine: Dùng cho đau nhức nặng do viêm khớp mãn tính. Kết hợp Paracetamol và Codeine phosphat.
  • Methotrexate: Đối phó với viêm khớp, viêm đa khớp. Cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tổn thương xương khớp.
  • Hydroxychloroquine: Dùng trong điều trị viêm khớp, lupus, và bệnh sốt rét. Giảm phản ứng viêm, ngăn chặn tổn thương xương khớp.
  • Ibuprofen: Kháng viêm không steroid, hỗ trợ điều trị viêm khớp. Giảm đau nhức, tái tạo khớp và bảo vệ chúng.
  • Naproxen: Giảm triệu chứng viêm khớp và đau nhức. Chống viêm bằng cách ức chế quá trình gây viêm trong khớp.
  • Prednisone: Corticosteroid giảm đau nhức và kiểm soát miễn dịch. Điều trị viêm khớp, dị ứng, rối loạn đông máu và các vấn đề da.
  • Methylprednisolon: Giảm đau và hỗ trợ chống viêm cho nhiều loại bệnh viêm khớp. Tăng cường chức năng xương khớp và chậm thoái hóa khớp.
  • Thuốc ức chế JAK – Tofacitinib: Ức chế chất trung gian gây viêm, giảm đau và viêm. Ngăn chặn sự lan rộng của tế bào viêm nhiễm.
  • Prednisolon 5mg: Glucocorticoid ức chế miễn dịch và kháng viêm. Dùng cho viêm khớp, dị ứng, và xương khớp.

Trên đây là thông tin chi tiết giúp bạn trả lời cho thắc mắc viêm khớp kiêng ăn gì và bổ sung gì là tốt nhất. Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế người bệnh nên chú ý xây dựng thực đơn lành mạnh. Ngoài ra, duy trì thói quen sinh hoạt tốt để ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Xử Lý Mề Đay Mẩn Ngứa Từ Căn Nguyên

Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm...
Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...