Viêm Quanh Khớp Vai

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý viêm xương khớp hết sức nguy hiểm. Bệnh bùng phát với các triệu chứng đặc trưng như đau nhức âm ỉ, căng cứng cơ, viêm nhiễm và nặng hơn có thể gây hạn chế khả năng vận động, nhất là của hai cánh tay. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu và điều trị như thế nào đúng cách. 

Viêm quanh khớp vai là gì?

Khớp vai là dạng khớp lồi cầu - ổ chảo, gắn chỏm xương cánh tay vào ổ chảo xương bả vai nhờ vào chóp xoay và bao khớp. Trong đó, phần chóp xoay cấu tạo gồm 3 cơ là cơ trên gai, cơ dưới dai và cơ tròn bé. Các cơ này gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một dải gân bám vào trong mấu động lớn của xương cánh tay nhằm tạo sự linh hoạt cho khớp. Tuy nhiên, khi phần giữa chóp xoay và phần dưới của mỏm cùng vai hay còn gọi là túi hoạt mạc bị rách, viêm do chấn thương sẽ dẫn đến viêm quanh khớp vai.

Viêm quanh khớp vai (tên tiếng Anh là Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ được dùng chung để chỉ các bệnh lý do bị viêm cấu trúc phần mềm xung quanh khớp vai như bao khớp, gân, túi thanh dịch, dây chằng, cơ... loại trừ các tổn thương phần đầu xương, màng hoạt dịch và sụn khớp.

Nguyên nhân viêm quanh khớp vai

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai như:

Viêm quanh khớp vai
Người trên 50 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh viêm quanh khớp vai

  • Do tình trạng thoái hóa gân ở những người lớn tuổi, nhất là những người trên 50 tuổi.
  • Những người làm các công việc cần lao động tay chân quá sức, đặc biệt những người thường xuyên phải giơ tay lên cao hơn 90 độ sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao hơn so với những người bình thường.
  • Khớp vai dễ bị tổn thương dẫn đến viêm quanh khớp vai do làm việc nặng nhọc, bị chấn thương khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
  • Bao hoạt dịch mỏm cùng vai bị viêm hoặc viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm quanh khớp vai.
  • Do một số bệnh lý khác như tiểu đường, thần kinh, tim mạch, bệnh phổi, trung thất, đột quỵ hoặc các bệnh xương khớp khác như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, ... gây ra.
  • Ngoài ra, những người đã từng có tiền sử bị chấn thương vùng vai, gãy xương, phẫu thuật khớp vai hay nằm bất động trong một thời gian dài... cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai.

Triệu chứng viêm quanh khớp vai

Các nhà nghiên cứu đã phân chia viêm quanh khớp vai làm nhiều thể bệnh và ở mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có các triệu chứng riêng biệt để nhận biết. Cụ thể như:

Thể đau khớp vai đơn thuần

Đây là thể bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng người cao tuổi trên 50 hoặc người trẻ bị chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn. Tình trạng này gây ra viêm các gân trong khớp như viêm cơ tròn nhỏ, viêm gân cơ dưới gai, viêm gân cơ trên gai hoặc viêm đầu dài gân nhị đầu...

Thể bệnh này được biểu hiện bởi các triệu chứng như:

  • Người bệnh phải đối mặt với các cơn đau nhức dữ dội vùng khớp vai, đặc biệt mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột hay vận động mạnh quá sức. Điển hình là các động tác như nâng cánh tay, duỗi cánh tay và mức độ đau nhức càng tăng nặng vào ban đêm.
  • Cơn đau nhanh chóng lan dần xuống cánh tay khiến người bệnh đau nhức khó chịu, thậm chí không thể nằm nghiêng.

Chẩn đoán thể bệnh này chủ yếu dựa vào hình chụp X - quang hoặc siêu âm. Kết quả cho thấy xuất hiện một hoặc nhiều điểm canxi hóa tại khớp vai, gân. Trường hợp gân bị vôi hóa thì kết quả cho thấy nốt tăng âm kèm bóng cản ở phần dịch bao quanh gân nhị đầu, ở gân. Nếu nhìn trên Doppler năng lượng cho thấy tăng sinh mạch trong bao gân hoặc gân.

Thể đau vai cấp

Bệnh viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp xảy ra do túi thanh mạc bị viêm từ các vi tinh thể được tạo thành từ quá trình canxi hóa gân cơ chóp xoay di chuyển vào trong túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta. Bệnh được biểu hiện với một số triệu chứng như:

Viêm quanh khớp vai
Bệnh viêm quanh khớp vai được chia làm 4 thể chính và mỗi thể bệnh có những triệu chứng khác nhau để phân biệt

  • Các cơn đau bùng phát đột ngột và dữ dội. Cơn đau nhanh chóng lan xuống cả cánh tay, bàn tay và cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tại vị trí viêm sưng đỏ, sờ vào có cảm giác ấm và có vài trường hợp kèm theo sốt cao.

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này bác sĩ thường thực hiện 2 biện pháp là chụp X - quang và siêu âm. Kết quả chẩn đoán sẽ cho thấy sự xuất hiện của các nốt canxi hóa với nhiều kích thước khác nhau và chúng tự biến mất sau vài ngày. Ngoài ra, sự tăng âm các nốt kèm theo bóng cản gân và kèm theo dịch ứ trong bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai cũng là dữ liệu để bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Thể giả liệt khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai ở thể này cũng khiến người bệnh phải đối mặt với các cơn đau nhức dữ dội. Thỉnh thoảng khi vận động tạo ra âm thanh răng rắc do các gân cơ chóp xoay bị đứt. Ngoài ra, một vài trường hợp mắc bệnh ở thể giả liệt khớp vai còn xuất hiện các vết bầm tím và mất khả năng vận động tạm thời.

Thông thường, để chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chụp X - quang để thấy được hình ảnh các gân cơ chóp xoay bị đứt và hình ảnh cản quang của túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta. Thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI cũng có thể phát hiện tình trạng và mức độ đứt gân. Ngoài ra, siêu âm cũng là biện pháp chẩn đoán chính xác cho thấy hình ảnh gân nhị đầu bị đứt.

Thể đông cứng khớp vai

Đây là thể bệnh thường gặp nhất của bệnh viêm quanh khớp vai. Có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu như đau nhức đột ngột, mức độ đau ngày càng tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó vài tuần cơn đau sẽ giảm dần nhưng kèm theo đó là tình trạng căng cứng cơ khớp vùng vai gây khó khăn trong việc vận động, nhất là các động tác dang cánh tay, xoay vai hay đưa tay lên cao.

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác thể bệnh này thông qua hình ảnh chụp X quang và thuốc phản quang với kết quả khoang khớp bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng 5 - 10ml (bình thường ở mức 30 - 35ml), túi hoạt dịch biến mất và giảm cản quang khớp. Ngoài ra, khi chụp MRI sẽ cho kết quả kích thước bao khớp dày lên do bị phù nề.

Phòng tránh viêm quanh khớp vai như thế nào?

Để phòng ngừa tái phát hoặc tránh mắc phải bệnh viêm quanh khớp vai ngay từ sớm, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Viêm quanh khớp vai
Ăn uống và vận động khoa học kết hợp thăm khám định kỳ là cách để bạn chủ động phòng tránh căn bệnh viêm quanh khớp vai

  • Ăn uống đủ chất để bổ sung phòng ngừa cũng như hỗ trợ ngăn chặn thoái hóa khớp từ sớm.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để khớp luôn khỏe mạnh. Tránh lao động quá sức, nhất là những động tác sử dụng vai quá mức để ngăn ngừa những tổn thương trực tiếp lên khớp vai.
  • Khi tham gia giao thông cần chú ý, nhất là ở những mặt phẳng trơn trượt, đặc biệt đối với người cao tuổi, chân yếu đi lại khó khăn.
  • Thăm khám định kỳ 3 tháng/ lần với những người có tiền sử bệnh xương khớp và 6 tháng/ lần với người bình thường.

Viêm quanh khớp vai không phải bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn cần được can thiệp điều trị và cải thiện triệu chứng ngay từ đầu để tránh các biến chứng khó lường về sau. Tốt nhất hãy thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...