Cách Chữa Suy Thận
Phương pháp điều trị suy thận tại nhà hiệu quả:
Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Hạn chế thực phẩm giàu Kali, Phốt pho, Natri, và Canxi.
- Tránh ăn thực phẩm có muối, chiên rán, và cay nóng.
- Kiểm soát lượng protein, chuyển sang thịt gà, trứng.
- Hạn chế thực phẩm từ nội tạng động vật.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ từ trái cây, rau củ.
Uống đủ nước:
- Cung cấp đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
- Sử dụng nước lọc, nước ép rau củ, trà bí đao, và nước đậu đen.
Chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh:
- Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Đi ngủ sớm và tránh sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm.
- Giảm stress bằng thể dục nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, chạy bộ.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kiểm soát cân nặng, đường huyết, huyết áp.
Phương pháp điều trị:
- Nếu ở giai đoạn nhẹ, điều trị nội khoa có thể kiểm soát triệu chứng.
- Lọc máu nhân tạo giúp loại bỏ chất thải từ máu.
- Thẩm phân phúc mạc là phương pháp lọc màng bụng.
- Cấy ghép thận là lựa chọn nếu thận suy yếu nặng.
- Sử dụng đông y có thể hỗ trợ, ví dụ như bài thuốc từ thục phụ tử, đại hoàng.
Vị thuốc Nam:
- Sử dụng các cây thuốc như kim tiền thảo, lá nhãn rụng, cây phèn đen, và cây cà gai leo.
Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ chế độ ăn uống, uống nước đủ, và chế độ sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị suy thận.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Suy thận là tình trạng thận bị yếu đi làm mất chức năng vốn có, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Nếu không được điều trị sớm thì lâu dần có thể dẫn đến suy thận mạn tính, người bệnh buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Vậy có những cách chữa suy thận nào hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết bên dưới đây.
Tổng Quan Bệnh Suy Thận
Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ bài biết có chức năng chính là thanh lọc và đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ sản sinh hormone, điều hoà huyết áp, lọc máu,… Do đó, thận thường có nguy cơ bị tổn thương và suy yếu, nhất là ở những người trung niên và cao tuổi.
Suy thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương cấp và mãn tính. Khi bị tổn thương, khả năng thanh lọc và đào thải độc tố sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần khiến lượng độc tố tích tụ trong thận và ảnh hưởng đến hệ bài tiết cũng như sức khoẻ tổng thể. Theo các chuyên gia, trường hợp bị suy thận đồng nghĩa với 85 – 90% khả năng hoạt động ở cơ quan này bị mất hoàn toàn.
Thực tế cho thấy, các triệu chứng thận yếu, suy thận khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như lối sống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc Tây, mắc các bệnh nội khoa như huyết áp cao, tiểu đường, viêm hoặc sỏi tiết niệu,…. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Đa số các trường hợp bị suy giảm chức năng thận đều ảnh hưởng từ các bệnh nền khởi phát trước đó. Suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn. Lúc này, thận sẽ mất đi khả năng thanh lọc và đào thải độc tố, cặn bã bên trong cơ thể.
Theo đó, một trong những bệnh lý nền thường gây suy giảm chức năng thận là bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Cụ thể, người bị tiểu đường có thể gây tổn thương đến các mạch máu ở thận, từ đó làm tắc nghẽn mạch máu ở cơ quan này. Ngoài ra, bệnh lý còn làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh não bộ.
Lúc này, nhóm dây thần kinh ở bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh không có cảm giác buồn tiểu khiến lượng độc tố, cặn bã trong nước tiểu ứ đọng ở bàng quang và gây nhiễm trùng. Từ đó kiến tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy, nguyên nhân khởi phát còn tùy thuộc vào mức độ diễn tiến suy thận cấp tính hay mãn tính. Cụ thể:
1. Nguyên nhân gây suy thận cấp tính
Thông qua cơ chế phát sinh bệnh lý, suy thận cấp tính có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân và yếu tố sau:
- Bị chấn thương gây mất máu nhiều, không kịp cầm máu
- Cơ thể bị mất nước, không bù đủ lượng nước thất thoát. Tình trạng này phổ biến ở người thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, vận động viên,… Việc không bù đủ lượng nước kịp thời có thể gây tổn thương, suy giảm chức năng thận.
- Lạm dụng thuốc Tây điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng mục đích điều trị. Điều này có thể khiến thận bị tổn thương, suy yếu (do quá tải khi thanh lọc các độc tố, chất thải).
- Người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, làm ứ đọng và nhiễm trùng.
- Biến chứng trong thời gian mang thai như tiền sản, sản giật,…
2. Nguyên nhân gây ra thể mạn tính
Đối với những trường hợp mắc bệnh suy thận mạn tính, nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do không điều trị dứt điểm các rối loạn chức năng ở thận. Lâu dài khiến tổn thương ở cơ quan này ở nên nghiêm trọng, kéo theo các triệu chứng suy thận trở nên nghiêm trọng.
Các bệnh lý nguyên nhân liên quan có thể kể đến như:
- Người có tiền sử cao huyết áp
- Mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm
- Người gặp các vấn đề về thận như viêm cầu thận, thận đa nang, viêm ống thận,…
- Người bị bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính.
- Bệnh lý có thể ảnh hưởng hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản
- Bệnh lý có thể khởi phát kèm theo một số bệnh ung thư khác
- Tình trạng viêm đài bể thận tái phát nhiều lần không được điều trị dứt điểm.
Để xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát bệnh cũng như điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chữa trị đúng cách. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các sĩ chuyên khoa, các triệu chứng bệnh thận yếu được phân chia theo từng cấp độ bệnh lý. Cụ thể bệnh được chia thành 5 cấp độ, mức độ tổn thương sẽ tăng dần theo các cấp độ.
Dưới đây là các triệu chứng bệnh suy thận từ cấp độ 1 đến cấp độ 5:
Suy thận độ 1:
- Người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt, cơ thể mệt mỏi khác với đau ốm thông thường
- Có cảm giác đau âm ỉ 2 bên mạn sườn, cơn đau thường bùng phát đột ngột và tự thuyên giảm
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
- Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm do chức năng thận suy giảm
- Người bệnh có thể bị nhức mỏi ở 2 bên hố lưng, thường không đau dữ dội, đôi khi chạm vào mới có cảm giác đau.
Suy thận độ 2:
- Tình trạng khó chịu, mệt mỏi tăng dần, người bệnh có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của cơ thể
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Chóng mặt, hoa mát, không tập trung khi học tập, làm việc
- Cơn đau ở 2 bên hố lưng và mạn sườn thường xuyên bùng phát và dần trở nên nặng nề hơn.
Suy thận độ 3:
- Lượng nước tiểu bất thường (nhiều hoặc ít hơn so với bình thường)
- Nước tiểu có màu sẫm, xuất hiện bọt trắng
- Thường xuyên tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Nghiêm trọng hơn, có máu lẫn trong nước tiểu
Suy thận độ 4:
- Tiểu đêm liên tục, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, ăn uống không ngon, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá
- Người bệnh có thể nhận thấy tay chân phù nề, ngứa toàn thân
- Cơ thể gầy gò, xanh xao, suy nhược
- Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, khó thở, hôn mê
Suy thận độ 5:
Đây là giai đoạn cuối cùng là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh suy thận. Nhìn chung, các biểu hiện cũng tương tự với những giai đoạn trước nhưng diễn tiến nặng nề hơn. Cụ thể:
- Người bệnh tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, một số trường hợp nặng có thể gây vô niệu hoàn toàn.
- Tiểu ra máu, lượng nước tiểu lẫn với protein
- Cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, thiếu sức sống
- Sụt cân nhanh, không rõ lý do
- Vết thương lâu lành, da dễ bầm tím và gây khô ráp
- Trường hợp có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp, các triệu chứng bệnh lý có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Phân loại suy thận
Bệnh suy thận được phân chia theo nhiều cấp độ (từ cấp độ 1 đến 5). Ngoài ra, nếu phân chia bệnh lý theo thời gian tiến triển và mức độ các triệu chứng thì có thể chia thành bệnh suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Cụ thể:
- Suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính được xác định khi các bệnh lý xảy ra do các nhóm nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của một số bệnh về thận, tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, thiếu máu. Đối tượng mắc bệnh thường là người bị nhiễm trùng máu, chấn thương gây mất máu, biến chứng trong thai kỳ hoặc gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị.
- Suy thận mạn tính: Các triệu chứng bệnh lý xảy ra do các rối loạn chức năng tại thận thận không được kiểm soát, diễn tiến trong thời gian dài và trở thành mạn tính (thường kéo dài trên 3 tháng). Lúc này, các triệu chứng bệnh suy thận mạn tính có mức độ nguy hiểm hơn so với giai đoạn cấp tính và mất nhiều thời gian điều trị.
Cách điều trị suy thận tại nhà hiệu quả
Cách điều trị suy thận tại nhà có thể bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, uống đủ nước, kiểm soát tình trạng huyết áp, đường huyết,…
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
Đối với người bệnh đang gặp tình trạng suy thận cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một vài yếu tố mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
- Các loại thực phẩm giàu Kali (bưởi, chuối, khoai tây,…), Phốt pho (bánh ngọt, sữa,…), Natri (thực phẩm đóng gói, đồ hộp, xúc xích, đồ muối chua,…), Canxi (tôm, cua, nghêu, sò,…) là những nhóm thực phẩm mà người bệnh suy thận cần hạn chế.
- Việc ăn các món ăn có chứa nhiều muối cũng như các thực phẩm chiên rán, cay nóng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thận, khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi ăn các thực phẩm giàu protein, người bệnh cần kiểm soát số lượng, tránh ăn quá nhiều sẽ gây các biến chứng nguy hiểm. Thay vì ăn các loại thịt đỏ, người bệnh có thể chuyển qua thịt gà, trứng,...
- Hạn chế các loại món ăn được chế biến từ nội tạng động vật.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, cùng chất xơ trong các loại trái cây, rau củ quả.
Uống đủ nước
Người bệnh gặp tình trạng suy thận cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để kích thích cơ thể thanh lọc, đào thải chất độc hại trong thận ra ngoài bằng đường nước tiểu.
Bạn có thể kết hợp sử dụng cả nước lọc và các loại nước ép từ rau củ quả, nước dừa, trà bí đao, nước đậu đen,... Những loại đồ uống này chỉ nên uống với số lượng vừa phải mỗi ngày, không nên quá lạm dụng dẫn đến phản tác dụng. Những loại đồ uống mà người bệnh cần hạn chế sử dụng là rượu bia, thuốc lá, đồ uống có chứa cồn, rượu bia, nước ngọt, các chất kích thích sẽ khiến tình trạng thận ngày càng suy yếu hơn.
Xây dựng chế độ sinh hoạt
Với những người bệnh gặp tình trạng suy thận, việc có một chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Sau đây là một vài gợi ý:
- Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Hãy đi ngủ sớm, không nên thức quá khuya và sử dụng thiết bị điện tử thư điện thoại, laptop xuyên đêm.
- Nếu trong quá trình học tập hay làm việc quá căng thẳng, người bệnh có thể giảm stress bằng những biện pháp thể dục thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, đạp xe, chạy bộ, đọc sách, thiền,…
- Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Khi đã được bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.
- Bạn nên kiểm soát cân nặng của mình, lượng đường huyết và theo dõi huyết áp mỗi ngày.
Phương pháp điều trị suy thận
Nếu đã tới giai đoạn suy thận mạn tính, sẽ không có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Vậy nên ngay khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, người bệnh nên chữa trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị nội khoa
Các triệu chứng có thể kiểm soát tốt nếu điều trị nội khoa. Ở phương pháp này, người bệnh sẽ không cần chạy thận hoặc ghép thận.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và lối sống của mình, từ đó các triệu chứng mới có thể sớm thuyên giảm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ là tạm thời, giúp người bệnh giảm đau, không thể chữa dứt điểm được bệnh.
Lọc máu nhân tạo (chạy thận nhân tạo)
Lọc máu nhân tạo là phương pháp tốn khá nhiều chi phí. Thận khi suy yếu sẽ không thể thực hiện đúng chức năng của mình. Chính vì vậy, việc lọc máu nhân tạo sẽ giúp làm sạch các chất thải trong máu và thay cho chức năng của thận. Độc tố sau khi đã được loại bỏ, máu sẽ được trả về với cơ thể của người bệnh.
Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp người bệnh có biến chứng rối loạn chức năng não, tăng kali. Việc điều trị nội khoa đối với các phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả, hệ số thanh thải creatinin giảm dưới mức 10ml/phút/1,73m2 cơ thể. Việc lọc máu có thể thực hiện đều đặn 3 lần/tuần tại các cơ sở y tế.
Thẩm phân phúc mạc
Thẩm phân phúc mạc hay lọc màng bụng (Peritoneal dialysis – PD). Đây là phương pháp sử dụng niêm mạc vùng ổ bụng (gọi là phúc mạc) để làm sạch chất thải trong máu. Quá trình này sẽ sử dụng một dung dịch đặc biệt gọi là dịch lọc. Thẩm phân phúc mạc sẽ được thực hiện linh hoạt, người bệnh có thể tới bệnh viện hay thậm chí là ở nhà.
Trên thị trường hiện đang có 3 phương pháp lọc màng bụng:
- Lọc màng bụng cấp.
- Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD).
- Lọc màng bụng chu kỳ tự động (ADP) bao gồm lọc màng bụng liên tục chu kỳ, lọc màng bụng cách quãng ban đêm và lọc màng bụng thủy triều.
Cấy ghép thận
Người bệnh suy thận có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép thận. Bệnh viện sẽ tìm thận khỏe mạnh, phù hợp với cơ thể bệnh nhân để tiến hành cấy ghép. Trường hợp này được sử dụng cho các bệnh nhân thận đã mất tới 90% khả năng hoạt động bình thường, không còn có thể lọc máu được nữa.
Đa phần các ca phẫu thuật đều có tỷ lệ thành công cao. Theo các thống kê ở các nghiên cứu cho biết, bệnh nhân nhận thận từ người sống sẽ có thời gian sống lâu hơn bệnh nhân nhận thận từ người chết não. Các ca ghép thận từ người hiến tặng còn sống có thể kéo dài khoảng từ 15-20 năm và từ người đã chết kéo dài 10-15 năm.
Đông y chữa suy thận
Chữa suy thận bằng đông y luôn là một trong những phương pháp được người bệnh áp dụng lựa chọn sử dụng. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc 1
Dược liệu: Thục phụ tử, đại hoàng, chè bán hạ, chế hậu phác, gừng tươi, hắc sửu, bạch sửu, trạch tả, mẫu lệ, trần bì.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc đem nấu cho tới khi nước thuốc cô lại. Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng 1 thang và uống hết trong ngày. Kiên trì uống cho tới khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.
Bài thuốc 2
Dược liệu: Hải mã, thổ phục linh, lộc giác sương, bào ngư, đỗ trọng, sinh địa, đông trùng hạ thảo, sa nhân, tiên tinh tì.
Cách thực hiện: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì đem đi xay thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 10g với nước.
Bài thuốc 3
Dược liệu: Thục địa, hoài sơn, bạch phục linh, sơn thù, mẫu đơn bì, trạch tả, phụ tử, nhục quế, ngưu tất, xa tiền tử, mạch môn, ngũ vị tử (tẩm mật).
Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng 1 thang, đem sắc nước. Để nước nguội và chia đều lượng thuốc và sử dụng hết trong ngày.
Bài thuốc 4
Dược liệu: Lộc giác giao, thục địa, sơn thù, đỗ trọng, đương quy, kỷ tử, thỏ ty tử, nhục quế, phụ tử chế.
Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi sắc cùng lượng nước vừa đủ và đun nhỏ lửa cho tới khi nước cạn còn một nửa. Lọc bã thuốc và chia đều thuốc để uống trong ngày. Sắc uống ngày 1 thang.
Vị thuốc Nam
Dưới đây là một số cây thuốc nam trị sỏi thận có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh hiệu quả:
Cây kim tiền thảo
Tất cả các bộ phận của cây kim tiền thảo đều có dược tính cao. Sau khi thu hoạch, người bệnh có thể rửa sạch, đem đi phơi khô và bảo quản vào túi để sử dụng lâu dài. Sử dụng cây kim tiền thảo sẽ mang lại hiệu quả mà người bệnh không cần lo lắng đến các tác dụng phụ. Đối với phụ nữ đang mang thai thì đây là loại thuốc cần tránh.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 25 - 30g kim tiền thảo có thể sử dụng theo dạng khô và tươi đều được.
- Cho lá vào ấm sắc cùng lượng nước lọc vừa đủ, đem đi sắc cho tới khi thuốc cô đặc, người bệnh sử dụng để uống hằng ngày.
Lá nhãn rụng
Theo y học dân gian ghi chép, lá nhãn có khả năng làm chậm quá trình phát triển của bệnh suy thận và cải thiện tốt các chức năng thận. Đối với những người bệnh đang trong giai đoạn viêm cầu thận cấp và mạn tính, phải chạy thận hay ghép thận thì loại lá này sẽ mang lại phải ứng tích cực nếu kiên trì sử dụng. Với phương thuốc này, người bệnh sẽ sử dụng lá nhãn tự rụng và không nên hái trực tiếp từ trên cây. Sau khi lấy được lượng lá vừa đủ, người bệnh có thể phơi khô hoặc cắt nhỏ và đi sao vàng hạ thổ rồi bảo quản trong lọ phòng khi cần dùng.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 40g lá nhãn rụng, đem sắc lấy nước uống và sử dụng hằng ngày.
- Sau khi kiên trì uống 1 tháng, người bệnh có thể dừng lại khoảng 10 ngày và uống tiếp đợt sau.
Cây phèn đen
Cây phèn đen là một loại cây có thể chữa được khá nhiều tình trạng bệnh như mụn nhọt, gai cột sống, trĩ và đặc biệt là tình trạng suy thận. Loại cây này là một trong bốn vị thảo mộc hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị suy thận. Người bệnh có thể sử dụng phần vỏ với vị nhạt, chát nhẹ, có công dụng chữa bệnh khá tốt.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị các nguyên liệu khoảng 20 - 40 gram cây phèn đen khô đem đi rửa qua và sao vàng hạ thổ.
- Sắc thuốc cùng 1 lít nước cho tới khi cô đặc còn 1 nửa và sử dụng như trà bình thường.
Cây cà gai leo
Cây cà gai leo có khả năng thanh lọc cơ thể và giải độc hiệu quả. Loại cây này có màu nâu đậm và hương vị hơi đắng, được đánh giá cao trong đông y với khả năng bổ thận xuất sắc. Liều lượng sử dụng của từng người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi, người bệnh cần lưu ý điều này để có hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm cà gai leo đem đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cà gai leo có thể phơi hoặc sấy khô để bảo quản tốt nhất.
- Đun với nước sôi và uống như trà hàng ngày.
Thuốc điều trị huyết áp và duy trì chức năng thận thường được kê đối với bệnh nhân suy thận để kiểm soát chỉ số huyết áp và hỗ trợ chức năng thận. Các loại thuốc bao gồm:
- Captopril:
- Liều dùng: 25mg/lần, 2-3 lần/ngày.
- Chỉ định: Tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim.
- Chống chỉ định: Quá mẫn, phù mạch, hẹp động mạch thận, đang sử dụng certain medications.
- Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, loạn nhịp tim.
- Spironolactone:
- Liều dùng: 5-50mg/ngày.
- Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, tăng Aldosteron tiên phát.
- Chống chỉ định: Suy thận cấp tính, bệnh Addison, tăng Kali huyết.
- Tác dụng phụ: Mệt mỏi, nhức đầu, tiêu chảy, giảm tiểu cầu.
- Furosemide:
- Liều dùng: 20-80mg/lần/ngày.
- Chỉ định: Tăng huyết áp, tiểu ít do suy thận, phù do bệnh thận.
- Chống chỉ định: Vô niệu, giảm thể tích máu, hạ Kali/Natri huyết.
- Tác dụng phụ: Hạ huyết áp thế đứng, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá.
- Natri Polystyrene Sulfonate:
- Liều dùng: 15g/lần, 3-4 lần/ngày.
- Chỉ định: Điều trị tăng Kali máu ở bệnh nhân suy thận.
- Chống chỉ định: Quá mẫn, Kali máu thấp, tắc ruột.
- Tác dụng phụ: Chán ăn, nôn, buồn nôn, nhịp tim nhanh.
- Erythropoietin:
- Liều dùng: 50-100 đơn vị/kg.
- Chỉ định: Thiếu máu do suy thận mạn tính.
- Chống chỉ định: Tăng huyết áp không kiểm soát, quá mẫn Albumin.
- Tác dụng phụ: Tăng huyết áp, ho, đau xương.
- Simvastatin:
- Liều dùng: 5-80mg/ngày.
- Chỉ định: Rối loạn lipid huyết, dự phòng tim mạch.
- Chống chỉ định: Quá mẫn, bệnh gan, phụ nữ mang thai.
- Tác dụng phụ: Táo bón, đau bụng, chóng mặt.
- Verospiron (Spironolactone):
- Liều dùng: 100mg/ngày, chia làm 2 lần.
- Chỉ định: Phù nề, suy tim sung huyết, tăng huyết áp.
- Chống chỉ định: Quá mẫn, viêm loét dạ dày.
- Tác dụng phụ: Hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt.
- Corticoid (Prednisolone):
- Liều tấn công: 1-2mg/kg/ngày, duy trì 1-2 tháng.
- Liều củng cố: 0,5mg/kg/ngày, duy trì 4-6 tháng.
- Liều duy trì: 5-10mg/ngày, duy trì hàng năm.
- Cần theo dõi biến chứng như nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hoá.
- Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamide, Chlorambucil, Azathioprine, Mycophenolate Mofetil):
- Được sử dụng trong trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với corticoid.
Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi triệu chứng và báo cáo ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó, duy trì lối sống khoa học và hạn chế tự y áp dụng các biện pháp không kiểm soát của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, việc thảo luận với bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của điều trị.
Bài viết trên đây là tổng hợp đầy đủ các cách chữa suy thận hiệu quả, an toàn với cơ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bệnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!