Huyệt Dương Cương: Cách Xác Định và Kỹ Thuật Bấm Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Dương Cương là một điểm huyệt quan trọng trong hệ thống kinh lạc, hỗ trợ đắc lực trong điều trị một số bệnh lý như viêm gan, viêm mật, vàng da,… Bài viết này sẽ trình bày cụ thể hơn về vị trí, tác dụng và kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình áp dụng huyệt bảo vệ sức khỏe.

Thông tin tổng quan về huyệt Dương Cương

Huyệt Dương Cương được nhắc đến trong sách Giáp Ất Kinh – một trong những tài liệu Y học cổ truyền nổi tiếng. Cụ thể, các thông tin tổng quan về huyệt được ghi chép như sau.

Ý nghĩa tên huyệt:

  • Dương biểu thị cho lục phủ (các cơ quan nội tạng chính của cơ thể).
  • Cương nghĩa là thống lãnh, quản lý.
  • Tên gọi Dương Cương xuất phát từ vị trí của huyệt ngang với huyệt Đởm Du, là bối du huyệt (huyệt ở lưng) của lục phủ, do đó được gọi là Dương Cương theo sách Trung Y Cương Mục.

Tên khác: Huyệt Dương Cang.

Đặc tính: Đây là huyệt thứ 48 của kinh Bàng Quang, một kinh mạch trong hệ thống kinh lạc. Kinh Bàng Quang chạy dọc theo lưng, chi phối nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Hình ảnh minh họa huyệt đạo Dương Cương
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Dương Cương

Vị trí huyệt Dương Cương

Huyệt nằm dưới gai sống lưng T10 (đốt sống ngực thứ 10), đo ngang ra 3 thốn từ đường giữa cơ thể, cách huyệt Đởm Du 1.5 thốn.

Giải phẫu vị trí huyệt:

  • Dưới da tại vị trí huyệt là các cơ chính như cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau dưới, cơ chậu sườn ngực, cơ gian sườn 10. Sâu dưới cơ này là phổi và gan.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay và dây thần kinh gian sườn 10.
  • Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9, có nghĩa là cảm giác và vận động của vùng da này phụ thuộc vào dây thần kinh xuất phát từ đốt sống ngực thứ 9.

Tác dụng của huyệt Dương Cương trong trị bệnh

Trong Y dược cổ truyền ghi chép công năng của huyệt đạo Dương Cương như sau:

  • Thanh đởm: Giúp làm sạch và giải nhiệt cho gan, loại bỏ độc tố.
  • Hóa thấp nhiệt: Giúp loại bỏ ẩm ướt và nhiệt độ dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và dạ dày.
  • Điều hòa chức năng của đởm và vị: Cân bằng các hoạt động của gan và dạ dày, cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến các cơ quan này.

Nhờ công năng trên, huyệt đạo này được ứng dụng trong phác đồ chữa bệnh các như:

  • Viêm gan và viêm mật: Huyệt được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ở gan và mật.
  • Vàng da: Giúp cải thiện tình trạng vàng da do các vấn đề về gan mật.
  • Tiêu chảy và bụng sôi: Huyệt này có thể giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và bụng sôi do rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm dạ dày: Giúp điều trị viêm dạ dày và thúc đẩy phục hồi chức năng tiêu hóa.
Tác động vào huyệt đạo giúp chữa trị tiêu chảy, sôi bụng
Tác động vào huyệt đạo giúp chữa trị tiêu chảy, sôi bụng

Kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt

Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt đạo Dương Cương giúp phát huy tối đa tác dụng của huyệt.

Bấm huyệt: 

  • Xác định vị trí huyệt đạo Dương Cương.
  • Dùng ngón tay day ấn trong khoảng 2 – 3 phút. Điều chỉnh lực đạo đủ mạnh để khai thông huyệt mà không gây tổn thương vùng da này.

Quan sát phản ứng của cơ thể trong và sau khi bấm huyệt. Nếu xuất hiện các phản ứng như đau nhức hoặc không thoải mái sẽ cần điều chỉnh kỹ thuật thực hiện.

Châm cứu: 

  • Châm xiên kim vào huyệt với độ sâu từ 0.3 đến 0.4 thốn.
  • Cứu (đốt ngải cứu) trong trong khoảng 5 – 10 phút để làm ấm huyệt, kích thích tuần hoàn máu và năng lượng trong cơ thể.

Lưu ý khi thực hiện châm cứu huyệt Dương Cương, cần chú ý không châm quá sâu vì có thể đụng vào phổi, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Huyệt Dương Cương là một trong những huyệt quan trọng trong Y học cổ truyền, có vai trò lớn trong điều trị các bệnh liên quan đến gan, mật và hệ tiêu hóa. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, việc châm cứu và kích thích huyệt này cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...