Huyệt Thiên Trì Ở Đâu? Cách Châm Cứu, Bấm Huyệt Chữa Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Thiên Trì thuộc kinh Tâm Bào, tương tự như các huyệt khác trên cơ thể, huyệt đạo này cũng được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, lao hạch, xương khớp,… Trong bài viết sau, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về huyệt đạo này, đồng thời hướng dẫn tác động đúng cách giúp khai mở huyệt đạo an toàn.
Huyệt Thiên Trì là gì?
Dưới đây là những thông tin tổng quan về huyệt đạo Thiên Trì được ghi chép trong Y thư cổ:
- Ý nghĩa tên gọi: Theo Trung Y Cương Mục, “Thiên” là trời, chỉ phần trên của cơ thể, “Trì” là ao nước – huyệt ở chỗ lõm cạnh ngực, nơi này sữa chảy qua thường đọng lại giống như cái ao chứa nước. Do đó, huyệt đạo có tên gọi là Thiên Trì.
- Tên khác: Thiên Hội.
- Xuất xứ huyệt: Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
- Đặc tính: Là huyệt thứ 1 của kinh Tâm Bào và nhận 1 mạch phụ của Túc Thiếu Dương kinh và Túc Quyết Âm.
Vị trí huyệt đạo Thiên Trì
Huyệt có vị trí nằm ngang đầu ngực, cách 1 thốn, ở ngay khoảng gian sườn 4, dưới hố nách 3 thốn và nằm giữa huyệt Thiên Khê (Ty.18) với huyệt Nhũ Trung (Vi 17).
Giải phẫu vị trí huyệt:
- Dưới huyệt là cơ ngực bé, cơ ngực to, cơ chéo to của bụng, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn và phổi.
- Thần kinh vận động cơ của vùng huyệt là các nhánh của dây thần kinh gian sườn 4 và đám rối thần kinh nách.
- Da vùng huyệt đạo chịu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác dụng của huyệt Thiên Trì
Theo Y học cổ truyền, huyệt Thiên Trì có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Điều trị vấn đề tim mạch: Kích thích huyệt đạo này có thể giúp ổn định nhịp tim, giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, trị đau tức tại ngực và tim.
- Giảm đau vùng nách và cánh tay: Bấm huyệt Thiên Trì có tác dụng giảm đau nhức vùng dưới nách, mỏi cơ và tê cứng thường gặp ở những người thường xuyên hoạt động cánh tay nhiều.
- Chữa lao hạch: Chuyên gia cho biết, tác động huyệt đúng cách sẽ giúp điều trị lao hạch ở cổ, nách, bẹn và đôi khi lao hạch xuất hiện ở cả các vùng nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo,…
- An thần, giải tỏa căng thẳng: Bấm huyệt Thiên Trì có tác dụng nhẹ nhàng kích thích thần kinh, giúp an thần, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Tăng cường sức đề kháng: Huyệt này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng.
2 phương pháp tác động lên huyệt Thiên Trì
Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật 2 phương pháp khai thông huyệt Thiên Trì và các lưu ý quan trọng khi áp dụng trong trị bệnh.
Phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp thường dùng để tác động lên huyệt Thiên Trì. Phương pháp sử dụng kim châm cứu châm trực tiếp lên vị trí huyệt nên đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao.
- Bước 1: Bác sĩ cần rửa tay sạch sẽ và khử trùng dụng cụ châm cứu, người bệnh cần nằm ngửa hoặc ngồi thoải mái, thư giãn cơ thể.
- Bước 2: Xác định vị trí huyệt rồi dùng kim châm trực tiếp lên huyệt theo phương xiên, hướng mũi kim ra ngoài, độ sâu mũi kim từ 0.3 – 0.5 thốn.
- Bước 3: Ôn cứu 5 – 10 phút tùy từng tình trạng bệnh lý.
- Bước 4: Rút kim châm cứu ra khỏi huyệt đạo và dùng bông ấn nhẹ lên để tránh rỉ máu.
Kỹ thuật bấm huyệt Thiên Trì
Bấm huyệt là phương pháp đơn giản hơn, người bệnh có thể thực hiện tại nhà qua hướng dẫn các bước dưới đây.
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ, xác định vị trí huyệt.
- Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day nhẹ vào huyệt Thiên Trì theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút.
Chú ý điều chỉnh lực bấm vừa phải, tạo cảm giác hơi căng tức nhưng không quá đau. Nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Hướng dẫn phối huyệt
Ngoài tác động đơn huyệt, khi hết hợp huyệt Thiên Trì cùng huyệt đạo tương hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Phối ùng huyệt đạo Đởm Du (Bq 19) + huyệt đạo Ủy Trung (Bq 40) + huyệt đạo Dương Phụ (Đ.38): Điều trị dưới nách sưng đau (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt đạo Ủy Dương (Bq 39): Điều trị nách sưng (theo Bách Chứng Phú).
- Phối cùng huyệt đạo Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + huyệt đạo Khúc Trì (Đtr.11) + huyệt đạo Kiên Tỉnh (Đtr.21) + huyệt đạo Tam Dương Lạc (Ttu 8): Điều trị loa lịch, lao hạch (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cứu với huyệt đạo Tam Gian (Đtr.3) + huyệt đạo Thiên Tỉnh (Ttu 10): Điều trị loa lịch, lao hạch (theo Loại Kinh Đồ Dực).
Trên thực tế, do mỗi bệnh nhân sẽ có thể chất và tình trạng bệnh khác nhau, do đó phác đồ phối huyệt sẽ được bác sĩ giảm bớt hoặc kết hợp bổ sung huyệt đạo phù hợp khác nhằm mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Chú ý an toàn khi châm cứu và bấm huyệt thiên trì
Dù thực hiện châm cứu hay bấm huyệt cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không châm cứu sâu và không day bấm, kích thích mạnh vì có thể gây tổn thương đến tạng phổi.
- Sau khi châm cứu và bấm huyệt, bệnh nhân sẽ cần nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút. Nếu có các dấu hiệu bất thường như đổ nhiều mồ hôi, đau đầu, choáng váng,… thầy thuốc sẽ có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tai biến nguy hiểm.
- Không nên bấm huyệt hay châm cứu khi da vùng huyệt đạo đang bị tổn thương hoặc có các bệnh lý da liễu nghiêm trọng.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về huyệt Thiên Trì. Hy vọng, thông qua đó sẽ giúp bạn trang bị thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Xem Thêm:
- Huyệt Thiên Đỉnh: Vị Trí, Công Dụng Và Các Cách Phối Huyệt Đạo
- Huyệt Thần Đạo Ở Đâu? Tác Dụng Trị Bệnh Và Cách Khai Thông
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!