Huyệt Hoàn Cốt Nằm Ở Đâu? Cách Châm Cứu Và Bấm Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rất nhiều người biết về tác dụng của huyệt Hoàn Cốt trong điều trị các bệnh lý ù tai, liệt mặt, đau răng,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác vị trí của huyệt và cách khai thông đúng kỹ thuật. Do đó, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã tiến hành nghiên cứu và tổng hợp toàn bộ các thông tin về huyệt đạo này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu huyệt Hoàn Cốt là gì?

Huyệt Hoàn Cốt có xuất xứ từ Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (TVấn.58). Giải nghĩa về tên huyệt, trong Y thư ghi chép huyệt nằm ở chỗ lõm sau mỏm trâm chõm, giống hình xương (cốt) tròn (hoàn) nên có tên gọi như vậy.

Ngoài ra, huyệt đạo còn có tên gọi khác là huyệt Hoàn Cốc. Huyệt mang những đặc tính như sau:

  • Là huyệt thứ 12 của Đởm kinh.
  • Là huyệt hội với kinh thủ Thái Dương với thủ Thiếu Dương.
Hình ảnh minh họa huyệt Hoàn Cốt
Hình ảnh minh họa huyệt Hoàn Cốt

Huyệt Hoàn Cốt nằm ở đâu?

Vị trí của huyệt Hoàn Cốt nằm ở chỗ lõm phía sau và dưới mỏm xương chũm, ngay sát bờ sau cơ ức đòn chũm. Do huyệt đạo này nằm ở vùng đầu – nơi có mật độ huyệt dày đặc nên việc xác định vị trí huyệt đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và thường được thực hiện bởi các bác sĩ Y học Cổ truyền có kinh nghiệm.

Đặc điểm giải phẫu của huyệt Hoàn Cốt như sau:

  • Dưới da vùng huyệt đạo là cơ ức – đòn – chũm, cơ đầu dài, cơ gối đầu, cơ trâm móng, cơ trâm hầu, cơ trâm lưỡi và cơ 2 thân.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh cổ 2, nhánh dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh dưới chẩm cùng các nhánh của dây thần kinh sọ não số IX, số XII và số VII.
  • Da vùng huyệt đạo bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng của huyệt Hoàn Cốt

Theo Y học Cổ truyền, huyệt Hoàn Cốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc. Khi kích thích huyệt đạo này, các huyệt đạo xung quanh cũng được kích thích, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, từ đó mang lại hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý.

Cụ thể, huyệt đạo được ứng dụng với mục đích điều trị các vấn đề như sau:

  • Trị ù tai: Châm cứu huyệt đạo Hoàn Cốt đúng cách sẽ điều trị chứng ù tai, trong tai có âm thanh lạ, nghe khó.
  • Trị đau răng: Bấm huyệt đúng cách sẽ giúp giảm triệu chứng đau nhức răng do các nguyên nhân như sâu răng, mọc răng khôn hoặc các bệnh lý về nướu.
  • Liệt mặt: Do huyệt nằm trên hệ thống các dây thần kinh chi phối cơ vùng mặt, do đó khi tác động vào huyệt sẽ giúp điều trị chứng liệt mặt, thúc đẩy phục hồi chức năng và cử động ở vùng mặt.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng: Huyệt đạo có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, từ đó cải thiện giấc ngủ và cân bằng tinh thần.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chuyên gia cho biết, huyệt đạo này có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Huyệt có khả năng cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp kích thích lưu thông máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Châm cứu huyệt đúng cách sẽ điều trị chứng ù tai
Châm cứu huyệt đúng cách sẽ điều trị chứng ù tai

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt Hoàn Cốt

Hiện nay trong Y học cổ truyền ứng dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm khai thông huyệt đạo Hoàn Cốt để trị bệnh. Cụ thể kỹ thuật của từng phương pháp này như sau:

  • Châm cứu: Sát khuẩn kim châm cứu và vị trí huyệt đạo bằng cồn theo vòng tròn từ trong ra ngoài. Sau đó châm kim hướng xiên 0.5 – 1 thốn, cứu 1 – 3 tráng rồi ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt đạo, dùng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng, day tròn tại huyệt đạo trong khoảng 1 – 2 phút. Lực đạo bấm huyệt cần phù hợp với từng bệnh nhân, tránh gây tổn thương.

Cách phối huyệt Hoàn Cốt

Để nâng cao hiệu quả trị bệnh, trong Tư Sinh Kinh ghi chép lại các cách phối huyệt Hoàn Cốt trị bệnh.

Điều trị liệt mặt:

Theo ghi chép, trong phác đồ điều trị bệnh liệt mặt, Hoàn Cốt huyệt sẽ được phối với huyệt đạo Liệt Khuyết (P.7). Huyệt này nằm ngay trên cổ tay, cách 1.5 tấc hướng lên từ cổ tay.

Điều trị cuống họng đau:

Trong phác đồ điều trị đau cuống họng, Hoàn Cốt huyệt được kết hợp cùng 2 huyệt đạo sau:

  • Huyệt Thiên Đỉnh (Đtr.17): Huyệt nằm đối xứng hai bên và thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay.
  • Huyệt Tiền Cốc (Ttr.3): Nằm ở chỗ lõm trước khớp bàn và ngón tay thứ 5, khi nắm tay huyệt ở ngay trước nếp gấp khớp.
Phối các huyệt tương hợp giúp trị bệnh hiệu quả hơn
Phối các huyệt tương hợp giúp trị bệnh hiệu quả hơn

Điều trị chân tê, chân teo, chân mất cảm giác:

Bộ huyệt đạo dưới đây được kết hợp cùng Hoàn Cốt huyệt nhằm điều trị chân tê mỏi, chân bị teo, chân mất cảm giác.

  • Huyệt Bộc Tham (Bq.61): Nằm phía dưới và sau mắt cá chân bên ngoài, ngay chỗ lõm cạnh gót chân.
  • Huyệt Phi Dương (Bq.58): Đo từ phía mắt cá chân phía ngoài lên 7 thốn. Từ vị trí đó, đo ngang ra 1 thốn là vị trí huyệt đạo.
  • Huyệt Phục Lưu (Th.7): Nằm trên mắt cá chân phía bên trong, cách gót chân và mặt sau cơ gấp dài ngón cái khoảng 2 tấc.
  • Huyệt Túc Tam Lý (Vi.36): Vị trí của huyệt nằm ở mé ngoài phía trước của cẳng chân, đo từ phần lõm đầu gối xuống 3 tấc.
  • Huyệt Xung Dương (Vi.42): Huyệt có vị trí ở mu bàn chân, đo từ đầu ngón chân thứ 2 lên 5 tấc.

Huyệt Hoàn Cốt là một huyệt đạo quan trọng trong Y học Cổ truyền, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh. Nhưng để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa tác dụng của huyệt, việc châm cứu bấm huyệt cần được thực hiện bởi các bác sĩ Y học Cổ truyền có chuyên môn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...