Huyệt Trung Chữ: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Chữa Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt đạo rất quan trọng trên cơ thể, mỗi vị trí của huyệt sẽ có công dụng, chức năng riêng biệt. Trong số đó, huyệt Trung Chữ là một trong những huyệt nổi bật, đem đến hiệu quả điều trị vô cùng tốt. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vị trí huyệt, công dụng cũng như cách chữa bệnh hiệu quả, cùng khám phá bên dưới đây.

Huyệt Trung Chữ là huyệt gì?

Trên cơ thể người có rất nhiều huyệt đạo, theo số liệu thống kê có thể lên tới 108 huyệt. Mỗi vị trí huyệt đều có công dụng riêng đối với từng tình trạng bệnh. Một trong những huyệt quan trọng đối với việc điều trị bệnh không thể không kể tới huyệt Trung Chữ. Huyệt đạo này còn có tên gọi khác là là huyệt Hạ Đô, huyệt thứ 3 của kinh tam tiêu. Vậy huyệt Trung Chữ nằm ở đâu? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây.

Huyệt Trung Chữ là huyệt thứ 3 của kinh tam tiêu
Huyệt Trung Chữ là huyệt thứ 3 của kinh tam tiêu

Vị trí huyệt Trung Chữ

Vị trí của huyệt cũng rất để xác định, nằm ở phần hố lõm dưới khe xương của bàn tay, giữa 2 ngón tay 4 và 5. Huyệt thuộc hành Mộc và huyệt bổ, có hình dạng giống hình của bãi song nên được gọi là huyệt Trung Chữ.

Trong phẫu thuật, huyệt được đặt ở vị trí dưới da, nằm trong khe hở giữa cơ duỗi riêng của ngón tay thứ 5 và gân duỗi ngón tay thứ 2 của cơ duỗi chung. Bờ trong, đầu huyệt nằm dưới xương của ngón tay thứ 4, với thần kinh chính là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay. Vùng da này được chi phối bởi các tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C8.

Dựa trên kiến thức giải phẫu trên, huyệt Trung Chữ nằm gần ngón tay thứ 4 và thứ 5 trên bàn tay. Để xác định vị trí của huyệt, có thể sử dụng mu tay và đặt ở giữa ngón tay thứ 4 và thứ 5, trong khe hở với độ sâu khoảng 1 thốn. Quan trọng là xác định chính xác vị trí của huyệt để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

Tác dụng của huyệt Trung Chữ

Theo Y học cổ truyền, huyệt đạo Trung chữ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, điều trị nhiều vấn đề bệnh lý như:

  • Bệnh điếc, ù tai: Khi gặp tình trạng này, bạn thường sẽ không nghe thấy âm thanh, cảm thấy ù tai, khó chịu do âm thanh bên ngoài không tác động đến. Đối với bệnh lý này, phương pháp bấm huyệt Trung Chữ sẽ mang đến hiệu quả vô cùng tốt. Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác vị trí bấm huyệt và áp dụng lực đúng cách thì bệnh mới có thể cải thiện tích cực được.
  • Bệnh đau đầu: Tình trạng đau đầu thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là tình trạng trúng gió. Lúc này, bấm huyệt chữa trúng gió sẽ giúp tình trạng này được cải thiện hiệu quả, phục hồi sức khỏe lại cho cơ thể.
  • Đau họng: Khi đau họng, bạn có thể áp dụng biện pháp day ấn huyệt để chữa đau họng. Phương pháp này đã được áp dụng từ xa xưa và đem đến hiệu quả tích cực. Cho tới thời điểm hiện tại, khoa học cũng đã chứng minh rằng đây là phương pháp tốt, khi điều trị sẽ giảm nguy cơ tái phát.
  • Liệt chi trên: Đây là tình trạng thường xuất hiện khi chấn thương hay gặp tai nạn nghiêm trọng. Ngoài việc điều trị bằng y học hiện đại, bạn có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt đạo Trung Chữ cũng cho thấy tác dụng hỗ trợ rất tốt. Kiên trì trong thời gian nhất định sẽ giúp phục hồi khả năng vận động.
Tình trạng đau đầu được cải thiện nhanh chóng khi bấm huyệt Trung Chữ
Tình trạng đau đầu được cải thiện nhanh chóng khi bấm huyệt Trung Chữ

Huyệt Trung Chữ kết hợp với các huyệt đạo khác

Khi thực hiện các bài châm cứu, bấm huyệt có thể phối hợp huyệt đạo Trung chữ cùng một số các huyệt khác sẽ mang tới công dụng hiệu quả như:

Cách trị bệnh với huyệt Trung Chữ chính xác nhất

Áp dụng lực vào huyệt Trung Chữ bằng cách day ấn, châm cứu hoặc bấm huyệt đều mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào từng phương pháp và tình trạng bệnh sẽ có những cách sử dụng lực phù hợp.

  • Phương pháp day ấn: Khi sử dụng phương pháp day ấn, bạn đặt ngón tay cái ở vị trí của huyệt Trung Chữ (nằm giữa khe ngón tay thứ tư và ngón tay thứ năm). Áp dụng áp lực liên tục trong khoảng 5 – 10 phút tại huyệt sẽ mang lại kết quả cao.
  • Phương pháp châm cứu: Châm cứu thẳng hoặc xiên kim lên phía trên của cổ tay, từ 0,5 – 1,5 thốn. Nếu thực hiện đúng cách, người bệnh sẽ cảm nhận được sự căng trước tiên, sau đó là cảm giác tê dần lan ra phía đầu ngón tay. Có thể cảm nhận như một chút giật điện nhẹ tại vị trí đầu ngón tay. Thời gian châm cứu nên từ 3 – 5 phút và nên tiếp tục ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đối với phương pháp này, nếu không có chuyên môn hay không hiểu chi tiết về các huyệt đạo. Bạn cần nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia để có thể đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý rằng, người bệnh có thể tự thực hiện phương pháp day ấn khi có các triệu chứng. Còn đối với châm cứu, cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức chi tiết nhất về huyệt Trung Chữ. Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp ích được cho bạn.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...