Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Sốt Nhiều Ngày Tại Nhà
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tại nhà được nhiều phụ huynh quan tâm. Triệu chứng này có thể do viêm phế quản bội nhiễm, vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc đồng thời mắc nhiều bệnh lý khác. Khi nhận thấy tình trạng sốt kéo dài trên 5 ngày, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, đồng thời áp dụng một số biện pháp tại nhà để kiểm soát triệu chứng.
Viêm phế quản ở trẻ em sốt mấy ngày?
Phế quản là thuật ngữ đề cập đến các ống dẫn khí bên trong phổi, có chức năng giúp quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Khi các ống dẫn khí bị các tác nhân gây hại tấn công và dẫn đến sưng, viêm, không gian trong cơ quan này sẽ bị thu hẹp. Từ đó dẫn đến xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, thở khò khè, tăng tiết dịch nhầy hô hấp, kích thích cơn ho bùng phát.
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản thường khởi phát do chất kích thích hoặc nhiễm trùng (vi khuẩn/ virus). Nếu khởi phát do nhiễm trùng, trẻ không chỉ gặp phải những biểu hiện ở đường hô hấp mà còn bị sốt cao.
Theo đó, tình trạng sốt cao xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Hoạt động này có tác dụng kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể nhưng vô tình gây tăng thân nhiệt cao (khoảng 38.5 – 39 độ C).
Vì vậy, sốt cao không được xem là triệu chứng không điển hình của viêm phế quản ở trẻ em và thường thuyên giảm khi tình trạng nhiễm trùng ở phế nang được kiểm soát. Thông thường, trẻ mắc bệnh viêm phế quản có thể bị sốt từ 3 – ngày. Tuy nhiên, thực tế tuỳ thuộc vào cách chăm sóc, sức đề kháng và điều trị mà triệu chứng có thể kéo dài hơn hoặc được rút ngắn.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày do đâu? Có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, tình trạng sốt do viêm phế quản ở trẻ thường thuyên giảm sau 3 – 5 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị sốt kéo dài trên 1 tuần hoặc hơn.
Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm phế quản ở trẻ gây sốt kéo dài là do:
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng kháng kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc tuỳ tiện dùng thuốc khi chưa có kết quả nuôi cấy sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh. Tình trạng này khiến nhiễm trùng diễn tiến nặng nề, kéo dài, từ đó khiến tình trạng sốt tiến triển trong nhiều ngày.
- Viêm phế quản bội nhiễm: Tình trạng bội nhiễm ở phế quản có thể khiến trẻ bị sốt cao kéo dài trong nhiều ngày. Bên cạnh đó, những trường hợp này, nhiễm trùng thường do nhiều loại vi khuẩn, virus gây ra nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn.
- Mắc đồng thời với các bệnh nhiễm trùng khác: Trường hợp trẻ bị viêm phế quản đồng thời những những bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng. lao phổi, hen phế quản,… Những triệu chứng của các bệnh lý này thường có xu hướng tiến triển dai dẳng và mất nhiều thời gian để điều trị dứt điểm.
Tình trạng trẻ sốt cao nhiều ngày do viêm phế quản gây ra có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi, tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp. Bên cạnh đó, sốt cao kéo dài còn khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải và làm tăng nguy cơ co giật. Nếu trẻ sốt cao gây co giật không được can thiệp kịp thời có thể gây tổn thương não và phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tại nhà
Sốt là biểu hiện thường và gần như không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị viêm phế quản gây sốt kéo dài có thể dẫn đến nhiều tình huống rủi ro. Chính vì vậy, ba mẹ cần chủ động theo dõi các biểu hiện của trẻ và áp dụng một số biện pháp khắc phục kịp thời.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tại nhà:
1. Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ
Để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt do viêm phế quản kéo dài nhiều ngày. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân gây sốt nhiều ngày do bệnh lý gây ra.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán cũng như yếu tố dịch tễ, thể trạng và độ tuổi của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Đối với trường hợp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ nhập viện để thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
2. Cho trẻ sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể dùng thuốc chứa Paracetamol. Loại thuốc này có công dụng hạ sốt, giảm đau ở mức độ nhẹ. Hiện nay có nhiều chế phẩm chứa Paracetamol, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng cho trẻ ở dạng siro, hỗn dịch uống, bột cốm,… giúp làm giảm cảm giác khó chịu, nôn mửa sau khi uống.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc Oresol giúp bù điện giải và chất lỏng bị thất thoát do nhiễm trùng gây ra.
3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc
Song song với việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tại nhà giúp nâng cao thể trạng, đồng thời kiểm soát tình trạng bệnh lý nhanh chóng.
Các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm phế quản ở trẻ gây sốt nhiều ngày:
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp bù chất lỏng, hạ thân nhiệt và cân bằng điện giải. Cách này mặc khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Trường hợp trẻ bị đắng miệng, bạn có thể cho trẻ dùng nước ép dứa, dâu tây hoặc cam ép.
- Để hạ thân nhiệt cho trẻ, ba mẹ nên dùng khăn mát lau người cho trẻ thường xuyên. Để tăng hiệu quả cải thiện, nên tập trung chườm ở vùng nách, bẹn và cổ.
- Để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoát mát, đồng thời cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để mồ hôi dễ dàng thoát ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng sốt cao hiệu quả.
- Không để trẻ vận động mạnh trong thời gian bị sốt cao. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi tại chỗ giúp phục hồi bệnh nhanh chóng.
- Bạn cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, tính mát để hạ sốt cho trẻ như rau má, lá diếp cá, hoa hoè, lá tía tô,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh trong thời gian điều trị giúp tăng cường miễn dịch, nâng đỡ thể trạng và kiểm soát các triệu chứng viêm phế quản do nhiễm trùng gây ra.
Trẻ bị viêm phế quản sốt cao gây co giật nên làm gì?
Viêm phế quản ở trẻ gây sốt có thể được kiểm soát nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị sốt cao từ 39 – 40 độ C và đi kèm với biểu hiện nôn ói, co giật có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Khi nhận thấy trẻ sốt cao co giật, ba mẹ cần giữ bình tĩnh và xử lý theo những bước sau:
- Bạn cần đặt trẻ nằm nghiêng nhằm đảm bảo không cản trở đường thở, đồng thời hạn chế tình trạng trẻ nuốt dịch vừa mới nôn nói và đờm.
- Nới lỏng quần áo để đảm bảo không gian thông thoáng giúp trẻ đủ không khí hô hấp. Ba mẹ có thể dùng máy lạnh hoặc quạt để hạ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ. Tuy nhiên, tránh chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp hoặc để quạt thổi trực tiếp vào trẻ.
- Không sử dụng vật dụng đặt vào miệng trẻ để tránh tình trạng trẻ nuốt và gây tắc thở.
- Kế đến dùng khăn sạch nhúng với nước ấm, vắt khô nước và lau người cho trẻ, nhất là ở vùng cổ, nách, bẹn để giảm nhiệt.
- Bạn có thể dùng Paracetamol ở dạng đặt trực tràng với liều 10 – 15mg/ kg trọng lượng giúp hạ thân nhiệt trẻ. Tránh sử dụng thuốc ở đường uống vì có thể gây nôn ói sau khi sử dụng.
- Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Viêm phế quản ở trẻ em gây sốt nhiều ngày có thể kiểm soát nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan khiến triệu chứng tiến triển, diễn biến xấu có thể dẫn đến co giật và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!