Cương Dương Không Kiểm Soát Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Cương dương không kiểm soát, hay còn gọi là chứng cương dương kéo dài (priapism), là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới. Việc hiểu rõ về tình trạng này và nhận biết các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống.

Cương dương không kiểm soát là gì?

Cương dương không kiểm soát là tình trạng dương vật cương cứng không chủ ý và kéo dài, không liên quan đến kích thích tình dục. Nói cách khác, “cậu nhỏ” tự “thức dậy” mà không có sự kiểm soát của bạn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều phiền toái và khó xử trong cuộc sống hàng ngày, làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội.

Cương dương không kiểm soát là tình trạng khá phổ biến
Cương dương không kiểm soát là tình trạng khá phổ biến

Chứng cương dương kéo dài có thể được chia thành hai loại chính:

  • Priapism thiếu máu cục bộ (Ischemic Priapism): Đây là loại phổ biến nhất và cũng nguy hiểm nhất. Trong trường hợp này, máu bị mắc kẹt trong dương vật và không thể thoát ra ngoài, gây ra sự cương cứng kéo dài, đau đớn. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể làm tổn thương vĩnh viễn các mô dương vật và dẫn đến mất khả năng cương dương trong tương lai.
  • Priapism không thiếu máu (Non-Ischemic Priapism): Loại này ít phổ biến hơn và thường ít nguy hiểm. Trong trường hợp này, máu lưu thông qua dương vật nhưng dòng chảy máu không điều hòa, gây ra cương cứng kéo dài. Nó thường xảy ra do chấn thương ở vùng xương chậu hoặc dương vật, nhưng thường không gây đau và không cần can thiệp khẩn cấp.

Triệu chứng cương dương không kiểm soát

Các triệu chứng chính của tình trạng cương dương không kiểm soát bao gồm:

  • Cương cứng kéo dài hơn 4 giờ: Triệu chứng quan trọng nhất của cương dương không kiểm soát là sự cương cứng kéo dài trên 4 giờ mà không liên quan đến kích thích tình dục. Dương vật vẫn ở trạng thái cương cứng và không tự mềm đi sau khi quá trình kích thích đã kết thúc.
  • Đau đớn ở dương vật: Trong trường hợp priapism thiếu máu cục bộ (loại phổ biến nhất), người bệnh thường cảm thấy đau đớn, căng tức ở dương vật. Cảm giác đau này có thể trở nên nghiêm trọng nếu tình trạng không được xử lý kịp thời.
  • Cương cứng không hoàn toàn hoặc không đều: Ở những trường hợp priapism không thiếu máu, cương cứng có thể không gây đau đớn và dương vật có thể cương cứng không hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng cương dương này vẫn kéo dài và không tự hết.
  • Mất cảm giác tại dương vật: Nếu cương dương kéo dài mà không được can thiệp, người bệnh có thể mất cảm giác hoặc cảm thấy tê ở dương vật. Điều này là do lưu lượng máu bị chặn lại, dẫn đến thiếu máu đến các mô.
  • Khó tiểu hoặc tiểu đau: Dương vật cương cứng kéo dài có thể gây khó khăn trong việc đi tiểu, do sự chèn ép ở niệu đạo. Một số nam giới cũng có thể cảm thấy đau khi đi tiểu.
  • Cảm giác cương cứng căng tức bất thường: Dương vật có thể cương cứng căng tức, thậm chí có thể gây khó chịu. Mức độ căng tức này khác với cương cứng thông thường và không giảm bớt theo thời gian.

Nguyên nhân gây cương dương không kiểm soát

Cương dương không kiểm soát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố y tế, thuốc và các tác nhân bên ngoài. Chẳng hạn như:

Rối loạn đông máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này
Rối loạn đông máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này

Rối loạn máu

  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của priapism ở người trẻ tuổi. Tế bào hồng cầu bị biến dạng làm giảm lưu thông máu, dẫn đến máu bị mắc kẹt trong dương vật, gây cương cứng kéo dài.
  • Bệnh bạch cầu: Những người bị bạch cầu cấp có thể gặp tình trạng priapism do sự bất thường trong sản xuất tế bào máu trắng làm rối loạn lưu thông máu.
  • Rối loạn đông máu: Một số rối loạn về máu hoặc đông máu có thể làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường, khiến cương dương kéo dài.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc điều trị bệnh rối loạn cương dương: Các loại thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) hoặc các thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật. Từ đó có thể gây priapism nếu dùng không đúng liều hoặc phản ứng quá mức.
  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tâm thần hoặc an thần kinh có thể gây ra priapism như là tác dụng phụ.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Một số thuốc dùng để kiểm soát huyết áp như thuốc chẹn alpha, có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và gây cương dương kéo dài.

Sử dụng chất kích thích

  • Rượu và ma túy: Sử dụng rượu, cocaine, cần sa và các loại ma túy khác có thể gây ra cương dương kéo dài, do chúng tác động lên hệ thống thần kinh và mạch máu, làm gián đoạn lưu lượng máu.
  • Steroid: Sử dụng steroid không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây priapism, đặc biệt là ở những người lạm dụng thuốc này để cải thiện cơ bắp hoặc hiệu suất thể thao.

Chấn thương và tổn thương vật lý

  • Chấn thương vùng chậu hoặc dương vật: Chấn thương ở vùng dương vật, đáy chậu. hoặc cột sống có thể gây tổn thương hệ thống mạch máu. Từ đó dẫn đến lưu thông máu không bình thường và gây ra priapism.
  • Phẫu thuật vùng sinh dục hoặc xương chậu: Các thủ thuật hoặc phẫu thuật liên quan đến vùng sinh dục hoặc xương chậu cũng có thể dẫn đến cương dương kéo dài nếu gây ra tổn thương mạch máu.
Chấn thương vùng đậu cũng là một nguyên nhân phổ biến
Chấn thương vùng đậu cũng là một nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân khác

  • Rối loạn hệ thần kinh: Các bệnh lý hoặc tổn thương liên quan đến hệ thần kinh như chấn thương tủy sống hoặc bệnh đa xơ cứng. Điều này sẽ gây gián đoạn hệ thống tín hiệu thần kinh, dẫn đến cương dương không kiểm soát.
  • Nọc độc động vật: Một số loài động vật có nọc độc như rắn hoặc nhện, khi cắn có thể gây ra tình trạng priapism do tác động lên hệ thống tuần hoàn.
  • Các rối loạn về hormone: Sự mất cân bằng hormone cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của chứng cương dương kéo dài, đặc biệt liên quan đến hệ thống nội tiết.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là tình trạng cương cứng kéo dài hơn 4 giờ, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Cương dương không kiểm soát là một tình trạng y tế khẩn cấp và can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn cho dương vật, bao gồm mất khả năng cương dương.

Cách chẩn đoán cương dương không kiểm soát

Chẩn đoán cương dương không kiểm soát (priapism) thường dựa trên khám lâm sàng và đánh giá các triệu chứng. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân và loại trừ các tình trạng tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm.

Khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh: Bao gồm các bệnh lý nền, thuốc đang sử dụng, tiền sử chấn thương vùng chậu, thói quen sinh hoạt (sử dụng rượu bia, ma túy)…
  • Khám thực thể: Kiểm tra dương vật để đánh giá mức độ cương cứng, xác định vị trí đau và loại trừ các tổn thương khác.

Xét nghiệm

Xét nghiệm máu:

  • Công thức máu giúp kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để phát hiện nhiễm trùng hoặc các bệnh lý máu.
  • Chức năng gan, thận.
  • Kiểm tra bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm đông máu để giúp phát hiện các rối loạn đông máu nếu có.
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Siêu âm Doppler dương vật để đánh giá lưu lượng máu trong dương vật, giúp phân biệt priapism thiếu máu cục bộ (không có dòng máu) và priapism không thiếu máu cục bộ (có dòng máu).
  • Chọc hút máu trong vật hang, lấy mẫu máu từ dương vật để phân tích khí máu, xác định mức độ oxy và axit lactic, giúp phân biệt loại priapism.
  • Các xét nghiệm khác tùy thuộc vào nghi ngờ của bác sĩ về nguyên nhân gây priapism. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp X-quang, MRI,…
Xét nghiệm máu là bước cần thiết để chẩn đoán tình trạng
Xét nghiệm máu là bước cần thiết để chẩn đoán tình trạng

Phân loại priapism

  • Priapism thiếu máu cục bộ (low-flow) là loại phổ biến nhất, do máu bị ứ đọng trong vật hang, không có dòng máu chảy ra. Thường gây đau đớn và cần điều trị khẩn cấp để tránh tổn thương mô.
  • Priapism không thiếu máu cục bộ (high-flow) do tăng lưu lượng máu vào dương vật, thường ít gây đau và có thể tự khỏi.
  • Priapism tái phát xảy ra lặp đi lặp lại, thường liên quan đến bệnh lý hồng cầu hình liềm.

Phải làm sao khi bị cương dương không kiểm soát?

Cương dương không kiểm soát là một tình trạng khẩn cấp y tế cần được can thiệp ngay lập tức. Từ đó giúp tránh các tổn thương vĩnh viễn cho dương vật và duy trì khả năng cương dương trong tương lai. Dưới đây là các bước cần thực hiện khi gặp phải tình trạng cương dương không kiểm soát:

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức

  • Đến phòng cấp cứu: Nếu tình trạng cương dương kéo dài hơn 4 giờ, điều quan trọng nhất là bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức. 
  • Không tự điều trị tại nhà: Bạn không nên cố gắng tự điều trị hoặc chờ đợi tình trạng tự hết. Nếu không được xử lý kịp thời, máu có thể bị mắc kẹt trong dương vật, dẫn đến tổn thương mô vĩnh viễn và gây ra rối loạn cương dương trong tương lai.

Giảm đau và cố gắng kiểm soát tình trạng tại chỗ (trong khi đợi cấp cứu)

  • Sử dụng chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp làm giảm sưng và đau. Nam giới có thể sử dụng túi đá lạnh đặt nhẹ nhàng lên vùng bẹn hoặc đáy chậu trong thời gian chờ đợi hỗ trợ y tế. Tuy nhiên, chườm đá không phải là cách điều trị chính mà chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng tạm thời.
  • Thay đổi tư thế: Nằm xuống và thư giãn có thể giúp giảm áp lực ở vùng bẹn, tuy nhiên, điều này không thể thay thế cho việc điều trị y tế.

Can thiệp y tế

  • Chọc hút máu từ dương vật: Một trong những phương pháp cấp cứu thường được sử dụng là bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để rút máu khỏi dương vật nhằm giảm áp lực và giảm cương cứng. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp priapism thiếu máu cục bộ.
  • Tiêm thuốc vào dương vật: Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào dương vật để co lại mạch máu, giúp máu thoát ra ngoài và làm giảm cương cứng. Các loại thuốc như phenylephrine có tác dụng co mạch, giảm lượng máu bị mắc kẹt trong dương vật.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp nặng và các biện pháp khác không hiệu quả.  Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để dẫn lưu máu từ dương vật hoặc điều chỉnh tổn thương mạch máu. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho trường hợp priapism không thiếu máu hoặc khi các biện pháp khác thất bại.
Phẫu thuật sẽ được thực hiện trong những trường hợp nặng
Phẫu thuật sẽ được thực hiện trong những trường hợp nặng

Điều trị nguyên nhân gốc rễ

  • Điều trị rối loạn máu: Nếu nguyên nhân gây priapism là do bệnh lý như hồng cầu hình liềm hoặc các rối loạn về máu khác. Bác sĩ sẽ phải xử lý các vấn đề này cùng lúc, bằng cách sử dụng các liệu pháp như truyền dịch hoặc sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Ngừng sử dụng thuốc gây ra priapism: Nếu priapism được xác định là do tác dụng phụ của thuốc (như thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc thuốc chống trầm cảm), bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.
  • Điều trị chấn thương hoặc tổn thương vật lý: Nếu tình trạng này do chấn thương vùng xương chậu hoặc dương vật, bác sĩ sẽ cần can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật để sửa chữa tổn thương.

Phòng ngừa tái phát

  • Điều chỉnh thuốc: Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc bạn đang sử dụng và thay đổi nếu cần thiết để ngăn chặn tình trạng tái phát.
  • Kiểm soát bệnh lý tiềm ẩn: Điều trị các vấn đề sức khỏe gây ra priapism như bệnh lý máu hoặc rối loạn nội tiết giúp ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.

Cách phòng tránh tình trạng cương dương không kiểm soát

Cương dương không kiểm soát (priapism) tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù không phải lúc nào cũng phòng tránh được hoàn toàn, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tiểu đường, hồng cầu hình liềm, rối loạn đông máu, ung thư, chấn thương tủy sống,…
  • Nam giới cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và những thực phẩm chức năng.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể gây priapism như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn cương dương, thuốc chống loạn thần,…
  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích và thực hiện chế độ ăn uống cân đối, giàu rau xanh, trái cây. Đồng thời có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ priapism.
Nam giới cần tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Nam giới cần tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Vận động thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Ngủ đủ giấc và học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp như thiền, yoga, hít thở sâu…
  • Thực hành tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gây viêm nhiễm và priapism.
  • Tránh các hoạt động tình dục mạnh bạo có thể gây tổn thương dương vật.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả các bệnh lý có thể gây priapism.
  • Thảo luận với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa priapism.

Cương dương không kiểm soát là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần được can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa sẽ giúp nam giới bảo vệ sức khỏe sinh lý của mình hiệu quả hơn. Nếu bạn gặp phải tình trạng cương dương kéo dài, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế để được điều trị đúng cách và duy trì khả năng sinh lý khỏe mạnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0972606773

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...