Đau Lưng Vùng Xương Chậu Nguy Hiểm Không? Cần Làm Gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau lưng vùng xương chậu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa số trường hợp cơn đau khởi phát nhẹ và có thể kiểm soát trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tái đi tái lại, kéo dài có khả năng phát sinh nhiều biến chứng như tăng nguy cơ ung thư, gây đau mãn tính, suy giảm vận động,…
Nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu
Đau lưng, nhức mỏi thường xuất hiện khi bạn khiêng vác nặng, làm việc quá sức, tập luyện, chơi thể thao hoặc ngồi làm việc cố định trong thời gian dài. Ngoài ra, một số chấn thương trong lúc làm việc, đi chuyển cũng có thể ảnh hưởng đến lưng, xương khớp, hình thành các cơn đau bất thường.
Bên cạnh đau thắt lưng, đau vai gáy, cơn đau có thể xảy ra ở vị trí xương chậu, nằm giữa bụng và đùi. Khu vực này kết nối với xương hông và xương đùi. Trong hệ thống khung xương chậu chứa nhiều cơ quan quan trọng như bàng quang, tiết niệu, cơ quan sinh sản,…
Đau lưng vùng xương chậu ngoài ảnh hưởng bởi lịch sinh hoạt không điều độ, tính chất công việc, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… còn có khả năng do bệnh lý gây ra. Bởi, như đã đề cập, khung xương chậu bao gồm nhiều cơ quan với cấu trúc phứ
c tạp.
Những cơ quan này khi bị tổn thương có khả năng phát sinh các cơn đau vùng chậu. Vậy, cơn đau lưng vùng xương chậu do bệnh lý nào gây ra? Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Bệnh vùng chậu
Vấn đề về vùng chậu gây ra các cơn đau ở vùng lưng, bụng, hông. Các cơ quan tại đây có thể bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hoạt động của cơ thể. Tình trạng đau nhức khó chịu không được kiểm soát bắt đầu lan rộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của người bệnh.
- Tắc nghẽn, sa vùng chậu:
Đây là một trong những nguyên nhân gây đau vùng lưng – chậu thường gặp. Một hoặc nhiều cơ quan trong vùng chậu có hiện tượng sa xuống khỏi vị trí sinh học bình thường. Chẳng hạn như tử cung, âm đạo của phụ nữ hoặc các mô liên kết, đại trực tràng, bàng quang.
Hiện tượng sa tạng chậu xuất hiện do ảnh hưởng bởi sự suy yếu, tổn thương của gân cơ, dây chằng nâng đỡ. Người mắc bệnh lý này ngoài đau lưng vùng xương chậu còn bị són tiểu, tiểu khó, ra dịch âm đạo bất thường,…
- Viêm vùng chậu:
Viêm vùng chậu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, do viêm nhiễm lây lan từ đường tình dục là chủ yếu. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau lưng khu vực xương chậu, rối loạn kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo bất thường,…
Một số trường hợp người bệnh bị sốt, kèm chảy dịch cổ tử cung,… Cần thăm khám và điều trị để phòng tránh biến chứng ứ nước vòi trứng, giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung, phòng tránh vô sinh cho phụ nữ.
Bệnh lý tiêu hóa
Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó cụ thể là đường ruột là một trong những nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu. Phổ biến nhất là tình trạng táo bón trong thời gian dài, khiến vùng lưng xương chậu chịu áp lực, gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có liên quan như:
- Đau ruột thừa:
Ruột thừa là một đoạn ruột có diện tích hẹp trong hệ thống đường ruột, nằm tận cùng với độ dài vài centimet, đồng thời nằm bám dính vào đoạn đầu tiên của ruột già. Khi ruột thừa xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm có thể gây đau bụng quanh khu vực rốn.
Cơn đau có thể lan rộng ra vùng hông bên phải, bên trái, bụng dưới hoặc đau lưng ngay xương chậu. Mức độ đau tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm ruột thừa. Đặc biệt dữ dội hơn khi người bệnh đi lại liên tục, hắt hơi hoặc hít thở sâu. Kèm theo đau lưng là triệu chứng sốt, buồn nôn,….
Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ ruột thừa tổn thương gây vỡ, lan rộng viêm nhiễm ra ổ bụng. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Viêm loét đại tràng:
Bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp hiện nay, hình thành bởi nhiều yếu tố. Trong đó, điển hình nhất là những tác động từ sự xâm nhập của vi khuẩn Hp. Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng ồ ạt là thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc, do di truyền,…
Người bệnh bị viêm loét đại tràng gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đau thượng vị âm ỉ đến nặng nề, buồn nôn và nôn, mất ngủ kéo dài, rối loạn tiêu hóa,… Ngoài ra, một số trường hợp cơn đau lan rộng từ vùng bụng dưới ra sau lưng, đau lưng vùng xương chậu.
Cần sớm phát hiện và điều trị để phòng biến chứng viêm loét dạ dày, chẳng hạn xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc ung thư hóa. Nhất là khi bạn nhận thấy tình trạng đau lưng kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường kể trên.
- Hội chứng ruột kích thích:
Đây cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến đại tràng có khả năng gây đau bụng kèm đau lưng vùng xương chậu. Bệnh gây ra các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đau quặn bụng, thấy chất nhầy bất thường trong phân,…
Bệnh xương khớp
Cơn đau lưng vùng xương chậu có khả năng là do các bệnh về xương khớp gây ra. Trong đó điển hình là bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp hoặc thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác ảnh hưởng làm khởi phát cơn đau nhức. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp:
- Thoái hóa khớp háng:
Hiện tượng thoái hóa khớp háng diễn ra sớm khiến dịch khớp khô, đầu khớp ma sát vào nhau thời gian dài làm chúng bị bào mòn. Khi chuyển động, người bệnh có thể cảm nhận có tiếng kêu phát ra do đầu khớp va vào nhau.
Tình trạng thoái hóa, bào mòn sụn khớp kèm theo hiện tượng dẫn lưu máu không đều. Đặc biệt là vùng xương chậu, làm khởi phát cơn đau bất thường tại đây. Nếu không kiểm soát, triệu chứng có thể lan rộng, ảnh hưởng rộng đến các khu vực lân cận như đùi, lưng trên,…
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
Nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, trong đó có thể kể đến như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đi đứng, chơi thể thao sai tư thế, làm việc đòi hỏi sức lực, ngồi cố định trong thời gian dài,…
Khi mắc bệnh, bao dịch đĩa đệm bị nứt, rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, nằm chèn lên dây thần kinh, mô mềm xung quanh. Triệu chứng nhận biết điển hình là cơn đau ở vùng thắt lưng, xương chậu, kèm theo các biểu hiện khó khăn trong việc đi lại, vận động.
Nếu không sớm phát hiện và điều trị, thoát vị đĩa đệm cột thắt lưng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Nhất là nguy cơ kéo theo các bệnh lý như đau thần kinh tọa, xơ hóa, gai xương,… Trường hợp kéo dài các tổn thương nghiêm trọng gây khó khăn trong việc điều trị.
Bệnh về đường tiết niệu
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng đau lưng vùng xương chậu có thể là do ảnh hưởng bởi các bệnh lý về đường tiết niệu. Chẳng hạn như viêm thận cấp và mãn tính, bệnh sỏi thận, khối u đường tiết niệu,…
Bên cạnh triệu chứng đau lưng, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu bất thường khác như hiện tượng tiểu đục, tiểu có lẫn máu, đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, đau rát khi đi tiểu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn,… Cần chủ động thăm khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Bệnh phụ khoa
Nữ giới bị đau lưng vùng xương chậu rất có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, khối u buồng trứng,… Các bệnh lý phụ khoa thường do tình trạng viêm nhiễm từ đường tình dục, vệ sinh không sạch sẽ hoặc do ăn uống không điều độ, sự thay đổi nội tiết bất thường,… gây ra.
Không chỉ cảm thấy đau lưng, nhức mỏi vùng quanh chậu, bụng dưới, các vấn đề phụ khoa còn khởi phát triệu chứng tiết khí hư bất thường, kèm theo mùi hôi khó chịu, chảy máu âm đạo không trong chu kỳ hành kinh, đau rát khi quan hệ,…
Trường hợp không điều trị kịp thời, hiện tượng viêm nhiễm lan rộng, ung thư hóa có thể đe dọa sức khỏe sinh sản của nữ giới, tăng khả năng gây vô sinh, hiếm muộn. Do đó, chị em nên chủ động thăm khám sớm để kịp thời điều trị, phòng tránh rủi ro không mong muốn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng đau lưng vùng xương chậu xuất hiện có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, tắc ruột, áp xe vùng chậu, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ,…
Nếu bạn nhận thấy tình trạng đau dai dẳng không khỏi, đau tái phát thường xuyên nên chủ động thăm khám sớm. Mặc dù đa số tình trạng đau đều có khả năng kiểm soát, tuy nhiên trường hợp bệnh đã tiến triển nặng nề sẽ gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị.
Chính vì thế, người bệnh nên can thiệp ngay từ giai đoạn khởi phát, việc này cũng giúp bệnh nhân phòng tránh được nhiều biến chứng không mong muốn, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Đau lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không?
Rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng chấn thương nhẹ, ảnh hưởng bệnh táo bón hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa, viêm nhiễm phụ khoa,… Các cơn đau nhanh chóng được kiểm soát nếu người bệnh phát hiện và áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.
Tuy nhiên, không phải trường hợp đau lưng vùng chậu nào cũng có thể khắc phục. Bởi, nếu người bệnh chủ quan, để bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc can thiệp kiểm soát triệu chứng. Người bệnh lúc này cũng có nhiều khả năng phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt là trường hợp đau do bệnh lý phụ khoa, bệnh xương khớp có thể gây đau mãn tính, kéo dài, khó khăn khi vận động, gây hiếm muộn, vô sinh hoặc ung thư hóa,… Do đó, người bệnh được khuyến cáo nên chủ động thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơn đau tái đi tái lại với mức độ ngày càng nặng nề hơn.
Chẩn đoán và điều trị đau lưng vùng xương chậu
Khi đến bệnh viện thăm khám, bạn được bác sĩ thăm hỏi về triệu chứng đang gặp, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, thuốc đang sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số biện pháp kiểm tra, xét nghiệm như chụp X quang, CT, MRI, khám phụ khoa, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,…
Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cho phù hợp. Can thiệp càng sớm càng giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro biến chứng.
Dưới đây là các phương pháp giảm đau lưng vùng chậu thường được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
Áp dụng giảm đau tại nhà
Các mẹo giảm đau tại nhà như chườm nóng, nghỉ ngơi nhiều hơn và kết hợp các vị thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Không chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, mẹo chữa còn giúp người bệnh thoải mái hơn, thư giãn tinh thần khá hiệu quả. Tham khảo các phương pháp như sau:
- Chườm nóng: Nhiệt độ có tác dụng giảm áp lực lên vùng xương chậu, giãn nở cơ, đều hòa lưu thông máu đến các vị trí bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng khăn nóng hoặc túi chườm đổ nước ấm vào, chườm trực tiếp lên vị trí lưng vùng chậu đang đau nhức. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 30 phút.
- Đắp thảo dược: Sử dụng các vị thảo dược thiên nhiên như ngải cứu, đinh lăng, lá lốt,… những dược liệu chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau lành tính, an toàn. Bạn chỉ cần sao nóng chúng với một ít muối hột, chườm đắp lên vùng lưng đau để đẩy lùi triệu chứng. Lưu ý chườm đắp tránh gây bỏng da, điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Tăng cường nghỉ ngơi: Ngoài các biện pháp chườm đắp giảm đau, trong thời gian này bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nằm trên mặt phẳng không quá cứng cũng không quá mềm, kê dưới lưng một chiếc gối mỏng, có thể nằm nghiêng kẹp gối vào hai đầu gối. Hạn chế nằm sấp hoặc nằm ở những tư thế khó khiến cơn đau trở nặng hơn.
Điều trị bằng thuốc Tây
Trường hợp cơn đau nặng, cần nhanh chóng giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tân dược cho người bệnh. Thuốc Tây có tác dụng tức thời, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Một số loại thường dùng như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol, Panadol, Aspirin, Ibuprofen,…
- Thuốc giãn cơ Eperisone HCL, Tolperisone, Decontractyl,…
- Thuốc giảm đau dạng tiêm màng cứng cho tình trạng nặng.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và uống thuốc bừa bãi. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp chăm sóc, điều chỉnh lịch sinh hoạt, ăn uống, vận động trị liệu,…
Trường hợp cơ thể bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa điều trị các vấn đề gây đau lưng vùng xương chậu. Mặc dù vậy, phẫu thuật cũng có nhiều hạn chế, do đó người bệnh nên sớm điều trị từ khi bệnh khởi phát để phòng tránh các rủi ro.
Dùng thuốc Đông y
Bên cạnh điều trị bằng phương pháp dân gian, Tây y, nhiều người đã tìm đến thuốc Đông y để giảm đau lưng vùng xương chậu. Thuốc là các vị thảo dược thiên nhiên, lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho sức khỏe như các thuốc tân dược.
Theo ghi chép Y học cổ truyền, hiện tượng đau nhức lưng vùng xương chậu còn được gọi là bệnh yêu thống. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến sự tuần hoàn máu huyết, tình trạng ứ động do cơ thể vận động sai cách, hoặc nhiễm phải phong hàn, thấp nhiệt,…
Để điều trị, đầu tiên Đông y sẽ đả thông kinh lạc, kích hoạt lưu thông máu huyết bằng châm cứu, bấm huyệt. Cùng với đó, nhằm tăng hiệu quả điều trị, thầy thuốc sẽ kê toa thuốc cho người bệnh uống để giảm đau và chữa trị dứt điểm các căn nguyên gây bệnh.
Tùy tình trạng sức khỏe, dạng bệnh lý của mỗi người, thang thuốc sẽ được bốc phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Đồng thời, tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để khám chữa an toàn, hiệu quả nhất.
Biện pháp phòng tránh đau lưng vùng xương chậu
Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu. Bên cạnh nguyên nhân cơ học, nhiều bệnh lý tại các cơ quan vùng chậu có khả năng phát sinh cơn đau nhức khó chịu này. Do đó, để phòng ngừa bạn cần tập trung cải thiện cả sức khỏe tổng thể, đồng thời chăm sóc vùng lưng – vùng chậu cho hợp lý.
Một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Khi bị va chạm, té ngã nên nghỉ ngơi, xác định mức độ tổn thương và nhanh chóng điều trị, phòng tránh biến chứng.
- Chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, nhất là khi nhận thấy cơ đau âm ỉ kéo dài, xuất hiện thường xuyên hoặc đột ngột.
- Kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục vừa phải, hợp lý để duy trì vóc dáng. Việc thừa cân, béo phì cũng có khả năng gây ra các vấn đề xương khớp, bệnh lý phụ khoa,… ảnh hưởng sức khỏe, trong đó có thể phát sinh tình trạng đau lưng, nhức mỏi. Do đó, bạn nên kiểm soát cân nặng, hạn chế trường hợp dư cân, béo phì.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao. Đồng thời, bạn nên điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc. Ngoài ra, nên giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục để giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm gây bệnh hại sức khỏe.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau củ quả, thịt cá,… Kiêng những món quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, mặn, cay nóng. Nhất là hạn chế dung nạp đồ uống chứa cồn, chất kích thích không tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Khám sức khỏe định kỳ, khám tổng quát hoặc kiểm tra các khu vực xuất hiện triệu chứng bất thường. Phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu giúp tăng khả năng điều trị, bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau lưng vùng xương chậu có thể xảy ra dưới tác động bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Bạn đọc cần sớm xác định nguyên nhân gây đau và có hướng can thiệp xử lý sớm. Bởi, trường hợp đau do bệnh lý, chấn thương kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!