Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các chuyên gia, việc vết mổ sưng và chảy máu nhẹ sau mổ khá phổ biến. Tuy nhiên trường hợp xuất huyết ồ ạt kèm theo các biểu hiện bất thường, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng. Đây là một trong những tình trạng tiêu hóa gây ra không ít khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe. Các búi trĩ hình thành khi tĩnh mạch dưới niêm mạc hậu môn, trực tràng bị căng giãn quá mức.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?
Sau phẫu thuật trĩ người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu

Ở giai đoạn đầu, kích thước của chúng chỉ nhỏ bằng hạt đậu. Tuy nhiên sau một thời gian không được kiểm soát, búi trĩ to dần, gây cản trở quá trình đại tiện, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có khả năng phát sinh các biến chứng nguy hại khác.

Với tình trạng trĩ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, làm teo búi trĩ, ngăn nguy cơ trĩ phát triển kích thước lớn hơn. Thế nhưng giải pháp này đối với người bị trĩ nặng, búi trĩ to có hiện tượng sa hậu môn lại không mang lại hiệu quả tối ưu.

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ búi trĩ và các nguy cơ khác cho người bệnh. Phẫu thuật cắt trĩ hiện đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thông thường bệnh nhân mất khoảng 7 ngày hoặc dài hơn để phục hồi vết thương và trở lại sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp người bệnh nhận thấy hiện tượng đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ. Điều này khiến người bệnh hoang mang, lo lắng. Vậy, nguyên nhân nào gây ra vấn đề này? Các chuyên gia lý giải, việc xuất hiện máu khi đi đại tiện sau cắt trĩ có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

Phẫu thuật chưa triệt để

Phẫu thuật cắt trĩ hiện đang được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Mặc dù quy trình cắt trĩ không quá phức tạp như phẫu thuật điều trị các bệnh lý khác, nhưng người bệnh cũng có khả năng gặp phải rủi ro nếu thực hiện tại cơ sở y tế không đảm bảo.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?
Phẫu thuật trĩ chưa triệt để có nguy cơ làm tái phát bệnh và gây ra các biến chứng như chảy máu khi đi đại tiện

Trường hợp sau cắt trĩ bệnh nhân bị đi ngoài ra máu có thể là biến chứng do người bệnh khám chữa tại những địa chỉ không đáng tin cậy, vật tư y tế không được vô trùng hoặc bác sĩ không có tay nghề giỏi. Búi trĩ không được loại bỏ hoàn toàn khiến nguy cơ bệnh tái phát cao, đồng thời gây ra các biến chứng sau mổ.

Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân sau cắt trĩ bị đi ngoài ra máu. Búi trĩ còn sót lại cộng với các khe hở và vết mổ mới khiến tình trạng xuất huyết có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Không chỉ gây ra cảm giác đau đớn khó chịu, nguy cơ biến chứng nếu phẫu thuật không triệt để khá cao. Người bệnh có nguy cơ gặp phải các tổn thương nặng nề ở hậu môn.

Đi ngoài ra máu do táo bón

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ là một trong những biểu hiện thường gặp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do người bệnh bị táo bón sau điều trị. Một số bệnh nhân chủ quan sau mổ không kiêng cữ, ăn ít chất xơ và dung nạp nhiều chất béo, đồ ăn khó tiêu khiến phân cứng, khó đi đại tiện.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?
Sau mổ trĩ người bệnh ngại đi đại tiện lâu ngày có thể gây táo bón, làm phân cứng ảnh hưởng đến vết thương mổ trĩ

Táo bón kéo dài khiến cho hậu môn tiếp tục chịu thêm nhiều áp lực, dẫn đến tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, nhiều người có suy nghĩ ngại đi vệ sinh sau phẫu thuật khiến cho phân không tống được hết ra ngoài, lâu dần trở nên cứng, rắn gây khó khăn cho việc đại tiện.

Trong khi đó, lớp niêm mạc hậu môn sau phẫu thuật trĩ khá mỏng và nhạy cảm, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Việc ma sát với khối phân rắn, cứng khiến cho niêm mạc tổn thương, gây ra hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện. Cần nhanh chóng kiểm soát vấn đề này để tránh các rủi ro khác như nhiễm trùng vết mổ, tổn thương hậu môn nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng từ bệnh mãn tính

Ngoài hai nguyên nhân kể trên, tình trạng đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh lý mãn tính mà người bệnh đang mắc phải. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, suy thận, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu,…

Những căn bệnh này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có nguy cơ khiến cơ thể người bệnh suy giảm khả năng đông máu. So với những bệnh nhân khác, người mắc bệnh mãn tính sau phẫu thuật trĩ phải mất nhiều thời gian hơn để vết mổ phục hồi.

Cũng vì thế, sau mổ, người bệnh thường có cảm giác đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, vết thương lâu lành. Để phòng tránh các rủi ro, người bệnh cần chăm sóc, điều trị và theo dõi vết thương sau phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguy cơ bệnh trĩ tái phát

Bệnh trĩ tái phát cũng là một khả năng có thể xảy ra khiến người bệnh sau phẫu thuật khi đại tiện bị chảy máu. Các búi trĩ mới có thể hình thành và tái phát các triệu chứng nếu người bệnh không điều trị và chăm sóc tốt.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?
Bệnh trĩ tái phát gây xuất huyết khi đi đại tiện mặc dù người bệnh đã can thiệp cắt trĩ trước đó

Vận động mạnh sau phẫu thuật

Đối với trường hợp búi trĩ to không nội soi được, bác sĩ có thể chỉ định mổ hở để điều trị cho người bệnh. Vết mổ được khâu lại và cần nhiều thời gian để phục hồi hơn mổ nội soi. Người bệnh được khuyến cáo không vận động mạnh sau mổ.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, vận động đi lại nhiều sau khi mổ có thể làm vết mổ bị bung chỉ và chảy máu. Do đó, người bệnh sau điều trị cần tuân thủ theo chỉ định, tránh vận động mạnh và chăm sóc vết thương đúng cách.

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt trĩ hiện nay là phương pháp ngoại khoa được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ trước khi chỉ định sẽ thăm khám và xem xét mức độ bệnh có cần can thiệp phẫu thuật không. Thông thường, tình trạng trĩ nặng từ độ 3 – 4 có thể áp dụng điều trị bằng phẫu thuật khi các biện pháp khác không còn mang lại hiệu quả tối ưu.

Mặc dù vậy, phẫu thuật vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là khi bệnh nhân không chăm sóc tốt, không điều trị tại cơ sở uy tín có thể gặp các biến chứng, trong đó có tình trạng đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ. Vậy, hiện tượng này có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ có nguy hiểm không?
Máu chỉ nhiều, liên tục khi đi đại tiện sau mổ trĩ có khả năng biến chứng nếu không được kiểm soát sớm

Các chuyên gia cho rằng, cần xác định lượng máu chảy ra khi đi đại tiện và thời gian bị chảy máu để nhận định mức độ nguy hiểm của tình trạng sau mổ đi đại tiện ra máu. Bởi, thực tế sau mổ người bệnh có khả năng bị chảy máu nhẹ, do viết thương chưa hồi phục. Với trường hợp này bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, khi người bị ra máu liên tục nhiều ngày liền, lượng máu nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ và can thiệp xử lý sớm. Trường hợp không kiểm soát, vết mổ có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến nhiều biến chứng như tái phát bệnh trĩ, hoại tử hậu môn,… thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Nên làm gì khi đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Tuy nhiên tình trạng này có thể chỉ là hiện tượng bình thường sau điều trị khi vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn. Mặc dù vậy, bạn đọc không nên chủ quan, trường hợp máu chảy nhiều, chảy liên tục cần thông báo ngay để được bác sĩ xử lý sớm.

Bởi, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện không những làm chậm quá trình phục hồi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện bất thường này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nên làm gì khi đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ?
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật cắt trĩ
  • Sau phẫu thuật trĩ người bệnh nên vệ sinh hậu môn thường xuyên, vệ sinh đúng cách để tránh làm nhiễm trùng vết thương. Sử dụng nước muối loãng ấm hoặc các loại thảo dược có tác dụng sát khuẩn như nước diếp cá, lá trầu không, trà xanh,… để vệ sinh vết mổ. Nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tham khảo ý kiến trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Không ngồi cố định một chỗ quá lâu, đồng thời sau cắt trĩ, bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh, tránh khiêng vác nặng. Thay vào đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh cường độ làm việc, sắp xếp thời gian phù hợp, sinh hoạt khoa học để giảm thiểu áp lực cho cơ hậu môn.
  • Tập luyện thể dục, tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ để cơ thể sớm phục hồi. Tuy nhiên cần tránh tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, không chạy bộ, đá banh,… để bảo vệ vết mổ.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể thực phẩm phù hợp. Đồng thời cắt giảm các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, tránh dùng rượu bia, thức uống chứa cồn, chất kích thích,… có khả năng khiến vết mổ lâu lành hoặc biến chứng.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể kết hợp nước lọc và uống các loại nước ép tươi từ rau củ quả, hạn chế sử dụng nước ép đóng chai, nước ép chứa chất bảo quản.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp sau mổ nhận thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục càng sớm càng tốt.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu nhận thấy biểu hiện xuất hiện nặng nề, diễn ra liên tục không khỏi, người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được xử lý, phòng ngừa nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...