Lá Khổ Sâm Chữa Dạ Dày Hiệu Quả Không? 8 Bài Thuốc Tốt Nhất

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Dùng lá khổ sâm chữa dạ dày là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và cho đánh giá tích cực. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp này, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ mang tới thông tin chi tiết về 8 bài thuốc dùng lá khổ sâm chữa bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa hiệu quả nhất.

Tìm hiểu tác dụng của lá khổ sâm chữa dạ dày

Khổ sâm còn có tên khác như cây cù đen, sâm đắng, tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu). Đặc trưng của cây là chiều cao từ 1 – 1.2m, cây bụi, lá đơn, mọc cách hoặc mọc thành vòng giả. Lá khổ sâm hình mũi mác, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng bạc óng ánh.

Loại cây này được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe, trong đó, sử dụng lá khổ sâm chữa dạ dày là bài thuốc được ứng dụng phổ biến. Hiệu quả này đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Chi tiết như sau:

  • Theo y học cổ truyền: Lá khổ sâm vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát có công dụng tiêu độc, sát khuẩn, thanh nhiệt. Vậy nên, loại cây này được ví là cây thuốc nam đa công dụng, có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Theo Y học hiện đại: Trong lá khổ sâm có chứa lượng lớn chất flavonoid – Hoạt chất tác dụng kháng khuẩn, trị viêm tốt. Đồng thời, các chuyên gia đã nghiên cứu thấy trong thành phần khổ sâm chứa các chất chống oxy hóa, đặc biệt là alkaloid, polyphenol, tanin,… các chất cùng kết hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh về đường tiêu hóa, đại tràng, bệnh viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, các hoạt chất này cùng giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi, ợ chua, trướng bụng, ăn không tiêu, khó tiêu, chậm tiêu,…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chứng minh khổ sâm có tác động tốt đến hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, chống xơ hóa cơ tim, giãn mạch máu, chống thiếu oxy cơ tim, ức chế sự hình thành khối u hiệu quả.

Sử dụng lá khổ sâm chữa dạ dày là bài thuốc được ứng dụng phổ biến
Sử dụng lá khổ sâm chữa dạ dày là bài thuốc được ứng dụng phổ biến

Hướng dẫn 4 bài thuốc dùng lá khổ sâm chữa dạ dày hiệu quả

Để dược liệu phát huy tác dụng điều trị bệnh một cách tốt nhất, đòi hỏi người dùng cần biết cách áp dụng bài thuốc phù hợp cho từng tình trạng, mức độ bệnh hiện tại. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết 4 bài thuốc dùng lá khổ sâm chữa dạ dày phổ biến nhất hiện nay và được đánh giá là hiệu quả tốt, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Bài thuốc dùng lá khổ sâm chữa dạ dày đau, viêm loét

Tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày xảy ra ngày càng phổ biến, đặc biệt đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều tại độ tuổi thanh niên và trung niên do ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt không khoa học. Để điều trị tình trạng này, người người bệnh có thể áp dụng 1 trong 4 bài thuốc từ lá khổ sâm dưới đây.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16 – 20g lá khổ sâm, cho dược liệu đi rửa sạch rồi sắc với 500ml nước. Đợi khi nước thuốc sôi, cạn còn 250ml nước đặc thì rót ra cốc. Nên uống khi nước thuốc còn ấm nóng và uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Sau khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm 50g lá khôi, 12g lá khổ sâm và 12g lá bồ công anh. Cho các dược liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với 600ml nước. Đun tới khi nước sôi, cạn đặc lại còn 200ml thì tắt bếp, lọc bã và rót nước thuốc ra uống, chia đều thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Duy trì liệu trình trên trong 36 tuần để giảm bệnh.
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc cần 16g lá khổ sâm và 10g dạ cẩm. Các dược liệu trên cũng đem sắc với 500ml nước, đợi khi sôi thì chắt ra 3 cốc, chia đều để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 2 – 3 tuần để điều trị bệnh dạ dày.
  • Bài thuốc 4: Nguyên liệu trong bài thuốc này gồm 12g khổ sâm, 12g trần bì, 8g ngải cứu và nghệ, hương phụ, bồ công anh mỗi vị 10g. Cho các dược liệu trên tán nhuyễn thành bột mịn, cất trong hộp thủy tinh. Mỗi ngày lấy 10 – 20g pha cùng 200ml nước uống để trị bệnh hiệu quả.
Lá khổ sâm kết hợp cùng các dược liệu khác chữa dạ dày đau, viêm loét hiệu quả
Lá khổ sâm kết hợp cùng các dược liệu khác chữa dạ dày đau, viêm loét hiệu quả

Trị viêm đại tràng mãn tính

Để điều trị viêm đại tràng mãn tính, bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá khổ sâm để hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn.

  • Chuẩn bị dược liệu: Lá khổ sâm, chè dây, nam mộc hương, hậu phác, vân mộc hương, thương truật mỗi dược liệu 8g.
  • Cách thực hiện: Cho hỗn hợp trên sắc cùng 600ml nước trong vòng 30 phút, khi nước sôi thì tắt bếp, chắt ra cốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chứng bệnh khó tiêu, đầy hơi

Ngoài sử dụng lá khổ sâm chữa dạ dày và viêm đại tràng, trong Đông y còn ứng dụng dược liệu này trong điều trị bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Với phương pháp này, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 3 bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Dùng 12 – 24g khổ sâm sắc với 500ml nước để uống hằng ngày, hoặc bạn cũng có thể đem dược liệu đi hãm với nước sôi để sử dụng hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị dược liệu gồm lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần mỗi vị 12g; lá khôi và chút chít mỗi dược liệu 10g. Đem giã nhuyễn các vị thuốc trên, tán thành bột mịn rồi pha nước ấm để dùng hằng ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị lá khổ sâm, hậu phác, uất kim mỗi vị 12g, lá khôi 40g, bồ công anh 20g,cam thảo 4g, lá ngải cứu 8g. Đem dược liệu trên đi rửa sạch, cho vào ấm sắc với 500ml nước để uống sau các bữa sáng, trưa và tối trong ngày.
Khổ sâm sắc với nước để uống hằng ngày chữa chứng bệnh khó tiêu, đầy hơi
Khổ sâm sắc với nước để uống hằng ngày chữa chứng bệnh khó tiêu, đầy hơi

Lá khổ sâm chữa dạ dày thực sự hiệu quả không?

Hiệu quả chữa bệnh dạ dày từ lá khổ sâm đã được cả Y học hiện đại và Y học chứng minh. Tuy nhiên, có không ít người sau quá trình dài sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này lại không thấy có tác dụng hoặc chỉ cải thiện bệnh ít không đáng kể.

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền cho biết, thực tế lá khổ sâm chỉ là dược liệu thiên nhiên, cũng giống như các loại dược liệu khác, công dụng của các bài thuốc trị bệnh từ dược liệu này rất chậm, cần thời gian dài sử dụng mới thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, tác dụng mà phương pháp này mang lại cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa và khả năng hấp thu của mỗi người. Đặc biệt, bài thuốc dùng lá khổ sâm chữa bệnh dạ dày chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, triệu chứng mới khởi phát.

Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần đến phòng khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Lưu ý quan khi sử dụng lá khổ sâm chữa dạ dày đảm bảo an toàn

Trong quá trình sử dụng cây khổ sâm chữa dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Không kết hợp khổ sâm với phản lê lô và bối mẫu thỏ ty tử. Bởi thành phần của các dược liệu này kỵ nhau, khi dùng chung có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể.
  • Cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, quá liều có thể gây ra các phản ứng phụ nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt. Lúc này, cần thông báo với dược sĩ, thầy thuốc để có biện pháp xử lý an toàn.
  • Không sử dụng lá khổ sâm cho những người bị suy nhược, bị táo bón và người có tỳ vị hư hàn. Đối tượng như trẻ em và phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng dược liệu, cần đảm bảo rửa sạch, trong trường hợp dùng để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống cần ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo vi khuẩn và bụi bẩn được diệt hoàn toàn.
  • Tuy mang đến hiệu quả tốt những không nên lạm dụng lá khổ sâm, các cây thuốc nam nói chung và lá khổ sâm nói riêng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa dứt điểm.

Trên đây là thông tin liên quan đến hiệu quả của phương pháp dụng lá khổ sâm chữa dạ dày và tổng hợp 8 bài thuốc ứng dụng an toàn nhất. Tuy là dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, mang đến tác dụng điều trị bệnh tốt, nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng. Thay vào đó, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ để được hướng dẫn dùng đúng liều lượng, liệu trình để đảm bảo an toàn và kết quả thuyên giảm bệnh như mong muốn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...