Mỡ Máu Có Ăn Được Lạc Không? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mỡ máu có ăn được lạc không?” là câu hỏi thường gặp của nhiều người đang đối mặt với tình trạng mỡ máu cao. Lạc là một loại thực phẩm quen thuộc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lạc cần có sự điều chỉn liều lượng và chế biến phù hợp để không ảnh hưởng  đến sức khỏe. Bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Người bị mỡ máu có ăn được lạc không?

Mỡ máu cao là tình trạng trong đó nồng độ mỡ trong máu, chủ yếu là cholesterol và triglyceride, vượt quá mức bình thường. Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, đột quỵ và các bệnh liên quan đến mạch máu.

Lạc (hay còn gọi là đậu phộng) là một loại thực phẩm quen thuộc, dễ sử dụng và được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Trong thành phần của lạc có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Chất béo không bão hòa, protein, chất xơ, vitamin E, vitamin B, folate, magie, đồng, phốt pho.

Lạc là thực phẩm giàu dưỡng chất và được nhiều người sử dụng
Lạc là thực phẩm giàu dưỡng chất và được nhiều người sử dụng

Vậy người bị mỡ máu có ăn được lạc không? Câu trả lời là CÓ, người bị mỡ máu có thể ăn lạc, chỉ cần bạn kiểm soát khẩu phần và chế biến đúng cách. Lý giải chi tiết là bởi:

  • Lạc chứa chất béo không bão hòa: Đây là loại chất béo tốt cho sức khỏe, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), có lợi cho người bị mỡ máu.
  • Lạc chứa chất xơ: Chất xơ giúp giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn, hỗ trợ kiểm soát mỡ máu.
  • Lạc chứa resveratrol: Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Vỏ lụa lạc có lợi: Vỏ lụa lạc chứa nhiều flavonoid, có tác dụng giảm mỡ máu.

Hướng dẫn sử dụng lạc cho người bị mỡ máu

Người bị mỡ máu có thể ăn lạc nhưng cần tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát tốt mỡ máu. 

Chế biến lạc đúng cách

Nên:

  • Lạc luộc: Đây là cách chế biến tốt nhất, giữ được nhiều dưỡng chất và ít calo nhất.
  • Lạc rang khô: Vẫn giữ được nhiều dưỡng chất, nhưng cần chú ý không rang quá kỹ để tránh làm mất chất dinh dưỡng và tạo ra các chất có hại.

Hạn chế:

  • Lạc chiên, xào: Những cách chế biến này làm tăng lượng calo và chất béo, không tốt cho người bị mỡ máu.
  • Lạc tẩm ướp nhiều gia vị, đường, muối: Gia vị, đường và muối có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Ưu tiên sử dụng lạc luộc, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ
Ưu tiên sử dụng lạc luộc, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ

Kiểm soát khẩu phần ăn

  • Lượng lạc khuyến nghị: Người bị mỡ máu chỉ nên ăn từ 30-40g lạc/ngày. Lạc có hàm lượng calo cao, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng chất béo trong cơ thể.
  • Chia nhỏ khẩu phần: Có thể ăn lạc như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính và hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa khác.

Thời gian sử dụng lạc

  • Sử dụng lạc vào bữa phụ: Lạc có thể được ăn như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, giúp giảm cảm giác đói và kiểm soát lượng calo trong bữa ăn chính.
  • Không nên ăn lạc vào buổi tối: Tránh ăn lạc quá gần giờ đi ngủ vì cơ thể khó tiêu hóa chất béo vào buổi tối, dễ dẫn đến tích tụ chất béo và tăng mỡ máu.

Lưu ý khi sử dụng lạc 

  • Theo dõi lượng tiêu thụ: Người bị mỡ máu nên theo dõi lượng lạc tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo không nạp quá nhiều calo và chất béo.
  • Không ăn lạc khi dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng lạc cần tránh hoàn toàn, vì dị ứng có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Như vậy với câu hỏi người bị mỡ máu có ăn được lạc không? Câu trả lời là có, nhưng cần ăn điều độ và đúng cách. Bằng cách kết hợp lạc vào chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học, người bị mỡ máu vẫn có thể thưởng thức món ăn này mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc kiểm soát mỡ máu là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...