Châm Cứu Tràn Dịch Khớp Gối Và Quy Trình Thực Hiện An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Châm cứu tràn dịch khớp gối là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Cách chữa này sử dụng kim châm tác động vào những huyệt vị liên quan nhằm cải thiện cơn đau nhức, kiểm soát sản xuất dịch nhờn ở ổ khớp, đồng thời tăng khả năng phòng vệ của cơ thể.

Phương pháp châm cứu tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi màng bao hoạt dịch có xu hướng sản xuất lượng dịch nhờn quá mức khiến ổ khớp bị phù nề, sưng viêm và đau nhức. Bệnh lý thường là hệ quả của nhiều bệnh lý xương khớp mãn tính như gai khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… Tuy nhiên, tràn dịch khớp gối cũng có thể bùng phát sau chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc thừa cân- béo phì.

Châm Cứu Tràn Dịch Khớp Gối và Quy trình thực hiện an toàn
Châm cứu tràn dịch khớp gối là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vật lý trị liệu và can thiệp ngoại khoa để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý. Trong Đông y còn áp dụng phương pháp châm cứu để hỗ trợ kiểm soát các biểu hiện do tràn dịch khớp gối gây ra, cải thiện chức năng vận động và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.

Châm cứu là phương pháp có nguồn gốc từ Đông y, sử dụng kim châm chuyên dụng với kích thước và độ dài ngắn khác nhau để tác động vào những huyệt vị tương ứng để điều trị bệnh. Liệu pháp này có tác dụng giải phóng ứ trệ ở kinh mạch, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng của nội tạng.

Theo đó, phương pháp châm cứu không chỉ được lưu truyền rộng rãi trong y học cổ truyền mà còn được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh xương khớp. Các nghiên cứu nhận thấy, tác động của kim châm vào các huyệt đạo có khả năng giải phóng lượng hormone endorphin (morphin nội sinh) giúp thư giãn, giảm căng thẳng và mức độ cảm thụ cơn đau ở não bộ.

Bên cạnh đó, châm cứu còn kích thích phản xạ toàn thân, giảm sự tập trung ở bạch cầu (tế bào miễn dịch có thể gây viêm, đau) và tăng tuần toàn máu. Bên cạnh đó, phương pháp này còn thúc đẩy dưỡng chất tập trung tại khớp gối bị tổn thương với mục đích phục hồi, tái tạo cơ quan này.

Hiện nay, cải thiện cơn đau và một số biểu hiện tràn dịch khớp gối gây ra bằng phương pháp châm cứu được nhiều người bệnh lựa chọn vì hạn chế xảy ra tình trạng phụ thuộc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và có thể áp dụng cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy người bệnh cần kết hợp với các bài thuốc Đông y theo hướng dẫn của lương y để tăng tác dụng chữa bệnh.

Hướng dẫn châm cứu tràn dịch khớp gối

Tuy được đánh giá có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện cơn đau nhức, thư giãn cơ, giải phóng kinh lạc ứ trệ nhưng liệu pháp châm cứu không áp dụng cho tất cả trường hợp bị tràn dịch khớp gối. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa/ lương y để được bắt mạch, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

1. Một số huyệt đạo cần tác động

Phương pháp châm cứu sẽ được tiến hành bằng cách dùng kim châm tác động đến các huyệt vị liên quan để cải thiện cơn đau nhức, sưng nề khớp gối, đồng thời tăng chuyển hóa năng lượng tích cực trong cơ thể. Tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể, lương y sẽ xác định những huyệt đạo cần tác động để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số huyệt đạo cần tác động
Tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể, lương y sẽ xác định những huyệt đạo cần tác động để đạt được kết quả tốt nhất

Một số huyệt vị thường được tác động trong châm cứu chữa tràn dịch khớp gối, bao gồm:

  • Huyệt Huyết hải: Huyệt Huyết hải được xác định nằm ở khe cơ may và cơ rộng trong. Châm cứu ở huyệt vị này có công dụng điều huyết và thanh huyết hiệu quả.
  • Huyệt Tất nhãn: Huyệt vị này nằm ở vị trí lõm 2 bên đầu gối. Tác động vào huyệt Tất nhãn có tác dụng giảm đau bắp chân, đầu gối. Những trường hợp bị liệt chi dưới thường được châm huyệt đạo này.
  • Huyệt Âm lăng tuyền: Huyệt vị này được xác định nằm ở hõm dưới đầu xương chày và mặt trong của chân. Tác động vào huyệt Âm lăng tuyền có tác dụng cải thiện cơn đau ở khớp gối, đồng thời phòng ngừa hình thành gai xương.
  • Huyệt Lương khâu: Huyệt Lương khâu có vị trí nằm ở trên gối 2 tấc và giữa 2 đường gân. Ngoài tác dụng chữa đau khớp gối, châm cứu huyệt vị này còn cải thiện cơn đau dạ dày (nếu có)
  • Huyệt Tuyệt cốc: Huyệt Tuyệt cốc được xác định nằm ở xương ống chân nhỏ. Khi tác động vào huyệt vị này có tác dụng chữa trị, phòng ngừa phản ứng viêm các tổ chức mềm ở khớp gối.
  • Huyệt Thận du: Việc tác động vào huyệt vị này có tác dụng cải thiện các triệu chứng do tràn dịch khớp gối gây ra đi kèm với các vấn đề về thận như đau thắt lưng, thận yếu,…
  • Huyệt Độc tỵ: Huyệt Độc tỵ có vị lõm, nằm dưới và phần ngoài xương bánh chè. Châm cứu vào huyệt này giúp cải thiện tình trạng đau, sưng phù, viêm do tràn dịch khớp gối gây ra.

2. Hướng dẫn thực hiện

Theo đó, phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp châm cứu sẽ được cá nhân hóa tùy thuộc vào căn nguyên, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp điều trị, bác sĩ chuyên khoa/ lương y sẽ tiến hành chẩn đoán, xem xét để lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Hướng dẫn thực hiện
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng châm cứu sẽ được cá nhân hóa tùy thuộc vào căn nguyên, triệu chứng, sức khỏe người bệnh

Dưới đây là các bước được thực hiện trong quá trình chữa tràn dịch khớp gối bằng châm cứu:

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét bệnh án của người bệnh nhằm nắm rõ tình trạng bệnh lý. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang, chụp MRI,…
  • Sau đó sẽ tư vấn phác đồ điều trị và liệu trình châm cứu phù hợp với từng trường hợp.
  • Tiến hành châm cứu cho người bệnh. Trong bước này, bác sĩ/ thầy thuốc sẽ hướng dẫn những tư thế nằm, ngồi để thuận tiện trong quá trình châm cứu.

Sau khi xác định được các huyệt vị cần châm cứu, bác sĩ sẽ sát trùng vùng da xung quanh huyệt đạo để phòng ngừa viêm nhiễm và dùng kỹ thuật châm cứu để đưa kim châm vào da. Hiện nay, tại nhiều cơ sở uy tín dùng thêm máy điện châm nhằm kích thích lên huyệt vị. Đến khi hết thời gian châm, sẽ rút kim châm ra và sát khuẩn lại lần nữa.

  • Sau khi châm cứu, người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường để được theo dõi phản ứng của cơ thể, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh
  • Cuối cùng sẽ hẹn lịch tái khám cũng như lần châm cứu kế tiếp.

Châm cứu tràn dịch khớp gối có an toàn không?

Chữa tràn dịch khớp gối bằng phương pháp châm cứu có nguồn gốc y học cổ truyền và được đánh an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Phương pháp này không gây ra những tổn thương ở nội tạng như sử dụng tân dược nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro, tác dụng không mong muốn.

Châm cứu tràn dịch khớp gối có an toàn không? 
Vựng châm là tình trạng thường gặp khi áp dụng phương pháp châm cứu

Trong quá trình thực hiện châm cứu chữa bệnh có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Chảy máu: Do xâm lấn đến các mô nên trong quá trình châm cứu có thể gây chảy máu. Tình trạng chảy máu này thường thuyên giảm sau vài phút. Tuy nhiên, trong trường hợp bị rối loạn đông máu, huyệt vị có thể bị chảy máu kéo dài. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ chuyên môn về tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc đang sử dụng trước khi châm cứu.
  • Vựng châm: Vựng châm là tình trạng thường gặp khi áp dụng phương pháp châm cứu và cấy chỉ. Đây thực chất là tình trạng hạ huyết áp đột ngột khi tác động vào những huyệt vị nhạy cảm. Theo đó, vựng châm có thể gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, đổ mồ hôi, hoa mắt, hạ áp, mặt tái, mạch đập nhanh,… Biến chứng này thường xuất hiện ở người bị suy nhược, tâm lý bất ổn, ăn quá no hoặc để bụng đói,…
  • Viêm nhiễm: Biến chứng này thường ít xảy ra sau châm cứu. Tuy nhiên, nếu thực hiện tại những phòng khám kém chất lượng, không đảm bảo vô khuẩn, vô trùng các dụng cụ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến đau nhức, sưng viêm, ứ mủ. Bên cạnh đó, tình trạng viêm sau châm cứu cũng có thể xuất hiện nếu bệnh nhân không chăm sóc đúng cách, dùng những thực phẩm ứ mủ, gây viêm.

Lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng phương pháp châm cứu

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng châm cứu là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này có tác dụng cải thiện cơn đau nhức ở khớp gối, giảm phù nề, lưu thông khí huyết và giải phóng kinh lạc bị ứ trệ.

Lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng phương pháp châm cứu
Trong trường hợp đang mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu chữa bệnh

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Châm cứu theo đúng liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất. Thông thời, mỗi liệu trình chữa bệnh kéo dài 15 ngày, mỗi ngày thực hiện 1 lần và mỗi lần kéo dài từ 15 – 20 phút.
  • Cần lựa chọn cơ sở y tế/ phòng khám Đông y uy tín, chất lượng, đáng tin cậy để thực hiện châm cứu chữa tràn dịch khớp. Nếu thực hiện châm cứu tại những cơ sở không đảm bảo có thể gây ra nhiều rủi ro như bầm tím, nhiễm trùng, vựng châm,…
  • Nếu có cảm giác khó chịu khi châm cứu, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên môn để được xem xét, xử lý đúng cách. Trường hợp nghi ngờ vựng châm, cần rút kim ra ngay để phòng ngừa rủi ro.
  • Trong quá trình châm cứu, bạn cần giữ tâm lý thoải mái, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Đồng thời, không sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích trước ngày châm cứu.
  • Trong trường hợp đang mang thai, cho con bú, rối loạn động máu, hành kinh hay mắc các bệnh nội khoa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi can thiệp châm cứu chữa tràn dịch khớp gối.
  • Tuyệt đối không tự châm cứu. Trường hợp không có điều trị, bạn có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt, massage, nên đề nghị bác sĩ hướng dẫn các huyệt vị để tự xoa bóp và day ấn huyệt cải thiện cơn đau.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp và tràn dịch khớp gối nói riêng, bạn cần:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động, lao động nặng nhọc và những thói quen làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp như đứng/ ngồi lâu, ngồi vắt chéo chân,… Đặc biệt là khi triệu chứng bùng phát.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, ăn uống điều độ và tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
  • Có thể kết hợp chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y bằng các bài thuốc uống và dùng ngoài để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị. Trường hợp bệnh lý ở mức độ nặng, bạn nên cân nhắc điều trị theo Tây y để khắc phục bệnh hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nặng nề.

Châm cứu tràn dịch khớp gối có nguồn gốc từ Đông y và được áp dụng phổ biến. Phương pháp này giúp cải thiện cơn đau, cứng khớp gối và giải phóng ứ trệ ở kinh lạc. Tuy nhiên, để kiểm soát bệnh lý hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị y tế và xây dựng lối sống khoa học.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...