Ngủ Dậy Bị Chóng Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chắn chắc có không ít người đã một hoặc nhiều lần ngủ dậy bị chóng mặt. Vậy liệu đây là tình trạng thông thường hay là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý bất thường nào đó? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây khiến bạn ngủ dậy bị chóng mặt

Những cơn chóng mặt, hoa mắt sau khi ngủ dậy thường xuất hiện đột ngột, thoáng qua và biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm nó xuất hiện sẽ khiến bạn dễ bị tối sầm mắt, mất thăng bằng, dễ té ngã gây ra tai nạn. Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và được chia làm 2 nhóm chính gồm:

1. Nguyên nhân sinh lý

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ việc bạn bị suy nhược, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi quá mức. Tình trạng này được đánh giá là lành tính, dễ khắc phục và không quá nguy hiểm cho sức khỏe. Một số nguyên nhân thường được nhắc đến như:

  • Do thay đổi tư thế đột ngột

Khi cơ thể hoạt động bình thường sẽ có một lượng máu nhất định lưu thông lên não bộ để cung cấp dưỡng chất. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy cơ thể chưa kịp chuẩn bị bạn đã đứng dậy đột ngột từ nằm sang đứng khiến máu không kịp lưu thông lên não và gây ra tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng.

  • Do tác dụng phụ của thuốc Tây

Việc sử dụng một số loại thuốc Tây trị bệnh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc huyết áp, thuốc an thần chữa mất ngủ, khó ngủ, thuốc trị bệnh tiền liệt tuyến… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt cùng nhiều tác dụng phụ liên quan khác.

  • Bị mất nước

Uống ít nước khiến cơ thể không đủ nước cho cơ thể hoạt động, đặc biệt là não bộ khiến chúng hoạt động trì trệ, chậm chạp. Từ đó gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt khó chịu, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

Ngủ dậy bị chóng mặt
Thiếu nước cơ thể sẽ hoạt động kém, trì trệ, giấc ngủ chập chờn và sau khi ngủ dậy bị chóng mặt
  • Căng thẳng, stress quá mức

Những người thường xuyên phải đối mặt với cơn stress hay áp lực kéo dài chắc chắn sẽ rất hiếm khi có được giấc ngủ ngon và chất lượng. Mà thay vào đó là tình trạng mất ngủ kéo dài, hay trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc và khó ngủ lại, ngủ dậy hay bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt…

  • Sử dụng gối không phù hợp

Những người có thói quen kê gối quá cao khi ngủ sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu lên não bị trì trệ. Còn khi dùng gối ngủ quá thấp sẽ dễ khiến máu dồn ứ lên não quá mức. Cả hai tình trạng này đều không tốt và có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt, đau đầu sau khi ngủ dậy.

  • Bật đèn khi ngủ

Ngủ trong điều kiện bật đèn sáng khiến não bộ nhầm lẫn đang là ban ngày và ít tiết ra melatonin hơn. Điều này khiến cho chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn, giấc ngủ ngắn hơn và ngủ không sâu giấc. Hậu quả là khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng trong vài giây. Vì vậy, hãy tạo thói quen tắt đèn khi ngủ hoặc chỉnh đèn ngủ với ánh sáng mờ dịu nhẹ hỗ trợ giấc ngủ.

  • Sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu

Nguồn ánh sáng xanh phát ra từ máy tính hay điện thoại là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho não bộ bị kích thích quá mức, ít sản sinh ra hormone melatonin gây khó ngủ, mất ngủ, từ đó làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, thức dậy bị chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, hãy dừng sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng để cơ thể sẵn sàng chìm vào giấc ngủ sâu.

  • Không gian ngủ không phù hợp

Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, quá ồn ào hay quá sáng, giường ngủ không sạch sẽ, không đủ êm ái… đều là những nguyên nhân làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Và sáng hôm sau bạn sẽ thức dậy với một trạng thái uể oải, hoa mắt, chóng mặt.

  • Thời gian ngủ không phù hợp

Những người ngủ ít hơn 8 tiếng/ đêm và kéo dài thường xuyên chắc chắn sẽ không thể có một giấc ngủ chất lượng được. Tình trạng này khiến bạn uể oải mệt mỏi và không có năng lượng, sự tập trung cho công việc, ngoài ra dễ bị chóng mặt sau khi thức dậy và đau đầu vào mỗi buổi trưa.

Không những vậy, những người ngủ nhiều hơn 80 – 100 phút/ ngày cũng rất dễ gặp phải tình trạng này. Khi ngủ quá lâu cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái ngủ sâu, làm giảm lượng máu lưu thông lên não, quá trình trao đổi chất chậm lại và hậu quả là gây ra chóng mặt khi thức dậy.

  • Có thói quen ngủ gục trên bàn

Tư thế ngủ gục trên bàn khiến cho các đốt sống cổ bị áp lực, dần dần bị thoái hóa cột sống gây đau nhức. Đồng thời, khiến cho quá trình lưu thông máu lên não cũng kém đi. Không những vậy, khi ngủ ở một tư thế như vậy quá lâu chắc chắn sẽ khiến bạn bị nhức mỏi và không thể ngủ sâu, ngủ ngon giấc được nên khi xảy ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt cũng là điều bình thường.

Ngủ dậy bị chóng mặt
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn và gây ra chóng mặt sau khi tỉnh dậy
  • Lạm dụng chất kích thích trước khi ngủ

Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… trước khi đi ngủ sẽ dễ khiến bạn mất ngủ. Bởi đây đều là những thứ có chứa chất kích thích, chúng tác động vào não bộ và khiến người bệnh tỉnh táo thậm chí là vào ban đêm. Chính vì vậy giấc ngủ đến muộn khi cơ thể đã mệt mỏi quá độ sẽ khiến bạn hoa mắt chóng mặt và uể oải sau khi thức dậy.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Tùy vào bệnh lý mắc phải mà chuyên gia sẽ đánh giá liệu có gây ảnh hưởng hay nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh hay không. Một vài bệnh lý được các chuyên gia liệt kê có biểu hiện ngủ dậy bị chóng mặt như:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng hít thở bị tắc nghẽn, trong lúc ngủ bạn bị dừng thở tạm thời nhưng không biết. Sự gián đoạn nhịp thời trong giây lát sẽ khiến cho mức độ oxy trong cơ thể xuống mức thấp, không cung cấp đủ lượng oxy lên não và hậu quả là dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy. Các chuyên gia cũng cho biết những người có thói quen ngủ ngáy, thừa cân béo phì, cổ ngắn… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

  • Bị rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não hay còn được gọi là thiếu máu lên não là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra chứng ngủ dậy bị chóng mặt kèm theo đau đầu, buồn nôn… Việc mắc một số bệnh lý về thần kinh chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.

  • Rối loạn tiền đình

Đây là căn bệnh xảy ra do một số nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, suy giảm chức năng tim, áp lực, stress trong thời gian dài… Và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này là tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt. Triệu chứng này thường xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng sớm, diễn ra đột ngột và khiến người bệnh choáng váng.

Ngủ dậy bị chóng mặt
Ngủ dậy bị chóng mặt là triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình, xảy ra phổ biến ở nữ giới
  • Bị thiếu máu

Hầu như ai cũng biết khi bị thiếu máu sẽ dễ bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Kèm theo đó là một số các triệu chứng khác như mệt mỏi, không có sức sống, ủ rũ, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt…

  • Lượng đường trong máu thấp

Hàm lượng đường trong máu phải được duy trì trong mức cho phép nhằm cung cấp năng lượng cần thiết đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chỉ số đường huyết xuống thấp khiến cơ thể suy giảm năng lượng, dễ gây ra hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu.

  • Huyết áp thấp

Tình trạng huyết áp thấp là một trong những bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là dạng huyết áp thấp tư thế đứng. Tức là khi bạn sẽ dễ dàng bị tụt huyết áp khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc ngược lại từ đứng sang ngồi. Tình trạng này khi xảy ra thường kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi mới ngủ dậy.

  • Suy tim

Tim là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể. Nhưng khi bị suy tim, chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể bị gián đoạn, huyết áp tăng giảm không kiểm soát và hậu quả là gây ra tình trạng chóng mặt.

  • Rối loạn thần kinh

Mắc phải một số bệnh lý về thần kinh như đa xơ cứng hay bệnh Parkinson cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

Ngủ dậy bị chóng mặt
Hầu hết những người bị rối loạn thần kinh đều thường xuyên gặp phải tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy
  • Rối loạn lo âu

Một số dạng bệnh rối loạn lo âu như trầm cảm, rối loạn cảm xúc… cũng có thể gây ra chóng mặt đơn thuần hay cảm giác đầu óc quay cuồng sau khi ngủ dậy và ở nhiều thời điểm khác.

Biện pháp chẩn đoán mức độ chóng mặt

Với những trường hợp chóng mặt nhẹ, thoáng qua và biến mất ngay thường không nguy hiểm, không bắt buộc phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Ngược lại, nếu nghi ngờ người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt là do bệnh lý, có dấu hiệu đột quỵ hoặc đã va chạm mạnh ở đâu đó, bác sĩ sẽ ngay lập tức yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau đây:

  • Kiểm tra chuyển động mắt: Bạn sẽ phải theo dõi một vật thể chuyển động để bác sĩ theo dõi và đánh giá sự chuyển động của mắt. Từ đó đưa ra đánh giá về mức độ hoạt động của não bộ.
  • Kiểm tra chuyển động đầu: Thực hiện xét nghiệm chuyển động đầu (Dix – Hallpike) thường được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị chóng mặt do một vị trí lành tính gây ra.
  • Bài test giữ thăng bằng khi đi bằng chân trần: Người bệnh đứng thẳng trên đôi chân trần và cố gắng hết sức để giữ thăng bằng trong một vài điều kiện khác nhau. Lúc này bác sĩ sẽ đánh giá và biết được vị trí nào trong hệ thống cân bằng mà bạn đang dựa vào nhiều nhất để chẩn đoán bệnh.
  • Thử nghiệm với ghế quay: Người bệnh ngồi trên một chiếc ghế quay được điều khiển bằng máy tính với tốc độ chậm hình vòng tròn. Còn khi tăng tốc độ di chuyển ghế sẽ chỉ di chuyển qua lại hình vòng cung nhỏ.
Ngủ dậy bị chóng mặt
Tùy vào đánh giá sơ bộ tình trạng ban đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện biện pháp chẩn đoán tương ứng

Ngoài những xét nghiệm trên, tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể phải thực hiện thêm xét nghiệm máu nhằm kiểm tra có bị thiếu máu hay nhiễm trùng không, một số kiểm tra chức năng tim mạch như điện tim, siêu âm tim hoặc kiểm tra não bộ như chụp MRI, CT scan…

Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt

Để có một buổi sáng tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh, bạn cần tập trung tìm cách xử lý tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt này càng sớm càng tốt. Tùy vào từng trường hợp với nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp.

Có những người bị chóng mặt nhẹ thường có thể tự khỏi nếu người bệnh chịu từ bỏ những thói quen xấu, nhưng nếu bị chóng mặt mức độ nặng, là dấu hiệu của bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu hơn. Một số biện pháp cải thiện tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt đơn giản như:

  • Sau khi tỉnh giấc, đừng vội đứng bật dậy ngay mà hãy nghiêng người sang một bên đợi vài giây mới từ từ đứng dậy.
  • Nếu cơn chóng mặt ập đến hoặc có xu hướng lâng lâng hãy di chuyển chậm lại, nếu có chỗ ngồi hãy từ từ ngồi xuống nghỉ ngơi để cơn chóng mặt qua đi.
  • Nếu cơn chóng mặt của bạn xảy ra do say tàu xe hãy cân nhắc sử dụng nhóm thuốc kháng histamine. Một vài loại phổ biến như:  Meclizine (Dramamine) hoặc Dimenhydrinate (Besttrip), Diphenhydramine (Nautamine)… Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây mất ngủ.
  • Hãy tạo thói quen uống ngay một ly nước lớn khi vừa thức dậy. Bên cạnh đó, bổ sung ít nhất 8 ly nước/ ngày hoặc hơn nếu bạn hoạt động ra nhiều mồ hôi hoặc đang trong thai kỳ và nhớ nguyên tắc uống nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
  • Từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác từ 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ chất lượng.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và những loại thực phẩm tươi ngon để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Không nên sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Thời gian ngủ tốt nhất là trước 22 giờ tối, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ đêm và ngủ 20 – 30 phút vào buổi trưa. Thói quen này sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra trơn tru, bạn dễ dàng ngủ sâu và không còn chóng mặt sau khi ngủ dậy.
  • Ngủ đúng tư thế, tốt nhất là nằm ngửa hoặc nghiêng sang trái để tuần hoàn máu diễn ra được bình thường.
  • Vận động tập luyện thể dục thể thao ít nhất 15 – 30 phút/ ngày để hỗ trợ lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể dẻo dai.
  • Tránh “tham công tiếc việc” dẫn đến quá sức, stress và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Có thể thấy, tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt dù xảy ra phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không xử lý điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu sau một thời gian mà triệu chứng không cải thiện dù đã áp dụng nhiều cách, hãy sớm tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...