Đau Đầu Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

2Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý xảy ra ở nhiều đối tượng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày mà còn là tiền đề của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy hướng khắc phục tình trạng này như thế nào hiệu quả và an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau đầu mất ngủ là bệnh gì

Đau đầu mất ngủ là cảm giấc rất khó chịu, khiến bạn mệt mỏi tột độ khi vừa chịu đựng cơn đau nhức vừa không thể ngủ được vào ban đêm hoặc ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ thức giấc và uể oải, thiếu sức sống khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Cơn đau đầu thường xuất hiện sau bữa tối, trước giờ đi ngủ và kéo dài cho đến đêm khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn. Vị trí đau đầu thường gặp nhất là ở nửa đầu, vùng trán, sau gáy hoặc đau toàn bộ vùng đầu… Tùy vào từng người mà cơn đau sẽ có những biểu hiện khác nhau, có người đau nhói, đau âm ỉ, râm ran nhưng cũng có người đau dồn từng cơn theo nhịp đập… Thậm chí còn kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt…

Theo các chuyên gia, chứng đau đầu mất ngủ thực chất không phải bệnh, nếu nó chỉ xảy ra đột ngột và biến mất nhanh thì bạn không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng nhưng hông khỏi thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

  • Mất ngủ kinh niên: Mất ngủ kinh niên là căn bệnh mất ngủ mãn tính, là một dạng rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài và thường xuyên tái đi tái lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
  • Suy nhược thần kinh: Đây là tình trạng hệ thần kinh trung ương bị rối loạn do bị tác động từ nhiều nguyên nhân, điển hình là áp lực, stress.. Biểu hiện của bệnh là bạn thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, đau đầu thường xuyên, tay chân run rẩy, tim đập nhanh và khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: hay còn được gọi là chứng rối loạn tuần hoàn máu não khiến cho quá trình lưu thông máu đến não bộ kém đi, từ đó gây ra choáng váng, hoa mắt, đau đầu, mất thăng bằng, giảm tập trung, suy giảm trí nhớ….
Đau Đầu Mất Ngủ
Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình…
  • Rối loạn tiền đình: Đau đầu mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiền đình. Ngoài các triệu chứng này, người bệnh còn thường xuyên gặp phải vài triệu chứng khác như ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon, thiếu ngủ…
  • Bệnh tiểu đường: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều phải thường xuyên đối mặt với tình trạng đau đầu mất ngủ dài ngày, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
  • Bệnh đau nửa đầu migraine: Bệnh này còn được gọi là chứng đau đầu vận mạch với một số triệu chứng đặc trưng như: đau đầu kèm theo các cơn giật thon thót, mức độ đau rất kinh khủng và kéo dài từ 4 – 72 tiếng kèm theo một số triệu chứng khác như sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng, có cảm giác buồn nôn, nôn…
  • U não: Đây là căn bệnh khá hiếm gặp, là tình trạng não bộ xuất hiện khối u. Khi khối u càng phát triển lớn lên gây chèn ép lên não bộ và ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng bất thường, trong đó có tình trạng đau đầu mất ngủ.

Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mất ngủ

Theo các chuyên gia, chứng đau đầu và mất ngủ kéo dài có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến thường gặp và được chia làm 4 nhóm chính sau:

1. Thay đổi thời tiết đột ngột

Những người có bị suy giảm sức đề kháng, cơ địa yếu kém hoặc thường xuyên ốm vặt sẽ rất dễ bị tác động bởi một số tác nhân bên ngoài như: khí hậu nóng ẩm thất thường, thời tiết lúc nóng lúc lạnh, đặc biệt là vào thời điểm tiết trời giao mùa… Lúc này, cơ thể người bệnh không kịp thời thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt này sẽ gây ra một số triệu chứng như đau đầu mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn…

2. Do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng kém khoa học

Việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất khiến và sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, nghiện các thiết bị điện tử… khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất để tái tạo năng lượng giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Kèm theo đó là những thói quen xấu trong sinh hoạt, ngủ nghĩ như thức khuya, ngủ ngày cày đêm, ngủ trưa quá lâu… kéo dài và tích lũy mỗi ngày một chút và khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau đầu mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tinh thần kiệt quệ…

3. Các vấn đề về tâm lý

Các chuyên gia cho biết, các yếu tố tâm lý và cảm xúc tiêu cực kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mất ngủ. Tình trạng này thường xảy ra với những người thường xuyên chịu áp lực cao, căng thẳng và lo âu quá độ, thiếu ngủ trong thời gian dài, chủ yếu là nhân viên văn phòng, học sinh vào mùa thi cử…

Ngoài ra, khi đối mặt với những tình huống gây cảm xúc mạnh mẽ khó kiềm chế như quá buồn bã, tức giận, sợ hãi hoặc vui quá… cũng là một trong những tác nhân gây ra chứng đau đầu mất ngủ.

Đau Đầu Mất Ngủ
Thường xuyên đối mặt với áp lực, căng thẳng hay các cảm xúc mạnh mẽ khác là nguyên nhân gây ra đau đầu mất ngủ

4. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh dị ứng, thuốc lợi tiểu, cảm cúm… lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu mất ngủ, giảm tập trung, mệt mỏi, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc…

5. Một số bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, chứng đau đầu mất ngủ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

  • Người có tiền sử mắc một số bệnh lý như viêm dây thần kinh do bị thủy đậu, Zona, quai bị, bệnh Parkinson…
  • Bệnh thiếu máu não
  • Thoái hóa cột sống cổ
  • Đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, hạ đường huyết

Phân loại và triệu chứng nhận biết khi bị đau đầu mất ngủ

Qua rất nhiều nghiên cứu, chứng bệnh đau đầu mất ngủ được chia làm 4 loại chính và mỗi loại sẽ có triệu chứng khác nhau:

1. Đau đầu do căng thẳng quá mức

Căng thẳng, kiệt sức quá mức là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau đầu mất ngủ. Trong trường hợp này, cơn đau có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, vì đây cũng là lúc cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, hết năng lượng.

Một số dấu hiệu đặc trưng của tình trạng đau đầu mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi như:

  • Đau nhói đầu hoặc âm ỉ, râm ran khó chịu.
  • Bùng phát cơn đau nửa đầu, nhanh chóng lan xuống vùng cổ và vai gáy.
  • Một số vùng xung quanh nhu sau tai, trán… cũng bị đau nhức theo.

2. Đau nửa đầu mất ngủ

Đau nửa đầu mất ngủ chủ yếu xuất hiện ở vùng sau gáy và có mức độ rất dữ dội khi xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: stress, rối loạn nội tiết tố do mang thai, rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh… hoặc nằm ngủ sai tư thế.

Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như: khó ngủ, mất ngủ, buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, đột ngột suy giảm thị lực, choáng váng, hoa mắt…

Đau Đầu Mất Ngủ
Chứng đau đầu mất ngủ được chia làm nhiều dạng, mỗi dạng có các triệu chứng khác nhau

3. Đau đầu thành từng cụm vào ban đêm

Tình trạng đau đầu mất ngủ này được diễn tả giống như cảm giác có vật gì găm vào trong mắt. Tình trạng này thường diễn ra khoảng vài lần hoặc vài tháng/ tuần. Các cơn đau đầu thường xảy ra khoảng vài tiếng trước khi đi ngủ gây khó ngủ, mất ngủ kèm theo một số triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau thắt thành từng cụm dữ dội, đặc biệt là ở vùng quanh mắt.
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Bắt đầu với cơn đau nửa đầu và dần lan rộng ra toàn vùng đầu.
  • Đau mắt, chảy nước mắt, sụp mí.
  • Da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống, ửng đỏ, sần sùi.

4. Đau đầu vùng hạ thần kinh

Cơn đau này cũng là dạng xảy ra khá phổ biến, xảy ra trong lúc ngủ và cùng một thời điểm nhất định. Đây được gọi là chứng đau đầu vùng hạ thần kinh, tuy nhiên khá hiếm gặp và thường xuất hiện sau độ tuổi 50. Ban đầu chỉ đau râm ran, âm ỉ về sau mức độ đau càng tăng nặng kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu âm ỉ sau khi vừa ngủ dậy, tần suất 10 đêm/ tháng, kéo dài từ 15 phút đến 4 tiếng mới hết.
  • Kèm theo đau nhức mỏi cơ, buồn nôn, mệt mỏi.

Bị đau đầu mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia, nếu thỉnh thoảng bạn bị đau đầu mất ngủ, chúng chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn và biến mất thì hoàn toàn không phải vấn đề đáng lo. Lúc này, bạn chỉ cần áp dụng một số cách ngủ nhanh và sâu hoặc một vài thao tác chuẩn bị trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện đáng kể cơn đau và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Nhưng ngược lại, nếu tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài, ngày càng có xu hướng tăng nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, dù đã áp dụng nhiều cách chứng tỏ đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Nếu đau đầu mất ngủ kèm khó thở: Cảnh báo bệnh tim mạch (thiếu máu cơ tim, van tim, bệnh mạch vành…) hoặc các vấn đề bất thường ở hệ thần kinh.
  • Nếu đau đầu mất ngủ kèm ù tai: Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bệnh huyết áp, u não…
  • Nếu đau đầu mất ngủ kèm choáng váng: Nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu, xơ vữa động mạch, tim mạch, khối u…
  • Nếu đau đầu mất ngủ kèm suy giảm trí nhớ: Bị thiếu máu lên não, hệ  thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, rối loạn cảm xúc, trần cảm, mất trí nhớ…
  • Nếu đau đầu mất ngủ sau gáy: Cảnh báo huyết áp tăng hoặc bị tăng áp lực nội soi…

Phương pháp điều trị đánh bay đau đầu mất ngủ

Chứng đau đầu mất ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bạn, thậm chí gây hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, điều cần thiết phải làm ngay chính là tìm hiểu các cách điều trị, giảm đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, an toàn và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.

Chữa đau đầu mất ngủ là sự kết hợp của nhiều giải pháp khác nhau. Tham khảo một số cách sau đây để đánh bay tình trạng này.

1. Áp dụng các mẹo giảm đau đầu mất ngủ tự nhiên tại nhà

Đây là nhóm phương pháp được nhiều người ưa thích và chọn lựa. Ưu điểm của chúng là cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu mất ngủ mà không cần phải dùng đến thuốc Tây hay bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào, nhờ đó giảm thiểu tối đa tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.

Chườm lạnh/ chườm ấm

  • Chườm lạnh: Khi bùng phát cơn đau đầu hãy chườm lạnh ngay sẽ giúp giảm nhanh mức độ đau. Bạn có thể dùng tấm vải bọc một cục đá lạnh, dùng một chai nước đá hay bất kỳ loại rau củ đông lạnh nào cho vào túi vải rồi chườm trực tiếp lên trán, thái dương. Chườm khoảng 15 phút và tiếp tục nằm thư giãn để cơn đau biến mất hẳn.
  • Chườm ấm: Ngoài lạnh thì nhiệt độ ấm cũng có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả và đặc biệt mẹo này phù hợp với những vùng như cổ, da đầu. Dùng túi chườm chuyên dụng, đổ nước nóng vào đậy kín nắp, dùng một chiếc khăn cotton thấm nước ấm hoặc đứng dưới vòi sen để nước ấm chảy từ trên đầu xuống là những cách đơn giản bạn có thể chọn lựa và thực hiện. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý về nhiệt độ của nước, tránh dùng nước quá nóng vì rất dễ gây bỏng và càng khiến đau đau khó chịu hơn.

Thiền ngủ, massage

  • Massage

Đây là một trong những phương pháp truyền thống giúp cải thiện hiệu quả chứng đau đầu mất ngủ. Massage xoa bóp giúp tác động đến các huyệt vị, mao mạch dưới da, kích thích quá trình tuần hoàn máu đến khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ, từ đó làm giảm nhanh chóng cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Cách thực hiện: Dùng các ngón tay xoa bóp, chà xát nhẹ nhàng vào vùng thái dương, gáy và vai. Đây là những vị trí giúp làm dịu cơn co thắt gây đau đầu. Để thực hiện tốt nhất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người khác.

Đau Đầu Mất Ngủ
Massage huyệt vị giúp kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chứng đau đầu mất ngủ hiệu quả
  • Thiền ngủ

Sau khi massage xong, bạn có thể kết hợp thiền ngủ 10 phút trước khi lên giường. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn ngồi trên giường hoặc bất kỳ vị trí nào cảm thấy thoải mái nhất, khoanh hai chân đan vào nhau, hai tay đặt hờ trên hai đầu gối, lưng thẳng, mắt nhắm và tĩnh tâm tuyệt đối.

10 phút này đóng vai trò quan trọng giúp bạn giải phóng nguồn năng lượng xấu, xua tan mệt mỏi, đánh bay stress và suy nghĩ tích cực hơn. Nhờ đó, giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn vào ban đêm và đem lại những cải thiện tốt cho sức khỏe.

Thực hiện bài tập chữa mất ngủ

Để cải thiện tình trạng đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay bài tập sau đây:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hai tay chống trên hông, hai chân dang rộng hơn gấp đôi vai. Đặt một vật như gối hoặc sách ngay ngắn trước mặt.
  • Bước 2: Hít thở đều đặn, cúi người về phía trước sao cho tay chạm mặt sàn, ngón tay và ngón chân cùng hướng về phía trước.
  • Bước 3: Đặt đỉnh đầu chạm vào vật đã đặt sẵn phía trước mặt và kéo căng cột sống.
  • Bước 4: Hai mắt nhắm hờ, hít thở từ từ bằng mũi.
  • Bước 5: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 phút thì đứng dậy từ từ, quay về tư thế ban đầu.

Một số kỹ thuật thư giãn

Hãy thử một số kỹ thuật thư giãn dưới đây để làm giảm triệu chứng đau đầu gây mất ngủ:

  • Bạn nằm thư giãn trên giường, tắt đèn và yên tĩnh tuyệt đối. Tiếp theo, gồng căng phần bắp chân rồi thả lỏng. Thực hiện thao tác tương tự ở các vùng cơ cẳng chân, đùi… Sau đó, gồng tiếp các cơ bắp phía trên rồi thả lỏng, cứ thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi có cảm giác mỏi là được.
  • Nằm hoặc ngồi thư giãn trên giường, thả lỏng toàn bộ cơ thể, nhắm mắt, suy nghĩ đến những điều tích cực và tưởng tượng những điều bản thân yêu thích như một cánh đồng xanh, hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, tưởng tượng và cảm nhận gió luồn qua da… Khi trí tưởng tượng được phát huy hết mức, bạn phải luôn giữ hơi thở sâu và từ từ.

Liệu pháp mùi hương

Từ lâu, liệu pháp mùi hương đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần. Tùy vào sở thích của từng người mà có thể sử dụng tinh dầu hương hoa hay nến thơm tùy ý, từ đó sẽ có nhiều cách sử dụng như: khuếch tán bằng máy xông, đốt nến, nước xịt phòng, trồng cây hoặc mùi hương từ một số sản phẩm thoa da…

Một số mùi hương tốt cho sức khỏe và giảm đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả bạn không nên bỏ qua như:

  • Hoa oải hương: Tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu, kiểm soát nhịp tim, an thần, ngủ ngon hơn…
  • Cam Bergamot: Có tác dụng làm giảm nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol, cải thiện tâm trạng, giảm âu lo, xoa dịu não bộ, giảm đau đầu mất ngủ…
  • Vani: Ổn định tinh thần, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, giảm tăng động, hỗ trợ an thần và dễ ngủ hơn.
  • Bạc hà: Hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu, chống buồn nôn và an thần tốt.
  • Long não: Mùi hương có tác dụng giảm mức độ đau đầu do stress, căng thẳng quá mức và giảm đau tại chỗ, giúp bạn dễ chịu thoải mái chìm vào giấc ngủ sâu.

Tắm nước ấm

Theo các chuyên gia, đau đầu là do các mạch máu của hệ thần kinh bị thu hẹp lại do nhiều tác động. Để cải thiện nhanh tình trạng này, các chuyên gia khuyến khích bạn nên tắm nước ấm trước giờ đi ngủ. Cụ thể, việc tắm vòi hoa sen hoặc ngâm mình vào làn nước ấm sẽ kích thích tim hoạt động nhanh và mạnh hơn.

Đây được xem là bài tập dành cho tim và các mạch máu, tạo áp lực về thể chất dẫn đến kết quả tăng cường chức năng hoạt động, kích thích quá trình tuần hoàn máu đến não bộ, giảm áp lực lên mạch máu và giảm đau đầu hiệu quả. Không những vậy, nước ấm còn giúp các cơ thư giãn, thoải mái đầu óc và dễ ngủ hơn.

Đau Đầu Mất Ngủ
Tắm nước ấm giúp giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, giảm đau đầu và giúp bạn ngủ ngon sâu giấc hơn

Ngâm chân nước ấm

Theo y học hiện đại, đôi bàn chân được xem là trái tim thứ 2 của cơ thể vì bộ phận này chứa vô số dây thần kinh và có đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng. Và ngâm chân là một hình thức chăm sóc sức khỏe tuyệt vời, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hệ thống nội tiết, nâng cao tuổi thọ…

Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp xua tan mệt mỏi, xoa dịu hệ thần kinh, ức chế những tổn thương đến vỏ đại não và phục hồi sức khỏe, tạo ra giấc ngủ sâu, liền mạch và sảng khoái khi ngủ dậy. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ dù bạn có mắc chứng đau đầu mất ngủ hay không.

Một số bài thuốc ngâm chân đơn giản, dễ thực hiện như:

  • Nước nóng + dấm
  • Nước nóng + muối
  • Nước nóng + sả
  • Nước nóng + gừng tươi
  • Nước nóng + vỏ bưởi, vỏ cam
  • ….

2. Sử dụng thuốc Tây giảm đau, dễ ngủ

Những cơn đau đầu mất ngủ đột ngột khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Vì chỉ có dùng thuốc Tây mới đem lại hiệu quả giảm đau và an thần nhanh chóng. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như:

  • Thuốc bình thần: Có tác dụng gây ngủ tức thì thông qua việc ức chế hệ thần kinh. Một số loại thuốc phổ biến như Rotunda, Bromazepam, Diazepam, Clonazepam… Tuy nhiên, vì thuốc có tác dụng gây ngủ khá mạnh nên chỉ áp dụng cho người bị đau đầu mất ngủ nặng. Khi sử dụng cần tuân thủ liều dùng, tuyệt đối không lạm dụng để tránh làm suy giảm trí nhớ.
  • Thuốc an thần: Đây cũng là một trong những loại thuốc gây ngủ khá mạnh, trong đó điển hình là thuốc Olanzapine, Amisulpride… Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là làm tăng cân nhanh chóng vì kích thích cảm giác ăn ngon miệng.
  • Thuốc ngủ: Nhóm thuốc này gây ra cơn buồn ngủ nhanh và mạnh hơn nhóm thuốc bình thần, có thể kể đến một số loại như Zolpiem, Phenobarbital… Vì đây là thuốc ngủ mạnh nên chỉ sử dụng khi được kê đơn, dùng trong thời gian ngắn, nếu dùng trên 3 ngày có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, táo bón…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng: Loại thuốc này có tác dụng ức chế hệ thần kinh, làm dịu não bộ, ổn định cảm xúc… Ưu điểm của nhóm thuốc này là dù sử dụng lâu dài cũng không gây nhờn thuốc. Chỉ cần tuân thủ liều dùng sau 3 – 4 tuần sẽ giúp cải thiện giấc ngủ rõ rệt.
  • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc giảm đau giúp cắt nhanh cơn đau đầu đột ngột, hỗ trợ người bệnh chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số loại giảm đau phổ biến như: Paracetamol, Ibuprofen, Asoirin, Cinnarizin…
Đau Đầu Mất Ngủ
Thuốc an thần và thuốc giảm đau là 2 nhóm thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị đau đầu mất ngủ

Lưu ý: Dùng thuốc Tây chữa đau đầu mất ngủ đem lại hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ như gây nghiện thuốc, nhờn thuốc, nặng hơn là ảnh hưởng gây suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng như tim mạch, hệ tiêu hóa…

3. Tận dụng các loại thảo dược thiên nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược chứa hoạt chất an thần và giảm đau tự nhiên, hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu và chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Có thể kể đến một số loại thảo dược như:

  • Cây lạc tiên

Trong lạc tiên có chứa một số thành phần như saponin, flavonoid và alcaloid, đây đều là những chất giúp tác động nhẹ nhàng lên hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh giảm đau đầu và dễ ngủ hơn.

Cách thực hiện: Dùng 15g lạc tiên khô sắc lấy nước uống hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến lạc tiên thành các món ăn ngon tốt cho sức khỏe.

  • Gừng

Gừng được mệnh danh là “thần dược” chữa mất ngủ và giảm đau đầu cực kỳ hiệu quả. Trong gừng có chứa một số hoạt chất chống viêm làm ức chế cơn đau đầu và đồng thời giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Chính vì vậy, khi bị đau đầu mất ngủ hãy tích cực uống trà gừng hoặc nước cốt gừng để đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách thực hiện: Dùng 1 củ gừng rửa sạch, đập dập, cho vào nồi nước 500ml và đun sôi lên. Cho vào một ít đường phèn tạo vị ngọt rồi tắt bếp. Rót ra ly và thưởng thức khi còn ấm nóng, nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút là tốt nhất.

Đau Đầu Mất Ngủ
Uống trà gừng trước khi đi ngủ 30 phút giúp làm dịu thần kinh, giảm đau đầu và dễ ngủ hơn
  • Bạc hà

Từ lâu, bạc hà được biết đến là loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Trong đó, không thể không kể đến khả năng giảm đau đầu, an thần, giảm các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, nôn… nhờ một số hoạt chất giảm đau, làm xoa dịu hệ thần kinh trong phần tinh dầu.

Cách thực hiện: Đun sôi khoảng 300ml nước cùng vài lá bạc hà tươi trong vòng 10 phút là có thể sử dụng được. Khuyến khích uống ít nhất 2 ly/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

4. Chữa đau đầu mất ngủ theo Đông y

Chữa đau đầu mất ngủ theo Đông y là phương pháp được nhiều người chọn lựa không kém gì so với các biện pháp khác. Trong Đông y, có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng đau đầu mất ngủ này, có thể kể đến như:

Bài thuốc Đông y

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoàng kỳ, phục thần, dạ giao đằng, đảng sâm, đương quy và long nhãn mỗi loại 15g, 10g bạch truật, 3g táo nhân va 8g viễn chí. Sắc mỗi ngày 1 thang uống liên tục trong vòng 1 tháng.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị mạch môn, phục thần và thiên môn mỗi loại 12g, huyền sâm, sinh địa và viễn chí mỗi loại 10g, đương quy, bá tử nhân, đơn sâm và toan táo nhân mỗi loại 15g, 6g hoàng liên và 3g nhục quế. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị chi tử, bán hạ, hoàng liên, trần bì, chỉ xác và trúc nhự mỗi loại 10g sắc riêng lấy nước. Tiếp theo, sắc riêng từ thạch và long cốt mội loại 30g. Đổ chung 2 phần nước thuốc lại với nhau và thêm vào bột hổ phách để uống.

Vật lý trị liệu

Song song với các bài thuốc uống, điều trị đau đầu mất ngủ theo Đông y còn kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả.

  • Châm cứu: Phương pháp này sử dụng kim châm nhằm tác động vào một số huyệt vị, giải phóng sự chèn ép lên hệ thần kinh và kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin. Hormone này giúp tuần hoàn máu não trơn tru, thư giãn các cơ và tạo cảm giác buồn ngủ tự nhiên, ngủ sâu và ngon hơn. Một số huyệt đạo phổ biến như: huyệt Tam âm giao, huyệt Thái xung, huyệt Bạch nội, huyệt Thần môn, huyệt Chương Môn…
  • Bấm huyệt: Tương tự với châm cứu, bấm huyệt chữa mất ngủ là phương pháp sử dụng lực cơ học tác động lên các huyệt đạo nhằm khơi thông quá trình tuần hoàn máu, giảm đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số huyệt có thể tác động được như huyệt Dũng tuyền, huyệt Thần môn, huyệt Phong Trì, huyệt Nội quan…
  • Thủy châm: Đây là phương pháp kết hợp giữa Đông y và Tây y, sử dụng thuốc tiêm tại chỗ hoặc toàn thân đưa vào cơ thể thông qua các huyệt đạo như huyệt Thận du, huyệt Tâm du, huyệt Can du… Phương pháp này khá hiệu quả, có đến 90% trường hợp cải thiện giấc ngủ rõ rệt. Thường thì liệu trình thủy châm thường được thực hiện 1 lần/ ngày, 2 – 3 huyệt/ lần và kéo dài từ 10 – 15 lần.

Đau đầu mất ngủ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ cách điều trị và trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc phòng ngừa nhằm cải thiện giấc ngủ, tránh tái phát cơn đau đầu. Chủ động thăm khám để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...