Suy Thận Ăn Bánh Mì Được Không? Hướng Dẫn Dùng Chi Tiết 

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bánh mì là một thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn băn khoăn không biết bị suy thận ăn bánh mì được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác trong nội dung bài viết sau đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Bệnh suy thận ăn bánh mì được không?

Bánh mì là một thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới, được làm từ bột mì, nước và men. Bên cạnh vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, bánh mì còn chứa nhiều chất xơ, vitamin B6, sắt, magie,… Chúng có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, thúc đẩy trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Do đó rất nhiều người có thói quen ăn bánh mì vào buổi sáng hoặc các bữa chính trong ngày. Vậy với bệnh nhân suy thận ăn bánh mì được không? Câu trả lời là có thể sử dụng.

Người bị suy thận có thể sử dụng được bánh mì
Người bị suy thận có thể sử dụng được bánh mì

Sử dụng bánh mì đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang đến những lợi ích cho người bệnh như sau:

  • Cung cấp năng lượng: Bánh mì có chứa hàm lượng tinh bột rất cao, giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
  • Chất xơ: Bánh mì có chứa lượng chất xơ rất cao, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Vitamin và khoáng chất: Bánh mì cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, sắt, magie, canxi…

Mặc dù người bị suy thận có thể dùng bánh mì. Tuy nhiên do bánh mì có chứa natri, đường và photphat, những chất này đều làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy người bệnh cũng không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này.

Chuyên gia cho biết, nếu người bệnh ăn quá nhiều bánh mì trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại sau:

  • Đường huyết tăng đột biến: Trong 100g bánh mì sẽ có 42,2g đường. Do đó nếu bạn thường xuyên ăn bánh mì vào buổi sáng sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao, đồng thời cũng làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh. Từ đó dễ dẫn đến bệnh tiểu đường, làm trầm trọng thêm bệnh suy thận.
  • Suy giảm chức năng thận: Bánh mì có chứa hàm lượng kali và photpho cao. Hai khoáng chất này có thể gây hại cho thận. Khi chức năng thận suy yếu sẽ không thể bài tiết kali và photpho dư thừa ra ngoài, dẫn đến tích tụ trong máu, gây rối loạn nhịp tim, yếu cơ, thậm chí tử vong.
  • Tăng huyết áp và phù nề: Các loại bánh mì chế biến sẵn có thể chứa nhiều natri. Chất này có thể gây tăng huyết áp và phù nề, làm tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến suy tim, suy thận, sưng tấy ở chân, tay, mặt và khó thở.

Cách dùng bánh mì cho bệnh nhân suy thận

Bánh mì có thể là một phần trong chế độ ăn uống của bệnh nhân suy thận nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số cách dùng bánh mì cho bệnh nhân suy thận:

Lựa chọn bánh mì:

  • Nên chọn bánh mì trắng. Bởi loại bánh mì này có hàm lượng kali và photpho thấp hơn bánh mì nguyên cám, phù hợp với người bị bệnh suy thận.
  • Hạn chế dùng các loại bánh mì kẹp, bánh mì sandwich. Vì chúng thường chứa nhiều muối, chất béo và calo, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Nên chọn bánh mì ít gia vị, không sử dụng muối hoặc các loại gia vị mặn khi chế biến.
Nên chọn bánh mì trắng vì có hàm lượng kali và photpho thấp
Nên chọn bánh mì trắng vì có hàm lượng kali và photpho thấp

Lượng bánh mì:

  • Ăn bánh mì với liều lượng vừa phải, không nên vượt quá 1-2 lát bánh mì mỗi ngày.
  • Nên ăn bánh mì 1-2 buổi/tuần, người bệnh cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Cách chế biến:

  • Có thể tự làm bánh mì tại nhà để kiểm soát được nguyên liệu và cách chế biến.
  • Ăn bánh mì trực tiếp, hạn chế chiên rán để tránh tăng thêm lượng dầu mỡ.
  • Kết hợp bánh mì trắng với các loại trái cây ít kali như táo, lê, chuối,… để tạo thành bữa ăn sáng thơm ngon bổ dưỡng.

Lưu ý khác: 

  • Không nên ăn bánh mì với sữa đặc vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Không ăn bánh mì nướng cháy vì sẽ tạo ra nhiều chất gây ung thư.
  • Uống nhiều nước khi ăn bánh mì để giúp cơ thể bài tiết kali và photpho dư thừa.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị “suy thận ăn bánh mì được không?”. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn loại bánh mì phù hợp, liều lượng vừa phải và chế biến đúng cách. Đồng thời bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...