Suy Thận Có Ăn Được Cà Chua Không? Lưu Ý Cho Người Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cà chua là loại quả quen thuộc, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sử dụng cà chua đúng cách sẽ giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, xương khớp, tốt cho da, giúp sáng mắt và ngăn ngừa ung thư. Vậy người bị suy thận có ăn được cà chua không? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Người bị suy thận có ăn được cà chua không?
Bệnh nhân bị “suy thận có ăn được cà chua không” là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh hiện nay.
Cà chua là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thành phần của cà chua có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, bao gồm: Vitamin A, C, K, kali, magie, phốt pho, lycopene, chất xơ… Những dưỡng chất trên có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, tốt cho mắt, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
Tuy nhiên không phải người nào cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Theo các chuyên gia, bệnh nhân suy thận nên hạn chế sử dụng cà chua vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Nguyên nhân là bởi trong thành phần của cà chua có chứa nhiều kali. Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể sẽ không thể bài tiết kali dư thừa ra bên ngoài. Từ đó làm giảm kali huyết và gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe.
Ngoài ra, cà chua còn chứa oxalate, một chất có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Do đó đối với những người có tiền sử bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận nên hạn chế hoặc tránh ăn cà chua.
Lưu ý khi sử dụng cà chua cho người suy thận
Mặc dù được khuyên nên hạn chế sử dụng, tuy nhiên người bị bệnh thận vẫn có thể ăn cà chua và không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Nếu bạn dùng đúng cách thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng cà chua phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Chỉ nên ăn tối đa 1 quả cà chua/ngày, không nên dùng nhiều hơn liều lượng đã quy định. Nếu quá lạm dụng có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
- Chọn cà chua chín tới, vỏ căng mọng, màu đỏ tươi, không bị dập nát. Không dùng cà chua xanh, cà chua chưa chín. Vì hàm lượng kali trong cà chua xanh sẽ cao hơn cà chua chín.
- Tránh chọn cà chua bị dập nát, đã bị chín nũng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
- Nên bóc vỏ cà chua trước khi ăn để loại bỏ một phần oxalate.
- Nấu chín cà chua, không nên ăn cà chua sống, không uống sinh tố/nước ép cà chua vì chúng có chứa nhiều oxalate và kali.
- Ăn cà chua cùng với các thực phẩm giàu canxi như rau xanh lá đậm, trứng, thịt nạc, cá béo,… để giúp cơ thể hấp thụ hàm lượng canxi tốt hơn.
- Bệnh nhân suy thận nên theo dõi lượng phản ứng của cơ thể sau khi ăn cà chua để lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp. Nếu nồng độ kali trong máu tăng cao, cần giảm lượng cà chua tiêu thụ hoặc ngừng ăn cà chua hoàn toàn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc suy thận có ăn được cà chua không. Cà chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng để không làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.
Xem Thêm:
- Suy Thận Có Ăn Được Bí Đỏ Không? Tham Khảo Cách Dùng
- Suy Thận Có Ăn Được Đu Đủ Không? Hướng Dẫn Sử Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!