Suy Thận Có Ăn Được Rau Muống Không? Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bị suy thận có ăn rau muống được không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi rau muống là những thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận nên hạn chế ăn rau muống.

Lợi ích của rau muống đối với sức khỏe

Rau muống là một trong những loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt với hàm lượng khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể. Cụ thể trong thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, chất sắt và canxi. Hàm lượng sắt có trong rau muống mang lại lợi ích trong việc bồi bổ máu ở người bị thiếu máu. Trong khi đó, canxi có trong loai rau này rất tốt cho người bị huyết áp thấp và loãng xương.

Lợi ích của rau muống đối với sức khỏe
Rau muống là một trong những loại thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, trong rau muống có chứa lượng lớn protein, glucid, vitamin B1, B2, vitamin C,… Các thành phần dưỡng chất này không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mà còn cung cấp các khoáng chất, vi lượng cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hoá và nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Ngoài ra, ở phần non của rau muống có chứa thành phần có tác dụng tương tự như insulin. Do đó, người bị đái tháo đường có thể ăn từ 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Hơn nữa, ăn rau muống còn thúc đẩy nhuận tràng nên những trường hợp bị táo bón, kho tiêu thường được khuyến khích bổ sung loại rau này vào thực đơn thường xuyên.

Bên cạnh đó, ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng trong điều trị bệnh vàng da, các vấn đề về gan, bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu một cách tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, giúp mắt sáng, chống lão hoá,…. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại thì thực phẩm này cũng tồn tại một số hạn chế và không phải phù hợp với mọi đối tượng. Cụ thể:

  • Phần lớn rau muống được trồng nhiều ở nơi có nhiều nước như ao hồ nên có nguy cơ nhiễm nước bẩn, ký sinh trùng. Do đó, việc sử dụng rau muống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gặp các vấn đề nội tạng, đường ruột như nhiễm sán, đầy bụng, khó tiêu, sỏi đường mật,…
  • Những trường hợp đang áp dụng các bài thuốc Đông y nếu ăn rau muống có thể làm giảm hoặc thậm chí mất hoàn toàn công dụng của thuốc. Đặc biệt là những bài thuốc có vị độc cần thiết.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể nhưng bạn nên tiêu thụ rau muống ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra, cần lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh để tránh gây ra rủi ro không mong muốn.

Chuyên gia tư vấn: Người Bị Suy Thận Nên Ăn Rau Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Bị suy thận có ăn được rau muống không? Giải đáp

Rau muống là một trong những loại thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh thắc mắc “Bị suy thận có ăn được rau muống không”. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người bệnh liên quan đến các vấn đề về thận, nhất là suy thận thì không nên ăn rau muống. Việc tiêu thụ thực phẩm này nhiều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Bị suy thận có ăn được rau muống không? Giải đáp
“Bị suy thận có ăn rau muống được không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Theo đó, bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo người bị suy giảm chức năng thận nên kiêng hoặc hạn chế các nhóm thực phẩm giàu axit oxalic, trong đó có rau muống. Hàm lượng axit oxalic cao trong thực phẩm này được xem là nguyên nhân chính gây ức chế quá trình hấp thu kẽm và canxi. Lâu dần khiến các thành phần này tồn đọng trong ống thận, nước tiểu và gây suy giảm chức năng thận, thận chí gây ra sỏi thận.

Hơn nữa, việc tiêu thụ rau muống có thể làm tăng lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Tình trạng này không chỉ khiến các triệu chứng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, sỏi mật và nồng độ canxi trong nước tiểu.

Ngoài ra, những trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, người bị sỏi thận, bị vết thương mềm, thân thể hư hàn, suy nhược cũng nên hạn chế tiêu thụ rau muống để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

Bên cạnh việc kiêng rau muống, người bị suy thận nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng oxalat cao có trong cần tây, rau dền, rau cải, khoai lang, củ cải, đậu xanh, rau bina, rau cải xoăn, rau cải thìa, bắp cải, ớt, bí, rau mồng tơi, cà tím, cà rốt, đậu đữ,… Cùng với một số thực phẩm làm tăng axit uric như măng tây, măng muối, rau chân vịt, nấm,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị suy thận có ăn được rau muống không?” Để đảm bảo quá trình điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý trong suốt quá trình chữa trị.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...