Những Tác Hại Của Thiếu Ngủ Chớ Nên Xem Thường
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thiếu ngủ là một trong những vấn đề bình thường phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu thiếu ngủ kéo dài và diễn ra từ ngày này sang ngày khác thì nó sẽ trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại. Vì ngủ không đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và tinh thần của bạn.
Những tác hại của việc thiếu ngủ chớ xem thường
Ngủ là nhu cầu thiết yếu của con người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Và chính điều này khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như:
1. Dễ cáu gắt, khó chịu
Thiếu ngủ khiến bạn cực kỳ khó chịu và dễ tức giận cáu kỉnh với mọi thứ xung quanh. Theo các chuyên gia, khi ngủ không đủ giấc sẽ khiến họ thực hiện mọi việc không được hiệu quả, thường xuyên mắc sai lầm, đầu óc mơ màng dẫn đến khó suy nghĩ khiến cho tâm trạng bất ổn.
2. Giảm khả năng tập trung, không thể suy nghĩ
Trong giấc ngủ, não bộ sẽ được nghỉ ngơi và có thời gian sắp xếp lại ký ức, ghi nhớ những thông tin quan trọng. Chính vì vậy, đối với người bị thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và suy nghĩ, từ đó khiến bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc, thiếu sự sáng tạo và tập trung khi thực hiện bất kỳ công việc gì, quên trước quên sau, suy giảm trí nhớ.
3. Tăng nguy cơ mắc ung thư
Thiếu ngủ, ít ngủ có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc phải một số bệnh lý ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… Chẳng hạn theo một nghiên cứu cho thấy đối với phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những người bình thường.
4. Dễ mắc các bệnh tim mạch
Ngủ không đủ giấc ở những người vốn đã có sức khỏe yếu như có tiền sử bị huyết áp, người cao tuổi… càng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh, gây ra bệnh một số bệnh tim mạch như suy tim, đau tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… rất nguy hiểm.
5. Tăng nguy cơ bị tiểu đường
Thiếu ngủ lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý mãn tính và trong đó có bệnh tiểu đường. Cụ thể, thiếu ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực và tác động đến quá trình trao đổi chức năng và hệ nội tiết của cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa và gây ra tiểu đường. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ đêm sẽ tránh được các nguy cơ mắc bệnh có liên quan đến việc kháng insulin.
6. Suy giảm ham muốn tình dục, khó mang thai
Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, ít hơn 7,5 tiếng/đêm sẽ làm suy giảm khoảng 10 – 15% lượng hormone sinh dục. Tình trạng gián đoạn giấc ngủ kéo dài liên tục nhiều đêm còn làm giảm khả năng thụ thai ở cả nam và nữ giới. Thậm chí, thiếu ngủ còn làm mất đi ham muốn tình dục, tâm trạng trở nên cáu gắt, không ổn định cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến đời sống tình dục bị ảnh hưởng.
7. Thừa cân, béo phì
Một người khi ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp các cơ quan hoạt động theo chu trình lần lượt, nghỉ ngơi và phục hồi tái tạo năng lượng cho ngày tiếp theo. Ngược lại, khi thiếu ngủ mọi cơ quan sẽ hoạt động một cách trì trệ và trong đó có dạ dày. Khi ngủ quá ít cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone ghrelin kích thích cơn đói bụng và giảm hormone leptin tạo cảm giác no. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ăn đêm gây ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của dạ dày, tích tụ mỡ thừa và gây thừa cân, béo phì.
8. Lão hóa nhanh, gây hại cho da
Chỉ một đêm thiếu ngủ bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rõ rệt sự xuống sắc của bản thân, mắt thâm quầng, da xanh xao nhợt nhạt. Vì vậy bạn có thể thấy nếu thiếu ngủ trong thời gian dài thì cơ thể sẽ lão hóa nhanh đến mức nào, làn da sẽ mất đi độ đàn hồi, sáng mịn, tươi trẻ tự nhiên, thay vào đó sẽ dễ bị tổn thương, khô ráp, bong tróc, viêm nhiễm…
9. Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh
Thiếu ngủ trong thời gian dài làm phá vỡ hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể được tạo ra nhằm bảo vệ bạn khỏi virus, vi khuẩn chống lại bệnh cảm hay các bệnh thông thường. Chính vì vậy, việc bạn dễ dàng bị bệnh khi thời tiết thất thường hoặc các nguyên nhân đơn giản khác cũng là điều dễ hiểu.
10. Mắc các bệnh rối loạn thần kinh, trầm cảm
Thiếu ngủ, mất ngủ, khó ngủ hay bất kỳ vấn đề rối loạn giấc ngủ nào cũng đều có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào trầm cảm hoặc các dạng bệnh rối loạn thần kinh khác nhau. Lúc này, cả tinh thần và sức khỏe của bạn đều không ổn định, rối loạn và sa sút nghiêm trọng khiến bạn rơi vào trầm cảm lúc nào không biết.
11. Ngủ gật không kiểm soát
Việc thiếu ngủ thường xuyên vào ban đêm sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi và ngủ ngật mất kiểm soát vào ban ngày. Tình trạng ngủ gật thường xuyên khiến bạn giảm khả năng tập trung ngay cả khi đang làm việc, đang ăn, đang lái xe và dễ tai nạn cực kỳ nguy hiểm, để lại những hậu quả khó lường.
Gợi ý những cách trị bệnh thiếu ngủ hiệu quả
Tùy vào mức độ thiếu ngủ của từng người, từng độ tuổi cụ thể mà việc điều trị sẽ khác nhau. Những người bị thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài nặng xuất phát từ các bệnh lý mãn tính chắc chắn phải thăm khám tại bệnh viện để được can thiệp điều trị bằng các biện pháp y khoa. Còn những ai chỉ bị thiếu ngủ trong thời gian ngắn do thói quen sống kém khoa học, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây:
- Tránh lạm dụng caffein: Việc sử dụng caffein quá mức và gần sát giờ đi ngủ sẽ khiến bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Vì chất caffein trong cà phê phải mất từ 4 – 6 tiếng mới có thể được chuyển hóa hoàn toàn. Ngoài ra, một số loại thức uống khác như soda, trà đậm, socola và nước tăng lực… cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, hãy dừng sử dụng caffein sau buổi trưa và trước khi đi ngủ.
- Rượu, bia: Thường thì sau khi sử dụng rượu bia bạn sẽ rất nhanh chìm vào giấc ngủ, tuy nhiên giấc ngủ thường không chất lượng, tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm và rất đau đầu sau khi thức dậy.
- Không nên hút thuốc: Hàm lượng cao chất nicotine trong não bộ làm kích thích não bộ và khiến bạn càng bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Ngoài ra, hút thuốc lá quá mức cũng làm tăng nguy cơ ngủ ngáy và mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Ăn trễ: Ăn quá no vào bữa tối và ăn trước giờ lên giường đi ngủ khiến dạ dày gặp khó khăn trong việc chuyển hóa thức ăn, dễ bị buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng… khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngủ ngon thẳng giấc đến sáng. Vì vậy, hãy cố gắng ăn bữa tối trễ nhất là 3 tiếng trước giờ đi ngủ.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Điều chỉnh âm thanh, ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ, phù hợp để tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon. Tắt hết đèn hoặc vặn nhẹ xuống, chỉnh nhiệt độ mát mẻ và tắt hết các thông báo từ thiết bị điện tử tạo tiếng ồn để thúc đẩy giấc ngủ ngon. Ngoài ra, hãy sắp xếp gọn gàng các vật dụng trong phòng, sạch sẽ để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
- Vận động và ăn uống hợp lý: Thường xuyên tập thể dục và ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Cụ thể, tập thể dục sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa và khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ ngon hơn, còn ăn hoặc uống các loại thực phẩm có đặc tính an thần sẽ hỗ trợ kích thích cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
- Thiết lập đồng hồ sinh học tự nhiên: Tập thói quen ngủ và thức vào cùng một khung giờ cố định. Chỉ sau một thời gian thực hiện sẽ giúp cơ thể quen dần với khung giờ ngủ sinh học bình thường.
Hy vọng những kiến thức về tác hại của thiếu ngủ cũng như cách cải thiện lấy lại giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Hãy chủ động thay đổi những thói quen sinh hoạt cho phù hợp và kết hợp thăm khám điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem Thêm:
- Thiếu Ngủ Nhức Đầu Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
- Thiếu Ngủ Chóng Mặt Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!