Thiếu Ngủ Chóng Mặt Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thiếu ngủ chóng mặt là một trong những vấn đề thường gặp. Tình trạng này diễn ra thường xuyên không chỉ khiến bạn mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện tình trạng thiếu ngủ chóng mặt
Chứng thiếu ngủ chóng mặt thường xảy ra chủ yếu với các triệu chứng sau:
- Trằn trọc, mất ngủ, khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, mặc dù buồn ngủ nhưng không thể ngủ lại, dẫn đến thiếu ngủ, thức dậy cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Đến giờ đi ngủ thường phải mất một khoảng thời gian rất lâu mới có thể ngủ được, dù cơ thể đã rất mệt mỏi.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng, tinh thần sa sút.
Nguyên nhân gây ra thiếu ngủ chóng mặt
Theo các chuyên gia, cơ thể đột nhiên bị thiếu ngủ chóng mặt chắc chắn không phải vấn đề bình thường. Thông thường, tình trạng này thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Stress, căng thẳng quá mức
Những vấn đề, rắc rối trong cuộc sống, công việc, mối quan hệ… là nguyên nhân kích thích cơ thể bạn tiết ra nhiều hormone có hại, làm kích thích hệ thống thần kinh trung ương, từ đó gây ra tình tình trạng thiếu ngủ chóng mặt.
2. Do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng kém khoa học, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều đường khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng làm cho cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng. Bên cạnh đó, việc thu nạp các loại thực phẩm này còn khiến cho dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn, không được nghỉ ngơi và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Thậm chí, khi cơ thể không tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…
3. Thói quen sinh hoạt kém khoa học
Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, có thói quen thức khuya để làm việc, xem phim, đọc truyện… trong thời gian dài khiến nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bị rối loạn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Không những vậy, ngủ không đúng giờ giấc còn gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nhược cơ thể, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, xay xẩm…
4. Bị mất trí nhớ tạm thời
Tình trạng mất trí nhớ tạm thời xảy ra khiến cho não bộ và hệ thần kinh phải tăng cường hoạt động, cố gắng nhớ lại những thông tin trước đó đã từng bị lãng quên. Điều này vô tình khiến cho người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu ngủ chóng mặt, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm.
5. Bị thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não. Đây là tình trạng lưu thông máu đến não bị trì trệ, thuyên giảm, kéo dài lâu ngày sẽ làm giảm lượng máu và oxy lên não phục vụ cho việc nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, từ đó làm giảm hoạt động chức năng não.
Khi bị rối loạn tuần hoàn não, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu ngủ, dị cảm, rối loạn chú ý… Từ tình trạng này sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh lý khác như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cục máu đông hoặc dễ bị chấn thương té ngã trong quá trình làm việc, sinh hoạt, di chuyển… Ban đầu. các triệu chứng có thể chỉ là hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu ngủ nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm.
6. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Bệnh xảy ra với các triệu chứng cơ bản như mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu triền miên… Tình trạng này kéo dài không được khắc phục sớm sẽ khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, suy giảm chất lượng cuộc sống và dần dần dẫn đến suy nhược.
7. Huyết áp thấp
Huyết áp xuống thấp đột ngột làm cho nhịp tim bị rối loạn, quá trình bơm máu chậm lại khiến cho người người bệnh khó thở, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh và gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
8. Tai biến mạch máu não
Thiếu ngủ chóng mặt là một trong những triệu chứng không thể tránh khỏi khi mắc bệnh tai biến mách máu não. Đây là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như liệt nửa người, suy giảm trí nhớ…
9. Ung thư
Những người mắc bệnh ung thư là đối tượng dễ rơi vào trạng thái đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu ngủ vì họ thường cảm thấy buồn bã,
10. Trầm cảm
Theo một thống kê cho thấy, có đến 90% những người mắc bệnh trầm cảm đều gặp phải những vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…
11. Bệnh tim
Những người có tiền sử bệnh tim như rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ. Nguyên nhân là do khi bị bệnh tim, lượng máu tích tụ tại vùng quanh phổi khi người bệnh nằm và gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thiếu ngủ, mất ngủ, dễ thức giấc nửa đêm.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng
Vì bản chất của tình trạng thiếu ngủ chóng mặt chỉ là triệu chứng, biểu hiện của một vấn đề hay bệnh lý nào đó nên cách điều trị theo từng trường hợp cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Trước hết khi bị thiếu ngủ chóng mặt kéo dài, càng ngày càng tăng nặng về mức độ, thay vì chịu đựng tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị phù hợp nhất. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Chẳng hạn như nếu bạn chỉ bị thiếu ngủ chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc hoặc do nếp sinh hoạt không khoa học thì hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cách đơn giản như dừng uống thuốc, ngủ đúng giờ giấc… Còn trường hợp là biểu hiện của một số bệnh lý đáng lo ngại cần được can thiệp điều trị bằng một số biện pháp y khoa.
2. Điều chỉnh nhịp sinh học
Ngủ đúng giờ đúng giấc là một trong những cách cải thiện tình trạng thiếu ngủ chóng mặt hiệu quả. Tốt nhất bạn cần đi ngủ trước 23 giờ đêm và thức dậy vào buổi sáng 6 – 7 giờ, không ngủ nướng và không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/đêm, trong đó trẻ em và người trẻ tuổi cần ngủ nhiều hơn người lớn tuổi. Tuân thủ lịch thực hiện này sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn, đảm bảo thải độc nhanh, tránh tình trạng hoa mắt chóng mặt.
3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng thiếu ngủ, chóng mặt, mệt mỏi. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu từ thịt, cá, rau, củ quả, trái cây để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bản thân. Khuyến khích sử dụng các loại đậu, hạt khô, ngũ cốc, sữa chua, thực phẩm giàu vitamin C, vitamn B6, magie, canxi…
Uống đủ nước mỗi ngày, xen kẽ sử dụng các loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon và hỗ trợ lưu thông máu, bồi bổ khí huyết tốt hơn. Tránh sử dụng các chất kích thích chứa caffein, cồn như cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga, nước tăng lực… để tránh gây hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ…
4. Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột
Lúc nào cũng phải ghi nhớ tuyệt đối không được thực hiện thay đổi tư thế đột ngột và nhanh. Mọi động tác của bạn đều phải thực hiện từ từ, gồm ngồi dậy, đứng, khom cúi, ngửa đầu đều cần phải thực hiện chậm rãi. Những lúc có cảm giác chóng mặt, hãy nhắm mắt lại để hạn chế sự thu nhận tín hiệu của thị giác về thay không gian, giảm kích thích tiền đình.
Nếu bị ngủ dậy bị chóng mặt, bạn hãy lăn nhẹ vài vòng trên giường và từ từ ngồi dậy, sau đó uống một lý nước lớn để làm dịu cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố, hạn chế cúi người hay nghiêng quá mức.
5. Thực hiện các bài tập hỗ trợ
Chỉ với một số bài yoga đơn giản sau đây sẽ giúp bạn giảm nhanh chóng cơn chóng mặt, đau đầu và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Một số bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như:
- Tư thế Tadasana: Bài tập này ở tư thế đứng cơ bản dành cho những người mới tập. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đứng thẳng người sao cho cơ thể vuông góc với sàn nhà, hai chân chụm lại, bàn chân mở rộng để phân tán trọng lượng đều lên hai chân. Mở rộng hai vai, thư giãn và hít thở chậm rãi.
- Tư thế Svastikasana: Đây là tư thế ngồi thiền cơ bản giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng chóng mặt, giảm đau nhức, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho cơ lưng và hông. Bạn ngồi thẳng lưng, khoanh hai chân đan vào nhau, hai tay đặt hờ trên đùi và hít thở đều đặn, chậm rãi và thư giãn tuyệt đối.
- Tư thế Supta Padangusthasana: Bài tập này cũng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng chóng mặt hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh vùng hông, đùi, các cơ và giúp điều chỉnh tư thế đứng của bạn. Cách thực hiện như sau: bạn nằm thẳng trên thảm và duỗi thẳng hai chân. Tiếp theo, nâng cao chân phải sao cho càng gần với ngực càng tốt, chân còn lại giữ nguyên. Hai tay đặt hai bên, hít thở sâu và chậm rãi, từ từ hạ chân xuống, sau đó lặp lại tương tự với bên chân trái.
Lưu ý: Đối với người mới tập nên chọn mhững bài tập yoga cơ bản, dễ tập và tập từ từ để tránh khiến cho tình trạng chóng mặt của bạn càng nặng hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình tập cần kiên trì và kết hợp ăn uống đủ chất để đạt hiệu quả cao hơn.
6. Giảm căng thẳng, thoải mái
Luôn duy trì một tinh thần thoải mái, sảng khoái, suy nghĩ tích cực, lạc quan sẽ giúp cơ thể thả lỏng hoàn toàn vào ban đêm, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngược lại, những phiền muộn, lo âu, áp lực đè nặng khiến não bộ không được nghỉ ngơi sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ chóng mặt. Vì vậy, tốt nhất hãy cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành thời gian vui chơi, nghỉ ngơi để cơ thể được nghỉ ngơi, phòng ngừa suy nhược.
7. Dùng thuốc
Nếu các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, thiếu ngủ diễn ra quá mức, bác sĩ có thể kê đơn một vài loại thuốc nhằm mục đích làm giảm cơn chóng mặt cấp tính và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong đó chủ yếu là nhóm thuốc kháng histamine hoặc nhóm thuốc kháng tiết cholin (Scopolamine) nhằm ổn định cơn chóng mặt đang diễn ra dữ dội. Ngoài ra, sử dụng thêm một số loại thuốc an thần (Diazepam) để người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu và không bị gián đoạn.
Lưu ý các loại thuốc này phát huy công dụng dựa trên tác động lên hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như khiến người mệt mỏi, uể oải, lừ đừ… Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian sử dụng do bác sĩ chỉ định để giảm bớt ít nhiều tác dụng phụ.
Một số lưu ý giúp cải thiện chứng khó ngủ, thiếu ngủ, chóng mặt sau khi thức dậy
Để dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu vào ban đêm, hạn chế bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và thường xuyên mệt mỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây:
- Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, nhiệt độ vừa phải, mát mẻ, yên tĩnh và không có ánh sáng chói để giúp cơ thể nhận biết đến giờ đi ngủ, từ đó ngủ sâu và ngon hơn.
- Trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân bằng nước ấm để kích thích não bộ, xoa dịu thần kinh, giảm phóng áp lực, hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi.
- Bạn nên uống một ly sữa ấm và tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Nghe một bài nhạc du dương hoặc áp dụng các kỹ thuật ngủ, thả lỏng cơ thể nếu cảm thấy hơi khó ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, nệm, sử dụng tinh dầu thơm phòng để khử những mùi khó chịu. Điều này vừa giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại ký sinh trùng gây ngứa ngáy vừa giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thiếu ngủ chóng mặt và những hệ lụy khó lường của nó nếu không điều trị, chăm sóc kịp thời. Hãy chú ý quan sát những biểu hiện của bản thân và chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn phương án điều trị kịp thời, không để tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Xem Thêm:
- Thiếu Ngủ Nhức Đầu Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
- Thiếu Ngủ Nên Ăn Gì? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Thiếu Ngủ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!