Viêm Âm Đạo Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Bởi tình trạng viêm nhiễm và các biểu hiện lâm sàng tác động trực tiếp đến âm đạo. Hơn nữa, tác nhân gây bệnh có thể lây lan sang những cơ quan lân cận nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Giải đáp

Viêm âm đạo đề cập đến tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ra các biểu hiện như ngứa âm đạo, đau rát, khí hư có mùi hôi khó chịu, sưng đỏ vùng kín,… Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo chủ yếu là do mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo, nhiễm vi khuẩn, nấm, suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, vệ sinh vùng kín không đúng cách,…

Viêm Âm Đạo Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?
Tình trạng viêm âm đạo kéo dài có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai kỳ

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh viêm âm đạo thường bùng phát ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính là do độ pH trong môi trường âm đạo và nội tiết tố của cơ thể thay đổi bất thường. Cụ thể, nội tiết tố ở phụ nữ mang thai có thể bị thay đổi và dẫn đến biến đổi trong môi trường âm đạo và gây ra bệnh phụ khoa.

Bên cạnh đó, trường hợp lượng đường trong cơ thể của mẹ bầu tăng cao hoặc giảm nhanh cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và gây viêm âm đạo. Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học, có tiền sử mắc bệnh phụ khoa cũng có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh.

Về vấn đề “Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?” Các chuyên gia nhận thấy bệnh lý hiếm đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm âm đạo đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (nấm Candida albicans, vi khuẩn, Trichomonas, viêm âm đạo không nhiễm trùng,…), các biểu hiện lâm sàng, tình trạng sức khoẻ,…

Theo đó, 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm nguy hiểm nếu mẹ bầu không chữa trị dứt điểm bệnh viêm âm đạo. Bởi bệnh lý có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân so với những trẻ khác. Hơn nữa, vi khuẩn từ âm đạo có thể lây lan sang những cơ quan khác như tử cung, tiết niệu, cổ tử cung gây nhiễm trùng nặng nề hơn.

Trường hợp sinh thường, vi khuẩn và nấm men từ âm đạo có bám vào mắt trẻ và cơ thể trẻ sơ sinh gây viêm da, viêm niêm mạc miệng, viêm mắt, viêm đường hô hấp,… Nghiêm trọng hơn, nếu là bé gái có thể bị viêm âm đạo bẩm sinh. Căn bệnh này thường khó điều trị vì trẻ sơ sinh không thể sử dụng các loại thuốc điều trị như người trưởng thành.

Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Giải đáp 
Trường hợp sinh thường, vi khuẩn và nấm men từ âm đạo có bám vào mắt trẻ và cơ thể trẻ sơ sinh gây viêm da. viêm mắt,…

Có thể nhận thấy, viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, chị em cần chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai

Phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối bị viêm âm đạo thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác nóng rát, ngứa ngáy dữ dội, tấy đỏ vùng âm đạo
  • Rối loạn khí hư, lượng khí hư tiết nhiều hơn so với bình thường và kèm theo mùi hôi khó chịu. Màu sắc trắng đục hoặc vàng, xanh tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức lưng, có cảm giác lo lắng, bất an, không tập trung, dễ cáu gắt,…
  • Nhiều trường hợp bị tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu són

Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối

Việc điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai thường không gặp nhiều khó khăn nếu được phát hiện sớm. Chính vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Trường hợp bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chữa viêm âm đạo và hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Sau 1 – 2 tuần, viêm âm đạo được kiểm soát hoàn toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Thông thường, phương pháp điều trị viêm âm đạo mang lại hiệu quả tốt nhất là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Cách chữa này đã được các chuyên gia cứu nghiên cứu và chứng minh an toàn đối với cơ thể mẹ và thai nhi.

Trong trường hợp phát sinh các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc có thể do cơ địa người bệnh quá nhạy cảm hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu nhận thấy tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị để được xử trí đúng cách.

Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối 
Trường hợp bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị viêm âm đạo nếu chưa được thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn và gây ra rủi ro.
  • Vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Đồ lót, đồ dùng cá nhân cần được giặt giũ sạch sẽ và phơi ở nơi có nhiều nắng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây viêm nhiễm.
  • Các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dùng một số dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp, an toàn và chứa thành phần dịu nhẹ. Tránh dùng các loại nước rửa phụ khoa chứa nhiều chất tạo bọt, chất dễ gây kích ứng, dị ứng.
  • Có thể cải thiện các triệu chứng nấm âm đạo, viêm âm đạo bằng liệu pháp xông hơi vùng kín từ các loại thảo dược tự nhiên như lá lốt, lá trầu không, ngải cứu,… Tuy nhiên, hạn chế ngồi quá lâu vì có thể dễ bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi.
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, sinh hoạt điều độ để giúp tăng cường sức đề kháng và giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
  • Khám thai định kỳ là một trong những biện pháp cần thiết giúp sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai và điều trị đúng cách. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?” và một số vấn đề liên quan. Bị viêm âm đạo khi mang thai có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ và thai nhi nếu tiến triển nặng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...