Viêm Cầu Thận Có Nên Uống Nhiều Nước? Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không là câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Bên cạnh đó, lượng nước uống vào bao nhiều là đủ, uống như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây. 

Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?

Viêm cầu thận là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng các mạch máu nhỏ, các tế bào trong thận bị suy yếu. Hậu quả là mất chức năng lọc máu, khả năng đào thải chất cặn bã và điều hòa các chất điện giải. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như tăng huyết áp, sưng phù, thiếu máu nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Hầu hết những người mắc bệnh viêm cầu thận đều có chung một thắc mắc liệu có nên uống nhiều nước hay không hoặc uống như thế nào là đủ. Vì uống nhiều nước thì sợ thận sẽ càng yếu hơn, uống ít nước lại sợ cơ thể không đủ nước để hoạt động. Vậy câu trả lời cho vấn đề này ra sao?

Đối với người bệnh viêm cầu thận, việc bổ sung nước quá nhiều hoặc quá ít đều là những nguyên nhân gây ảnh hướng xấu đến chức năng thận. Chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước: Gây áp lực cho chức năng thận, khiến thận phải làm việc quá tải. Dần dần theo thời gian thận càng trở nên suy yếu hơn, khiến cơ thể mệt mỏi, gây loãng máu và ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
  • Uống ít nước: Cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận, dẫn đến không đủ mạnh để đào thải chất cặn bã ra ngoài, lâu ngày sinh ra độc tố. Thiếu nước không chỉ gây hại cho thận mà còn khiến người bệnh suy giảm chức năng não bộ, dễ mệt mỏi, kích động, nổi nóng, hoa mắt, chóng mặt…
Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước
Nguyên tắc chung cho việc uống nước ở người viêm cầu thận là cân bằng đủ giữ lượng nước vào và lượng nước ra

Theo các chuyên gia, nguyên tắc chung của những người mắc bệnh thận nói chung và bệnh viêm cầu thận nói riêng là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể (trung bình cần 2.5 lít nước/ ngày). Tuy nhiên, riêng với người bệnh viêm cầu thận cần uống cần kiểm soát chặt chẽ lượng nước đưa vào trong cơ thể, không nên uống quá mức cho phép để giảm bớt phần nào áp lực cho thận.

Việc bổ sung nước cho cơ thể trong giai đoạn mắc bệnh viêm cầu thận cần đảm bảo cân bằng nước vào và nước ra. Trong đó, lượng nước vào bao gồm các loại nước uống, nước canh súp, nước chuyển hóa từ thức ăn (khoảng 300ml/ ngày) và dịch truyền. Còn lượng nước ra bao gồm nước tiểu trong vòng 24 giờ, nước thoát ra qua mồ hôi, phân và hơi thở (khoảng 500ml/ ngày).

Tóm lại, đối với người bệnh viêm cầu thận thì việc uống nhiều nước hơn so với bình thường là không cần thiết. Chỉ cần người bệnh cân bằng giữa lượng nước cần thiết cho cơ thể mà không gây áp lực quá mức cho thận là được.

Hướng dẫn cách uống nước hiệu quả cho người mắc bệnh viêm cầu thận

Nguyên tắc bổ sung nước cho người mắc bệnh viêm cầu thận là đảm bảo đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và tuân thủ một số cách uống nước sau đây:

Uống từng ngụm nhỏ

Đây là cách uống nước mà tất cả mọi người, không riêng gì người bệnh thận nên áp dụng. Đầu tiên, uống vào một ngụm nhỏ khoảng 200ml rồi ngậm vài giây để nước ngấm vào khoang miệng mới từ từ nuốt xuống.

Theo các chuyên gia, dựa vào cơ chế phản hồi sinh học, nước ngấm vào khoang miệng sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu đến khu trung tâm khát để các tế bào trong cơ thể nhận biết có nước đang đi vào trong cơ thể và chuẩn bị hấp thụ hoàn toàn lượng nước này. Cách uống nước này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn lượng nước cần thiết và làm giảm áp lực cho thận.

Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước
Uống từng ngụm nhỏ là cách uống nước vừa tốt cho sức khỏe vừa làm giảm áp lực cho thận

Uống nước ấm

Ưu tiên uống nước ấm và hạn chế sử dụng nước lạnh để giúp hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tiêu hóa, kích thích tuần hoàn máu và nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn. Không những vậy, uống nước ấm còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp điển hình như bệnh viêm họng.

Không đợi khát mới uống

Bổ sung nước cho cơ thể là việc làm diễn ra cả ngày, không phải của bất kỳ một thời điểm nào hoặc sau một hoạt động nào. Cơ thể con người luôn luôn hoạt động và tiêu hao nước nhanh, đến khi có cảm giác khác chứng tỏ đã tiêu hao quá nhiều. Vì vậy, hãy uống nước liên tục khi cảm thấy cần chứ không nên để đến khi thật khát mới uống.

Gợi ý một số loại nước tốt cho sức khỏe của người bệnh viêm cầu thận

Đối với người bệnh viêm cầu thận nói riêng và những người mắc bệnh thận yếu nói chung cần chú ý trong việc bổ sung nước vào cơ thể. Vì không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số loại nước mà người bệnh nên và không nên sử dụng:

1. Viêm cầu thận nên uống nước gì?

Một số loại nước nên ưu tiên sử dụng như:

  • Nước lọc: Nước lọc là sự chọn lựa tốt nhất cho tất cả mọi người, kể cả người mắc bệnh viêm cầu thận. Nước lọc có khả năng giải khát, thanh lọc, giải nhiệt và kích thích khả năng đào thải cặn bẩn, độc tố trong máu ra ngoài tốt hơn.
  • Nước ép trái cây: Ngoài nước lọc thì nước ép trái cây cũng là sự lựa chọn hàng đầu cho người bệnh viêm cầu thận. Nước ép trái cây không chỉ thơm ngon, bổ sung nước mà còn giúp cung cấp lượng vitamin khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Nước cây nhân trần: Loại nước này có khả năng thanh nhiệt, giải độc và làm mát, cải thiện chức năng thận cực kỳ tốt. Vì vậy, người bệnh viêm cầu thận có thể sử dụng loại nước này hằng ngày.
  • Nước đậu đen: Nước đậu đen chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, thanh nhiệt, lợi tiểu và đặc biệt hỗ trợ cải thiện chức năng thận hiệu quả.
  • Nước râu ngô: Loại nước này có vị thanh mát, vừa giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc vừa giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng thận tốt.
  • Nước kim tiền thảo: Loại nước này thường dùng với tác dụng lợi tiểu, đặc biệt đối với người đang gặp các vấn đề về thận sẽ làm giúp cải thiện hiệu quả chức năng lọc thận và đạt kết quả điều trị bệnh tốt hơn.
  • Nước chanh: Trong quả chanh tươi có chứa hàm lượng chất axit cao giúp làm tăng mức citrate trong nước tiểu giúp đào thải độc tố, cải thiện chức năng thận và ức chế hình thành sỏi thận.
  • Trà bồ công anh: Các hoạt chất có trong trà bồ công anh có khả năng làm sạch thận, cải thiện chức năng thận hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng loại trà này còn giúp hỗ trợ chữa bệnh viêm gan, viêm khớp, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.
Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước
Nước lọc, nước ép trái cây, các loại nước mát… là những loại thức uống người bệnh viêm cầu thận nên ưu tiên sử dụng

2. Loại nước không nên uống khi mắc bệnh viêm cầu thận

Người bệnh viêm cầu thận cần tránh xa một số loại thức uống sau đây:

  • Cà phê, trà đặc: Đây là những loại thức uống có khả năng kích thích sự tỉnh táo của não bộ. Tuy nhiên, hoạt chất caffein cũng chính là tác nhân gây hại cho thận, khiến thận đang bị tổn thương càng trở nên yếu hơn. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng có hại cho sức khỏe cũng như gây các biến chứng khó lường của bệnh viêm cầu thận.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas: Những loại đồ uống này đều có khả năng làm gia tăng áp lực lên toàn cơ thể, đặc biệt là chức năng thận, tăng nguy cơ gây nhiều biến chứng như suy thận mạn hoặc mất hoàn toàn khả năng lọc máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nước muối: Các loại nước muối khoáng hay đồ uống nhưng có chứa hàm lượng muối cao khi được nạp vào cơ thể của người mắc bệnh viêm cầu thận sẽ càng làm nghiêm trọng tình trạng bệnh. Vì dư thừa muối sẽ làm tăng lượng natri và protein trong máu, khi đi qua thận sẽ được bài tiết vào nước tiểu gây tổn thương thận.

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác về vấn đề “viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?” và điều chỉnh lượng nước cũng như cách bổ sung nước phù hợp. Bất kỳ triệu chứng hay vấn đề bất thường nào trong quá trình điều trị viêm cầu thận cũng đều rất đáng lo ngại, tốt nhất nên thông báo cho bác sĩ để được thăm khám, điều trị xử lý kịp thời.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...