Viêm Da Cơ Địa Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân là bệnh lý viêm da mạn tính đặc trưng với những triệu chứng điển hình như nổi nhiều mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân… Bệnh không chỉ gây nhiều khó chịu, mệt mỏi mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti về ngoại hình của mình.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân là gì?

Tay, chân là bộ phận phải thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, xà phòng, nấm mốc, bụi bẩn, mủ thực vật, nọc độc động vật, lông chó mèo… cùng hàng loạt các hoạt động hằng ngày khác nên có có nguy cơ cao khởi phát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa hơn những vị trí khác trên cơ thể.

Viêm da cơ địa ở tay, chân là bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em với tỷ lệ 30% và người lớn là 10%. Hầu hết những trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay, chân đều có liên quan đến yếu tố di truyền, mắc bệnh từ lúc vừa sinh ra và tự biến mất sau khi trẻ trưởng thành hoặc cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhiều năm gây ra những tổn thương da nghiêm trọng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân cũng tương tự như viêm da cơ địa ở mặt, bệnh nổi mề đay và bất kỳ bệnh lý da liễu nào khác đều không có khả năng gây đe dọa nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm tăng mức độ tổn thương của da, ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bề ngoài.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Đặc trưng triệu chứng viêm da cơ địa ở tay, chân là những cơn ngứa ngáy dữ dội, tái phát thành từng đợt, càng gãi nhiều thì càng ngứa. Kéo theo đó là vùng da bị tổn thương ngày càng dày lên, thẫm màu và thậm chí là gây lở loét, mưng mủ, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân thường tiến triển qua 3 giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau để nhận biết và chẩn đoán. Cụ thể như sau:

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, đặc trưng với những triệu chứng ở mức độ nhẹ và chúng sẽ nhanh chóng biến mất ngay sau đó. Một số triệu chứng điển hình trong giai đoạn này như:

  • Xuất hiện dày đặc các đốm mụn li ti, mẩn đỏ trên bề mặt da, khiến da sần sùi, chưa có sự xuất hiện dấu hiệu bong tróc vảy da.
  • Ngay thời điểm vừa bộc phát triệu chứng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện để bệnh tiến triển, làm tăng cảm giác ngứa ngáy kéo dài, thậm chí nổi mụn nước, mưng mủ tại những vết sần đỏ ban đầu.
  • Kèm theo đó là tạo ra phản xạ gãi nhiều, gây đau rát, chảy máu và nhiễm khuẩn sang những vùng da lân cận khiến bệnh ngày càng diễn tiến theo xu hướng nặng hơn.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân giai đoạn bán cấp

viêm da cơ địa ở tay chân
Bệnh được chia làm 3 giai đoan chính, mỗi giai đoan sẽ có đặc trưng triệu chứng khác nhau để nhận biết
  • Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này sẽ gây ra những vết ban đỏ, hình tròn lớn trên da vô cùng đáng sợ. Ranh giới của các nốt đỏ này không rõ ràng nên khi nhìn vào có cảm giác như những vùng da đỏ trải dài trên diện rộng.
  • Khi bị viêm da cơ địa ở tay, chân giai đoạn bán cấp cũng làm xuất hiện những đốm mụn nước li ti ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân gây ra những cơn ngứa dữ dội.
  • Bên cạnh đó, một số trường hợp còn gây ra khó chịu, đau nhức, da nứt nẻ, dày hơn và khô ráp. Ở thời điểm này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ tạo vết thương hở, chảy máu và vết sẹo lớn trên da rất khó lành.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân giai đoạn mạn tính

Đây cũng là giai đoạn bệnh nặng nhất và đặc trưng với những triệu chứng vô cùng khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi cũng như là tiền đề của nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị bệnh trong giai đoạn này cũng phức tạp hơn rất nhiều so với những giai đoạn trước.

  • Vùng da bị tổn thương dày lên, khô cứng gây cảm giác khó chịu rõ rệt.
  • Trên bề mặt da xuất hiện một số mảng lớn có khả năng lan rộng, sẫm màu và kèm theo những viền nứt kéo dài do da bị mất nước và khô quá mức.
  • Nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay, chân ở giai đoạn này kèm theo triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy âm ỉ kéo dài các kẽ và lòng của bàn tay, bàn chân.

Các tác nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân

Viêm da cơ địa ở tay, chân là bệnh lý da liễu mạn tính, diễn tiến rất nhanh từ thời điểm phát hiện bệnh ở mức độ cấp tính. Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm da cơ địa ở tay, chân. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã  xác định được một số yếu tố nguy cơ làm bùng phát và tăng nặng tình trạng bệnh.

  • Do yếu tố di truyền: Hầu hết những trường hợp bị viêm da cơ địa nói chung đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể có đến 60% trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay, chân đều là do di truyền. Tức là đứa trẻ vừa chào đời nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì nguy cơ trẻ cũng mắc bệnh là rất cao.
  • Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Việc thường xuyên sử dụng tay, chân để tiếp xúc với các chất dị nguyên như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, hóa chất độ hại, lông động vật, mỹ phẩm, mủ thực vật… sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát phản ứng dị ứng và bùng phát bệnh.
  • Do môi trường ô nhiễm: Môi trường ngày nay đang ở mức ô nhiễm đáng báo động, có thể kể đến những yếu tố như khói bụi xe, khí thải, hóa chất của ngành công nghiệp, chất thải sinh hoạt… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khởi phát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng…
viêm da cơ địa ở tay chân
Tiếp xúc hóa chất, nước tẩy rửa, môi trường ô nhiễm hay các tác nhân dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa ở tay chân
  • Do thời tiết hanh khô: Việc thường xuyên sinh hoạt trong điều kiện thời tiết hanh khô, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp quá mức cũng là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra viêm da cơ địa ở tay, chân. Do thời tiết càng lạnh, hanh khô thì da càng dễ bị kích ứng, mất nước, khô ráp và nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
  • Ngoài ra, việc người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng do dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ở tay, chân.

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu, bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân hay ở bất kỳ vù trị nào khác trên cơ thể cũng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà người bệnh lơ là và chủ quan trọng việc điều trị, đặc biệt là ở những trường hợp bệnh mạn tính dễ tái phát.

Cứ sau mỗi đợt bệnh bùng phát đột ngột, tái đi tái lại thường xuyên thì cứ ở mỗi lần những triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và tăng mức độ tổn thương đến cấu trúc làn da và ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe chung cũng như gây nhiều phiền toái đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Không những vậy, trong những trường hợp bệnh nặng, những tổn thương quá nặng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da như:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm: Đây là tình trạng da bị nhiễm vi khuẩn virus hoặc nấm, chúng xâm nhập, đi xuyên qua da và ăn sâu vào máu gây nhiễm trùng huyết. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng bội nhiễm này là làm sưng đỏ vùng da bị nhiễm trùng kèm theo nóng rát, sưng tấy, mưng mủ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt cao…
  • Hoại tử làn da: Nhiễm khuẩn, bội nhiễm không được xử lý kịp thời khiến bệnh cứ diễn tiến nặng hơn thì hậu quả nghiêm trọng nhất là gây ra hoại tử da và rất khó để phục hồi lại như cấu trúc da ban đầu. Kèm theo hoại tử đó là một số biến chứng ảnh hưởng đến xương khớp như đau, viêm khớp.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: Bị viêm da cơ địa ở tay, chân không được xử lý kịp thời sẽ khiến móng bị nhiễm trùng theo, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
viêm da cơ địa ở tay chân
Biến dạng móng là một trong những biến chứng đáng lo ngại nếu viêm da cơ địa ở tay chân không được điều trị kịp thời

Ngoài ra, “bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân có lây không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân hay ở bất kỳ vị trí nào cũng không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua việc tiếp xúc, sinh hoạt chung.

Biện pháp điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân chủ yếu liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nên gần như không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Việc điều trị ở đây chủ yếu nhằm vào mục đích cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Một số biện pháp phổ biến như sử dụng thuốc Tây, bài thuốc Đông y, mẹo dân gian… Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.

1. Điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân tại nhà

Ở giai đoạn đầu của bệnh khi vừa khởi phát triệu chứng và có những trường hợp triệu chứng sẽ tự biến mất sau 24 tiếng. Nhưng nếu triệu chứng không tự biến mất thì người bệnh có thể áp dụng thực hiện một số mẹo điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh.

  • Ngâm rửa nước muối pha loãng: Muối biển có khả năng sát khuẩn cực mạnh mà lại rất lành tính, an toàn cho làn da. Vì vậy, người bệnh có thể dùng muối biến pha cùng nước ấm để làm tăng hiệu quả, độ ấm từ nước kết hợp muối biển sẽ làm tăng khả năng kháng viêm, giảm ngứa ngáy, làm dịu da và giữ ẩm tốt hơn.
  • Chườm đá lạnh: Đây là một mẹo rất hay được ứng dụng phổ biến để cắt cơn ngứa ngáy. Cách thực hiện rất đơn giản, dùng một túi đá lạnh chườm trực tiếp lên tay, chân bị viêm da cơ địa trong khoảng 15 – 20 phút. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm co mạch máu, hạn chế tối đa tuần hoàn máu lưu thông đến những vùng da bị viêm, nhờ đó giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm đau nhức.
  • Massage tinh dầu: Để giảm thiểu tình trạng khô ráp, ngứa ngáy, làm mờ sẹo thâm và dưỡng ẩm cho da, bạn có thể massage tinh dầu hằng ngày. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn loại tinh dầu yêu thích như dầu dừa, dầu olive, dầu argan, dầu hạnh nhân…)
  • Gel nha đam: Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, rửa rạch rồi cắt bỏ vỏ để lộ phần thịt bên trong, bạn có thể cắt thành từng lát mỏng để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc dùng muỗng cạo lấy phần gel rồi bôi lên da. Gel nha đam rất lành tính và có chứa dược chất kháng khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa và phục hồi tế bào da bị tổn thương hiệu quả.
viêm da cơ địa ở tay chân
Gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và cấp ẩm, giảm ngứa ngáy cho làn da

Lưu ý: Những cách chữa viêm da cơ địa ở tay, chân tại nhà chỉ phù hợp dành cho người mắc bệnh mức độ nhẹ, không có biến chứng. Tùy vào cơ địa của từng người mà hiệu quả ở mỗi người sẽ khác nhau.

2. Chữa viêm da cơ địa ở tay, chân bằng thuốc Tây

Đối với trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay, chân bác sĩ với những triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ, mưng mủ hay nổi mụn nước, có nguy cơ bị nhiễm trùng… thì bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Kem bôi làm ẩm da: Đầu tiên, bác sĩ sẽ ưu tiên cho sử dụng một số loại kem bôi có tác dụng làm mềm, giảm ngứa, hỗ trợ tái tạo làn da và tạo ra lớp màng bảo vệ tự nhiên ngăn ngừa tình trạng mất nước của làn da. Một số loại được sử dụng điển hình như Petrolatum, Aquaphor, Mimyx…
  • Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ: Nhóm thuốc này giúp tăng khả năng cải thiện triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy trên làn da thông qua cơ chế ức chế hệ miễn dịch. Một số loại thuốc được sử dụng trong nhóm này chủ yếu ở dạng bôi như Tacrolimus, Pimecrolimus… không chỉ an toàn, đem lại hiệu quả nhanh chóng mà còn tăng khả năng bảo vệ làn da.
  • Thuốc chống viêm: Hầu hết những trường hợp bị viêm da cơ địa ở tay, chân đều được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm dạng bôi như kem Clobetasone, Fluticasone… Liều dùng tối đa bôi 2 lần/ ngày giúp ức chế tình trạng viêm, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc cho những vùng da dày, không nên dùng cho vùng da mỏng như da mặt…
  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng chống lại cơn ngứa rất hiệu quả nhưng lại gây ra tác dụng phụ là dễ buồn ngủ. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bản thân trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng mà bác sĩ quy định.
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Với những trường hợp mắc bệnh nặng và sau thời gian dùng thuốc kháng histamine không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ đổi sang thuốc Corticoid dạng uống để tăng khả năng chống viêm và giảm triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp người bệnh bị viêm da cơ địa ở tay, chân và nhiễm trùng thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc kháng sinh phù hợp.
viêm da cơ địa ở tay chân
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa ở tay chân tái phát đều được chỉ định sử dụng thuốc Tây dạng bôi hoặc dạng uống

3. Chữa viêm da cơ địa ở tay, chân bằng các bài thuốc Nam

Rất nhiều người không biết có một số loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân hiệu quả. Nếu biết cách dùng sẽ đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt qua từng ngày.

  • Lá khế: Theo quan niệm trong Đông y, lá khế vốn có tính hàn, thanh nhiệt, giải độc tốt nên có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân. Cách thực hiện như sau: dùng 300g lá khế tươi, không sâu rầy rửa sạch rồi nấu cùng 2 lít nước, lấy phần nước lá đã nấu để cho nguội bớt thì tắm hoặc ngâm rửa vết thương đều được. Có thể kết hợp chà xát lá khế nhẹ nhàng lên da để tăng hiệu quả điều trị.
  • Lá lốt: Dùng một nắm lá lốt tươi rửa thật sạch rồi giã nhuyễn cùng một chút muối. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt bôi lên da và để nguyên trong khoảng 20 phút. Lưu ý trước khi bôi phải làm sạch vùng da bị viêm trước và kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt,
  • Lá trầu không: Lá trầu không trong Đông y có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn tự nhiên, lành tính và an toàn cho làn da con người. Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá trầu không tươi, ngâm nước muối pha loãng. Sau đó vò hơi nát cho tiết ra tinh dầu rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Cây lược vàng: Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong cây lược vàng chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên nên được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân. Chuẩn bị khoảng 10 lá lược vàng, rửa sạch, ngâm nước muối cho hết bụi bẩn, vi khuẩn, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày.
  • Cây sài đất: Dùng một nắm lá sài đất tươi vừa hái, đem rửa sạch, vò cho hơi náy hoặc giã nhẹ để ra tinh dầu rồi bôi lên vùng da bị viêm. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và thực hiện liên tục khoảng 15 ngày cho đến khi các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước, đốm mụn đỏ thuyên giảm dần.
  • Lá hành hoa: Chuẩn bị khoảng 100 – 200g lá hành hoa cùng một ít muối hạt. Hành hoa rửa sạch, thái thành từng đoạn nhỏ cho vào nồi đun sôi lên cùng muối. Khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp, đổ nước ra thau đợi cho nguội bớt thì ngâm tay và chân vào cho đến khi nước nguội là được.
viêm da cơ địa ở tay chân
Lá cây sài đất chữa viêm da cơ địa ở tay chân là bài thuốc lưu truyền dân gian công hiệu

4. Chữa viêm da cơ địa ở tay, chân bằng các bài thuốc Đông y

Viêm da cơ địa ở tay, chân theo quan niệm trong Đông y là xuất phát từ việc chức năng gan thận bị suy giảm, khí huyết uất kết, khiến cho cơ thể nhiễm phong hàn, độc tố tích tụ nhiều bên dưới da và phát ra bên ngoài với những triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… khó chịu.

Theo đó, để loại bỏ tình trạng này, các bài thuốc Đông y tập trung điều trị thông qua cơ chế thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ, cải thiện chức năng gan, thận, điều hòa khí huyết để bệnh không có cơ hội quay trở lại.

Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa ở tay, chân được áp dụng phổ biến như:

  • Bài thuốc Dưỡng can thang: Đây là bài thuốc hiệu quả được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Thuốc dân tộc có khả năng tiêu viêm, giải độc và ổn định cơ địa. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như bài thuốc bôi, ngâm rửa, bài thuốc uống. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà thầy thuốc sẽ kê dạng sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Bài thuốc Thanh dinh thang: Bài thuốc này có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương và bồi bổ chức năng gan thận. Chuẩn bị các loại dược liệu gồm lá đơn đỏ, đẳng sâm, rau má, thượng thảo, ngân hoa, lan tiên, đan sâm, toái cốt tử, sài đất… Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc Tán độc bổ huyết: Với tác dụng giải độc, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và hỗ trợ phục hồi sức khỏe từ sâu bên trong cơ thể. Chuẩn bị các vị thuốc như sau: liên kiều, sài đất, mạch đông, trúc diệp, đan sâm, rau má… sắc cùng 3 chén nước. Đợi đến khi cạn xuống còn một chén thì lọc lấy phần nước chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.
viêm da cơ địa ở tay chân
Chữa viêm da cơ địa ở tay chân bằng các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ

Lưu ý: Những bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa ở tay, chân sử dụng 100% các loia5 vị thuốc quý từ thiên nhiên. Đảm bảo không chứa những thành phần gây kích ứng, làm khởi phát tác dụng phụ. Tuy nhiên, dù lành tính cho sức khỏe và phù hợp với nhiều đối tượng nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn khá nhiều thời gian mới cảm nhận được hiệu quả.

Một số lưu ý trong chăm sóc viêm da cơ địa ở tay, chân

Viêm da cơ địa ở tay, chân là bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và cần tập trung điều trị lâu dài. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, bác sĩ da liễu khuyến khích người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau:

  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng tay và chân bị tổn thương. Nhất là phải vệ sinh ngay sau khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa mạnh, độc hại, dùng khăn lau sạch các kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, vì đây là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn.
  • Dưỡng ẩm cho làn da hằng ngày bằng các loại sữa tắm làm sạch sâu. Đặc biệt là vào mùa đông nên tăng cường số lần sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, han chế tình trạng khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy. Ngoài ra, khi tắm nên ưu tiên tắm nước có nhiệt độ từ 35 – 37 độ C, không quá lạnh cũng không quá nóng là tốt nhất.
  • Thường xuyên cắt bỏ móng tay, móng chân, đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh trú ngụ tiềm ẩn bên trong.
  • Chú ý khi đi giày hoặc găng tay tránh mang quá chật trong thời gian dài để tránh làm cho da tay da chân bị kích ứng do hăm, bí và cản trở khả năng lưu thông máu.
  • Ngoài ra, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng, nên tránh những loại quần áo quá bó sát, chất liệu da hay len dạ, thay vào đó nên ưu tiên những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi sẽ hạn chế tác động lên làn da.

Những triệu chứng của viêm da cơ địa ở tay, chân có thể được kiểm soát và cải thiện thông qua các biện pháp điều trị và chăm sóc tích cực. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị kịp thời, giúp người bệnh có một sức khỏe tốt và vui sống, không bị tác động quá nhiều dù có nguy cơ khởi phát bệnh bất kỳ lúc nào.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...