Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tai giữa có lây không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi bệnh lý không chỉ gây đau nhức, giảm thính giác, khó chịu mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị sớm. Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa có lây không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Viêm tai giữa có lây không? Giải đáp
Viêm tai giữa là một trong những bệnh đường hô hấp trên phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân khởi phát ở trẻ có thể do cấu trúc ống tai ngắn, rộng hơn người lớn. Bên cạnh đó, vị trí ống tai nằm ngang sẽ tạo điều kiện để dịch chảy từ tai ngoài đến họng và dẫn theo vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Thực tế nhận thấy, nguyên nhân gây viêm tai giữa thường là do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây tổn thương và viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể bị tác động bởi các bệnh lý đường hô hấp khác (viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,…) viêm tắc vòi nhĩ, thói quen sử dụng tai nghe, vệ sinh tai không đúng cách,…
Nhiều người bệnh thắc mắc ‘Viêm tai giữa có lây không?” Theo nhận định của các chuyên gia, viêm tai giữa không phải là bệnh lây nhiễm. Mặc dù tình trạng viêm xảy ra chủ yếu do vi khuẩn, virus nhưng chúng không có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhất là trường hợp bị viêm tai ở mức độ nhẹ có thể cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi ở từng giai đoạn và mức độ tổn thương, bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như ù tai, chảy dịch mủ, đau nhức tai, chóng mặt, sốt,… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, giảm thính giác mà còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc xoang, áp xe não.
Nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị viêm tai giữa ảnh hưởng đến khả năng nghe cũng như sự phát triển toàn diện. Bệnh lý kéo dài hoặc tái phát nhiều lần còn khiến trẻ chậm phản ứng với lời nói từ người khác, từ đó dẫn đến kém phát triển về mặt ngôn ngữ, trí tuệ, lời nói. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa
Mặc dù có thể gây ra các biến chứng nặng nề và có xu hướng tái phát nhiều lần nhưng bệnh viêm tai giữa được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc tốt và điều trị sớm. Bên cạnh tuân thủ điều trị y tế, bệnh nhân cần kết hợp biện pháp chăm sóc, ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Cụ thể:
Vệ sinh tai đúng cách:
- Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng, nhất là khi vệ sinh tai chỉ nên sử dụng khăn mềm, ẩm để loại bỏ bụi bẩn
- Không sử dụng các loại tăm bông, cây lấy ráy tai cứng vì có thể gây tổn thương niêm mạc tai và khiến tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn
- Có thể dùng nước muối để vệ sinh làm sạch tai, loại bỏ vi khuẩn
- Không sử dụng chung đồ vệ sinh tai với người khác
Xây dựng chế độ ăn phù hợp:
- Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lý. Theo đó, người bệnh cần tăng cường rau xanh, trái cây để giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, A,… để giúp tăng cường thính giác, bảo vệ niêm mạc tai, đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm
- Khi bị viêm tai giữa, tránh sử dụng các thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, thức ăn chế biến chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào. Vì chúng có thể làm tăng mức độ viêm nhiễm, khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn
- Người bị viêm tai giữa nên ưu tiên các món ăn có kết cấu mềm, tránh thu nạp các loại thức ăn cứng, khô vì có thể khiến cơn đau nhức ở tai trở nên nặng nề hơn.
- Những thực phẩm có thể khả năng kích thích tạo mủ như các loại thịt đỏ, đồ nếp, hải sản,… cần được loại khỏi chế độ ăn của người bị viêm tai giữa.
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học:
- Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, dùng tai nghe thường xuyên với âm thanh lớn.
- Khi bơi lội, nên dùng các vật dụng bảo vệ tai, tránh để nước đi vào trong tai và gây viêm nhiễm
- Sau khi bơi xong cần lau khô tai, theo đó cần nghiên và lắc nhẹ từng tai để đảm bảo nước đi ra ngoài, không bị đọng lại bên trong
- Hạn chế những hoạt động có thể gây tổn thương và viêm tai giúp phòng ngừa các biến chứng nặng nề
- Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý lâu dài.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm tai giữa có lây không?” cũng như một số biện pháp giúp phòng tránh mạnh. Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Xem Thêm:
- Viêm Tai Giữa Có Bị Điếc Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào?
- Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!