Viêm Tiểu Phế Quản Cấp LÀ Gì: Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm tiểu phế quản cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và bùng phát mạnh vào mùa mưa. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus hoặc vi khuẩn. Viêm tiểu phế quản cấp tính nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến xẹp phổi, suy hô hấp, co giật và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn về lâu dài.

Viêm tiểu phế quản cấp tính và dấu hiệu nhận biết

Viêm tiểu phế quản cấp tính là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến ở trẻ từ 0 – 2 tuổi. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát chủ yếu do nhiễm virus dẫn đến tổn thương, phù nề phế quản nhỏ và xuất hiện các biểu hiện như thở khò khè, thở nhanh, ho, sốt cao,…

Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Tính: Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị
Viêm tiểu phế quản cấp tính thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và bùng phát mạnh vào mùa mưa

Viêm tiểu phế quản cấp tính nếu không được kiểm soát kịp thời có thể khiến dịch đờm ứ đọng tại cơ quan hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Tình trạng này dẫn đến viêm tiểu phế quản bội nhiễm, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sức khoẻ tổng thể của trẻ.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh viêm phế quản cấp tính ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi (chiếm khoảng 80%). Các triệu chứng bệnh lý thường bùng phát mạnh vào mùa mưa hoặc thời điểm giao mùa đông – xuân. Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị sớm.

Viêm tiểu phế quản cấp tính gây ra các biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Cụ thể:

  • Sau khi nhiễm bệnh, cơ thể trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, chảy nước mũi và ho
  • Sau 1 – 2 ngày, trẻ xuất hiện một số triệu chứng như ho nhiều, sốt cao, khò khè, thở nhanh và co lõm ngực
  • Một số triệu chứng thứ phát như bú ít, trẻ nôn ói, khó chịu, quấy khóc
  • Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể bị tím tái do suy hô hấp
  • Đi kèm với biểu hiện mất nước (tiêu chảy, môi khô, sốt, buồn nôn,…)
  • Trẻ li bì, cánh mũi phập phồng

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ em xảy ra chủ yếu do virus xâm nhập. Trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm đến 75%. Còn lại là các chủng virus như Adenovirus, Coronavirus, Parainfluenza, Bocavirus, Influenza,… Những tác nhân gây bệnh này có khả năng lây lan nhanh. Do đó, bệnh lý có thể bùng phát thành dịch vào một số thời điểm trong năm.

Sau khi virus tấn công vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm cấp, phù nề, hoại tử niêm mạc ở tiểu phế quản (các ống dẫn khí nhỏ), từ đó gây ra hiện tượng co thắt phế quản, tăng sản xuất dịch nhầy. Lúc này, cơ thể trẻ phải gia tăng công hô hấp nên gây ra các biểu hiện lâm sàng.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản cấp tính 
Viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ em xảy ra chủ yếu do virus xâm nhập

Viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ có thể điều trị dứt điểm sau vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý trẻ có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae. Thông thường, các vi khuẩn này lây từ người trưởng thành sang trẻ nhỏ khiến các đường dẫn khí nhỏ bị viêm, phù nề nặng hơn so với giai đoạn đầu.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản cấp tính:

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi (lúc này cơ quan hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh)
  • Tiếp xúc với trẻ khác bị viêm tiểu phế quản cấp tính
  • Người thân trong gia đình mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm

Viêm tiểu phế quản cấp tính có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản cấp tính đều được kiểm soát sau 2 – 3 tuần điều trị và không để lại các di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp xuất hiện bội nhiễm, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn so với bình thường.

Viêm tiểu phế quản cấp tính có nguy hiểm không? 
Suy hô hấp là biến chứng phổ biến của bệnh viêm tiểu phế quản, bệnh xảy ra do virus và vi khuẩn tấn công vào đường dẫn khí nhỏ

Trường hợp chủ quan, không đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời, vi khuẩn viêm nhiễm có thể phát triển mạnh và lan rộng sang các cơ quan hô hấp khác và gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sức khoẻ tổng thể của trẻ.

Một số biến chứng do bệnh lý gây ra như:

  • Suy hô hấp: Đây một trong những biến chứng phổ biến của bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính. Suy hô hấp xảy ra do cả virus và vi khuẩn tấn công vào đường dẫn khí nhỏ. Trẻ bị suy hô hấp thường có những biểu hiện như thở không đều, thở nhanh, co lõm ngực, có lúc ngưng thở, rên rỉ và tím tái.
  • Co giật: Tình trạng co giật do viêm tiểu phế quản cấp tính gây ra không xảy ra do biểu hiện sốt cao nhưng một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do chức năng hô hấp suy giảm kéo theo khả năng tưới máu giảm. Tình trạng này gây ra hiện tượng thiếu oxy não, gây co giật. Nếu không được kiểm soát kịp thời, trẻ có thể bị tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương.
  • Xẹp phổi: Xẹp phổi được xem là biến chứng nặng nề do viêm tiểu phế quản cấp tính gây ra. Bệnh lý xảy ra do lượng dịch nhầy trong ống dẫn khó tăng lên làm thể tích phổi bị thu nhỏ, xẹp lại. Xẹp phổi có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi CO2, oxy và gây ra các biến chứng như thiếu oxy não, viêm phổi, hình thành sẹo phổi, suy hô hấp.
  • Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi đề cập đến tình trạng khí thoát vào bên trong màng phổi kiến 1 hoặc 2 bên phổi bị xẹp. Tuy nhiên, tình trạng này ít gặp, chỉ xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhi.
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: Biến chứng xảy ra chủ yếu do nhiễm Adenovirus. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn xuất hiện khi virus tấn công gây viêm đường dẫn khí, từ đó dẫn đến chít hẹp đường thở và làm tắt nghẽn.

Viêm tiểu phế quản cấp tính là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh lý thường được khắc phục hoàn toàn sau vài tuần điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp xuất hiện bội nhiễm, thời gian điều trị thường kéo dài hơn và có thể gặp các biến chứng nặng nề, thậm chí đe doạ đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường ở trẻ.

Chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính thường gây ra các biểu hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh lý thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh ho gà, hen phế quản và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ 
Thăm khám lâm sàng thông qua các biểu hiện điển hình như thở khò khè, nhịp thở nhanh, tăng thân nhiệt (khoảng 41 độ C)

Vì vậy, trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua một số kỹ thuật sau:

  • Thăm khám lâm sàng thông qua các biểu hiện điển hình như thở khò khè, nhịp thở nhanh, tăng thân nhiệt (khoảng 41 độ C), co kéo cơ hô hấp, nhịp tim nhanh,…
  • Xét nghiệm CRP
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm bệnh phẩm (lấy dịch mũi họng)
  • Xét nghiệm Real-Time PCR
  • Xét nghiệm ELISA
  • Chụp X-quang phổi

Sau khi có kết quả các xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc thêm một số yếu tố như như độ tuổi, dịch tễ, biểu hiện lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm nhằm trừ các khả năng khác có thể xảy ra.

Chẩn đoán phân biệt với:

  • Viêm phổi
  • Ho gà
  • Hen suyễn
  • Dị vật đường thở
  • Viêm cơ tim/ Suy tim
  • Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thở khò khè

Các phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính có thể tự phục hồi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Thông thường, các triệu chứng bệnh lý được khắc phục sau 2 – 3 tuần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bị vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm, trẻ cần được can thiệp y tế kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Số liệu thống kê cũng cho thấy, có khoảng 10 – 20% trẻ bị viêm tiểu phế quản kéo dài đến hàng tháng. Do đó, việc chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị và rất cần thiết.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ:

1. Biện pháp điều trị nâng đỡ

Nguyên tắc điều trị cơ bản đối với bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ là điều trị nâng đỡ để bù lại lượng nước thất thoát, oxy hoá máu đầy đủ, đồng thời ổn định tình trạng của người bệnh. Sau đó, mới áp dụng các phương pháp đặc hiệu.

Biện pháp điều trị nâng đỡ
Cho trẻ bú và ăn uống bình thường giúp nâng đỡ thể trạng

Phương pháp điều trị nâng đỡ cho người bệnh viêm tiểu phế quản, bao gồm:

  • Người bệnh được đặt ở tư thế nằm và đầu cao khoảng 40 độ
  • Thở oxygen
  • Thở áp lực dương thông qua đường mũi
  • Bác sĩ tiến hành bù nước và điện giải trong vòng 48 giờ đầu
  • Cho trẻ bú và ăn uống bình thường giúp nâng đỡ thể trạng. Nếu trẻ nôn ói liên tục, tăng công hô hấp và thở nhanh khi bú sữa/ ăn uống, bác sĩ có thể cân nhắc nuôi ăn thông qua đặt sonde dạ dày
  • Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định truyền dịch – nuôi ăn thông qua đường tĩnh mạch với những trường hợp viêm tiểu phế quản cấp tính gây mất nước.

2. Vật lý trị liệu hô hấp

Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp thường được áp dụng trong điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính. Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp này là hạn chế dịch tiết hô hấp ứ đọng lại các ống dẫn khí, nhờ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, buồn nôn, nôn mửa và ho.

Vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp tính được thực hiện với các kỹ thuật sau:

  • Rửa mũi: Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng dịch đờm, từ đó dễ dàng loại bỏ đờm ứ khi thực hiện vỗ rung long đờm. Bên cạnh đó, biện pháp này còn có tác dụng làm dịu vùng niêm mạc phù nề, sưng viêm đáng kể.
  • Kỹ thuật vỗ rung long đờm: Biện pháp này được tiến hành bằng cách dùng lực ở tay tác động lên vùng ngực để thay đổi áp suất trong ống dẫn khí. Thực hiện vỗ rung long đờm giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp, đồng thời tăng cường sức cơ hô hấp.

Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp thường được chỉ định trong trường hợp viêm tiểu phế quản xuất hiện biến chứng ứ đọng dịch đờm nhớt. Vì vậy, bạn không nhất thiết áp dụng cách chữa này cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Bên cạnh điều trị nâng đỡ và vật lý trị liệu hô hấp, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe để chỉ định một số loại thuốc nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa bội nhiễm và các biến chứng nặng nề.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm và các biến chứng nghiêm trọng

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp tính có dấu hiệu bội nhiễm, đặc biệt là khi bệnh nhân có biểu hiện thở nhanh, co lõm lồng ngực, nhiễm vi khuẩn hoặc xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm thông thoáng các ống dẫn khí, hỗ trợ hoạt động hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, loại thuốc này không được chỉ định trong điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh bởi nguy cơ mang lại cao hơn lợi ích. Thuốc giãn phế quản được cân nhắc dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bản thân/ gia đình bị khò khè tái phát hoặc có cơ địa dị ứng.
  • Corticoid: Corticoid đường uống, đường tiêm và khí dung trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ nhỏ thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định kháng sinh để cải thiện tình trạng phù nề ống dẫn khó và đảm bảo chức năng hô hấp của trẻ.
  • Khí dung Adrenalin: Bác sĩ có thể sử dụng dung khí cho trẻ khi xuất hiện các dấu hiệu như khò khè, khó thở, nguy cơ suy hô hấp cao. Các thành phần trong thuốc có tác dụng thông thoáng đường thở và cải thiện chức năng hô hấp.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc điều trị trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị khác như thuốc kháng histamin H1, thuốc co mạch máu mũi nhằm làm giảm xung huyết, khí dung làm ẩm,…

4. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà

Sau khi cơ thể trẻ đã bù đủ nước, có thể tự thở mà không cần oxy, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bé xuất viện, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý và độ tuổi của trẻ sẽ tư vấn cách chăm sóc phù hợp giúp nâng đỡ thể trạng, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp tính:

  • Cho bé bú, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ giúp nâng đỡ thể trạng.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ với nước muối sinh lý thường xuyên giúp làm giảm kích ứng niêm mạc hô hấp và loại bỏ các vi khuẩn, virus gây hại.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian điều trị bệnh lý nhằm hạn chế tiếp tiếp xúc với các mầm bệnh khác.
  • Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và đưa trẻ đến tái khám đúng lịch hẹn
  • Tránh để bé tiếp xúc với phấn hoa, các chất dị ứng, lông động vật, khói thuốc lá. Ba mẹ nên cân nhắc dùng máy lọc không khí để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa, bệnh lý có thể bùng phát thành dịch và tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản cấp tính 
Vào thời điểm RSV bùng phát mạnh, ba mẹ nên cho trẻ tiêm kháng thể đơn dòng RSV – IVIG để tạo ra miễn dịch thụ động

Vì vậy, sau điều trị, ba mẹ cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ tái phát. Cụ thể:

  • Vào thời điểm RSV bùng phát mạnh, ba mẹ nên cho trẻ tiêm kháng thể đơn dòng RSV – IVIG để tạo ra miễn dịch thụ động, từ đó có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
  • Tuy chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa RSV (tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản). Nhưng bạn có thể cho trẻ tiêm vaccine phòng HIB, vaccine ngừa phế cầu,… Để phòng ngừa bội nhiễm, đồng thời giảm thiểu các biến chứng do bệnh lý gây ra.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vào tháng cao điểm (mùa mưa).
  • Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ho, thở khò khè, sốt, khó thở. Không nên chủ quan, tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chẩn đoán – thăm khám.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, tránh tự ý thay thế bằng sữa công thức nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể để bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ trước những tác nhân gây bệnh.

Viêm tiểu phế quản cấp tính có thể đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị nếu được phát sinh sớm. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, không chữa trị đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...