Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm phế quản co thắt dạng hen thường gây ra các triệu chứng khó thở, đau tức ngực, ho dai dẳng, thở khò khè. Bệnh lý diễn tiến phức tạp, nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Viêm phế quản co thắt dạng hen và dấu hiệu nhận biết
Viêm phế quản co thắt dạng hen là một trong những biển chứng của bệnh viêm phế quản ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm, phù nề ở ống phế quản diễn tiến nặng, tăng tiết dịch nhầy và co thắt khiến đường thở bị chít hẹp, lượng không khí đưa đến phổi giảm mạnh. Viêm phế quản co thắt thường liên quan đến các tế bào gây viêm như eosinophils, mastocyte hoặc nhóm T lymphocytes.
Viêm phế quản co thắt dạng hen thường xảy ra ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Do nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên sẽ bị các tác nhân gây bệnh tấn công hơn so với người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh lý cũng có thể bùng phát ở người lớn với nhiều triệu chứng và diễn biến phức tạp. Ngoài ra, viêm co thắt phế quản dạng hen cũng có thể xảy ra với người không mắc bệnh hen suyễn từ trước.
Người bị viêm phế quản co thắt có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Thở khò khè
- Khó thở
- Đau thắt ngực
- Ho, ho gà, đôi khi nghe được tiếng rít
- Dịch nhầy trong cổ họng
- Buồn nôn, nhất là sau khi ăn
- Sốt nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi
- Trường hợp bệnh khởi phát ở trẻ em có thể xuất hiện một số triệu chứng như thở khó khăn, nôn trớ sau ăn, người tím tái do không khí lưu thông không đủ, chán ăn bỏ bú. Ngoài ra, khi quan sát bé thở, bạn có thể nhận thấy tình trạng co thắt ngực, hõm xương ngực, xương quai xanh và một số vị trí như kẽ gian sườn. Góc trên bụng có thể lõm xuống rõ rệt khi hít vào, nếu nghe thấy âm thanh rít lên giống bị hen suyễn.
So với bệnh viêm phế quản thì các triệu chứng viêm phế quản co thắt dạng hen có mức độ nặng nề, diễn biến phức tạp. Việc nhận biết các triệu chứng bệnh lý sớm sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt, đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt dạng hen
Theo các chuyên gia đầu ngành, các tác nhân chính gây viêm phế quản co thắt cũng tương tự như nguyên nhân gây viêm phế quản như nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, các dị nguyên, yếu tố thời tiết, người có tiền sử bệnh hen suyễn. Những tác nhân này có thể tồn tại trong môi trường hoặc do lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Đa số các trường hợp bị viêm phế quản co thắt dạng hen là giai đoạn biến chứng sang mãn tính. Vì vậy, việc điều trị thường mất nhiều thời gian và cần kết hợp với biện pháp chăm sóc để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý, bao gồm:
- Người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Cơ địa dễ dị ứng
- Người mắc chứng rối loạn tiêu hoá, đường ruột yếu, thường xuyên bị stress, căng thẳng
- Lạm dụng thuốc chẹn beta, thuốc aspirin
- Người hút thuốc lá trong thời gian dài và hít khói thuốc thụ động
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hoá chất, bụi vải,…
Phân biệt viêm phế quản co thắt dạng hen và hen suyễn
Rất nhiều người thường nhầm lẫn viêm phế quản co thắt dạng hen và bệnh hen suyễn do có một số biểu hiện tương đồng. Tuy nhiên, hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau và hướng điều trị cũng không giống nhau. Việc xác định sai tình trạng bệnh có thể khiến các triệu chứng bệnh lý diễn tiến nặng nề, điều trị không mang lại hiệu quả và làm tăng nguy cơ bùng phát các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt bệnh viêm phế quản cho thắt dạng hen và hen suyễn:
- Nguyên nhân gây bệnh: Các triệu chứng bệnh lý khởi phát do tình trạng viêm nhiễm ống khí quản do các vi khuẩn, virus gây ra. Trong khi hen suyễn có yếu tố bùng phát đột ngột khi đường hô hấp bị tổn thương, nhiễm trùng.
- Thời gian bệnh: Tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, viêm phế quản co thắt dạng hen có thể được kiểm soát sau 7 – 10 ngày nếu điều trị và chăm sóc đúng các. Đối với bệnh hen suyễn thường có xu hướng tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Triệu chứng: Ngoài những triệu chứng khó thở, ho, người bị viêm phế quản co thắt dạng hen có thể bị ớn lạnh, sốt nhẹ, dịch đờm ngày màu vàng hoặc xanh. Trong khi đó, bệnh hen suyễn gần như không có những biểu hiện này.
- Tiên lượng: Các triệu chứng viêm phế quản co thắt có thể được điều trị hoàn toàn dựa vào nguyên nhân khởi phát và thời điểm phát bệnh. Tuy nhiên, việc chữa trị hen suyễn chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm tần suất tái phát thấp nhất.
- Mức độ nguy hiểm: Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh hen suyễn có mức độ nghiêm trọng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng bệnh lý nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc khoa học có thể kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan khiến bệnh diễn tiến dai dẳng có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính và nghiêm trọng không kém hen suyễn.
Việc nhận biết các triệu chứng lâm sàng thường khó xác định cụ thể bệnh lý. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Viêm phế quản co thắt dạng hen nguy hiểm không?
Viêm phế quản co thắt dạng hen là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bệnh lý có xu hướng tiến triển nhanh sang giai đoạn nặng chỉ sau 2 – 3 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng.
Khi đó, lượng không khí đưa vào ống dẫn khí không đủ gây thiếu oxy trong máu và không đủ đến những cơ quan khác trong cơ thể. Chức năng hoạt động của các cơ quan bị suy giảm đáng kể. Trường hợp bùng phát ở trẻ nhỏ có thể gây tím tái, ngưng thở khi ngủ.
Một số biến chứng khác có thể bùng phát nếu bệnh lý không được kiểm soát kịp thời, bao gồm:
- Viêm phổi
- Viêm tai giữa
- Xẹp phổi
- Tổn thương phổi một phần hoặc toàn phần
- Cơ thể suy nhược, suy giảm sức khỏe, tinh thần. Trẻ nhỏ kém phát triển hơn so với những trẻ khác.
Ở người trưởng thành, mức độ nguy hiểm của bệnh lý có thể thấp hơn, tuy nhiên không nên chủ quan mà cần điều trị sớm. Đặc biệt là những trường hợp bệnh xảy ra do virus và có dấu hiệu bội nhiễm sẽ gây khó khăn trong việc điều trị. Các phương pháp điều trị lúc này chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng. Các triệu chứng bệnh lý có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản co thắt dạng hen
Như đã đề cập, các triệu chứng viêm phế quản co thắt dạng hen tương tự với bệnh hen suyễn nên dễ nhầm lẫn. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ triệu chứng để áp dụng phương pháp chữa trị đúng cách.
Dưới đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm phế quản co thắt dạng hen:
- Đo phế dung: Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn người bệnh hít vào và thở ra nhằm kiểm tra chức năng phổi thông qua thiết bị chuyên dụng được gọi là khí dung.
- Kiểm tra lưu lượng thở ra: Kỹ thuật này giúp kiểm tra được sức khoẻ của khí khi thở ra cao nhất.
- Chụp x-quang ngực: Chụp x-quang ngực sẽ bác sĩ chuyên khoa xác định mức độ tổn thương tại khí quản và phổi, từ đó đưa ra chẩn đoán chính các. Đối với viêm phế quản co thắt, ống khí quản thường dày hơn so với mức bình thường do tổn thương viêm nhiễm gây ra.
- Xét nghiệm bệnh phẩm: Xét nghiệm bệnh phẩm hay phết dịch mũi họng được tiến hành nhằm xác định chủng vi khuẩn và virus gây bệnh. Với những trường hợp bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ đánh giá chủng vi khuẩn cũng như mức độ nhạy cảm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Một số xét nghiệm khác: Ngoài các kỹ thuật xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như nội soi phế quản, xét nghiệm tiểu cầu,..
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc yếu tố dịch tễ, độ tuổi cũng như các biểu hiện lâm sàng ở người bệnh để đưa ra chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng nhằm loại trừ một số khả năng có thể xảy ra.
Chẩn đoán phân biệt với:
- Hen suyễn
- Ho gà
- Viêm phổI
- Suy tim/ viêm cơ tim
- Dị vật đường thở
Các phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt dạng hen
Viêm tiểu phế quản co thắt dạng hen có thể phục hồi nhanh chóng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Mục tiêu việc điều trị là kiểm soát triệu chứng và khắc phục nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý:
1. Điều trị triệu chứng
Khắc phục triệu chứng ho có đờm, ho, khó thở, thở khò khè trước tiên sẽ giúp loại bỏ cảm giác khó chịu, tránh phát sinh một số biến chứng nguy hiểm. Tuỳ thuộc vào mức độ triệu chứng cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng phù hợp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc giãn phế quản (khí dung Salbutamol): Thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản co thắt dạng hen. Thuốc giãn phế quản có tác dụng cải thiện tình trạng khó thở, giúp khắc phục chứng thở khò khè. Tuy nhiên, thuốc giãn phế quản được cân nhắc sử dụng với những trường hợp trẻ nhỏ, gia đình hoặc bản thân có cơ địa dị ứng, bị khò khè tái phát.
- Thuốc giảm sưng ở phế quản: Budesonide (Pulmicort, Rhinocort), Mometasone (Asmanex), Fluticasone (Flovent, Arnuity Ellipta) có tác dụng tăng lượng khí lưu thông đến phổi, đồng thời kiểm soát tình trạng sưng viêm phế quản, tức ngực khi ho.
- Thuốc hạ sốt: Để cải thiện tình trạng sốt cao trên 38 độ do bệnh lý gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hạ sốt chứa paracetamol.
- Thuốc long đờm: Tuy ho là biểu hiện phổ biến ở người bị viêm phế quản co thắt nhưng bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc long đờm thay vì thuốc ho. Bởi tình trạng ho được xem là phản ứng để tống dị nguyên và dịch đờm ra ngoài. Sử dụng thuốc long đờm sẽ giúp làm giảm độ đặc của đờm, giúp người bệnh dễ dàng khạc nhổ dịch tiết hô hấp ra khỏi ống khí.
- Một số loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bù nước, chất điện giải, dùng thuốc chống xung huyết dạng xịt mũi,… để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
2. Điều trị nguyên nhân
Việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Để kiểm soát viêm phế quản co thắt hoàn toàn, người bệnh cần khắc phục nguyên nhân gây bệnh . Điều này giúp hạn chế tối đa tần suất tái phát và các biến chứng phát sinh.
- Kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm phế quản co thắt dạng hen do vi khuẩn gây ra trong vòng 14 ngày. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có thể sử dụng trong trường hợp bệnh do virus nhằm ngăn ngừa bội nhiễm nếu người bệnh trên 65 tuổi bị ho cấp tính, đi kèm với một số bệnh suy giảm miễn dịch như tiểu đường, phổi, tim, đang dùng corticoid đường uống hoặc có tiền sử suy tim sung huyết. Một số loại kháng sinh phổ biến như Ampicillin, Amoxicillin, Macrolide, Penicillin,…
- Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus thường ít được chỉ định trong điều trị viêm phế quản co thắt. Nếu xảy ra do cúm, bác sĩ chuyên khoa có thể cho người bệnh dùng thuốc kháng virus trong vòng 36 giờ đầu tiên để giảm nhẹ mức độ của các biểu hiện.
- Điều trị hen suyễn: Một số loại thuốc điều trị hen suyễn có thể được chỉ định trong điều trị viêm phế quản co thắt dạng hen có liên quan đến nguyên nhân này.
- Máy thở oxy: Được dùng trong những trường hợp bệnh lý xuất hiện biến chứng suy hô hấp
- Tăng cường đề kháng: Bổ sung một số khoáng chất, vitamin thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp nâng đỡ thể trạng, tăng tốc độ phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh đó, việc kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà còn hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.
Các biện pháp chăm sóc giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản co thắt dạng hen:
- Súc miệng với nước muối sinh lý để giúp loại bỏ dịch đờm ứ đọng, giảm ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng đều đặn để tránh viêm nhiễm niêm mạc hầu họng, amidan, các cơ quan hô hấp trên.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ trong quá trình chữa trị. Tránh ăn uống chung, tiếp xúc thân mật, dùng chung vật dụng cá nhân với người khoẻ mạnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Chườm khăn mát, bổ sung nhiều nước, các loại nước ép rau củ quả giúp thanh nhiệt, tăng cường đề kháng, cải thiện tình trạng mệt mỏi, rút ngắn thời gian điều trị.
- Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi thường xuyên giúp làm loãng dịch đờm, sau đó tiến hành xì mũi để loại bỏ dịch nhầy ứ đọng. Lượng dịch tiết hô hấp tồn đọng trong phế quản lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian điều trị.
- Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí và thiết bị tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc, giảm ngứa mũi và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý.
- Người bệnh cũng có thể xông mũi với một số thảo dược, tinh dầu giúp thông thoáng đường thở, hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp.
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản co thắt dạng hen
Viêm phế quản co thắt dạng hen có mức độ nghiêm trọng hơn so với viêm phế quản thông thường. Bệnh diễn tiến nhanh và có thể tái phát nhiều lần tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể.
Do đó, sau điều trị người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lâu dài, cụ thể:
- Mang khẩu trang và chen chắn đường hô hấp cẩn thận khi di chuyển, hoạt động ngoài trời và tiếp xúc với những dị nguyên.
- Chú ý giữ ấm cổ họng, nhất là vào thời điểm giao mùa (đông – xuân).
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn gây dị ứng, kích ứng đường hô hấp.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, bao gồm hít khói thuốc thụ động.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh là tiếp xúc với vật dụng công cộng, người mắc bệnh viêm đường hô hấp.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm phế quản co thắt và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
- Tích cực điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển lan rộng gây tổn thương ống dẫn khí và phổi.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ, đặc biệt là trẻ sơ sinh để phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
Viêm phế quản co thắt dạng hen có thể được kiểm soát nếu được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan sẽ khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm soát kịp thời.
Xem Thêm:
- Cách Phân Biệt Viêm Tiểu Phế Quản Và Viêm Phế Quản Như Thế Nào?
- Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Là Gì: Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!